7 loại thực phẩm phổ biến gây hại cho não
Chỉ bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày những loại thực phẩm dưới đây, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến não.
Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, kiểm soát tất cả các chức năng khác của cơ thể. Do đó, giữ gìn bộ não khỏe mạnh là điều rất quan trọng. Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của não như trí nhớ, tâm trạng hay làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như mất trí nhớ.
Đồ uống có đường: Đồ uống có đường như soda, cola, nước trái cây, nước tăng lực sẽ khiến vòng 2 của bạn to ra, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Không chỉ vậy, chúng có tác động tiêu cực đến não. Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Hầu hết các đồ uống có đường đều có nhiều fructose, có liên quan đến béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao và rối loạn chức năng động mạch. Rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến viêm não và suy giảm trí nhớ.
Rượu: Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não. Nghiện rượu mãn tính có thể dẫn đến việc giảm thể tích não, rối loạn trao đổi chất và gián đoạn dẫn truyền thần kinh. Những người tiêu thụ quá nhiều rượu thường bị thiếu hụt vitamin B1, điều này có thể dẫn đến chứng rối loạn não gọi là bệnh lý não Wernicke, sau đó có thể phát triển hội chứng Korsakoff. Hội chứng này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho não, bao gồm mất trí nhớ, rối loạn thị lực, nhầm lẫn và thần kinh không ổn định.
Chất tạo ngọt: Aspartame là chất làm ngọt nhân tạo có trong các sản phẩm không đường. Những người đang cố gắng giảm cân thường chọn những sản phẩm không đường này. Mặc dù giới chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu về tác động nhưng đánh giá ban đầu cho thấy chất tạo ngọt có liên quan đến hành vi và nhận thức.
Video đang HOT
Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Thủy ngân là một kim loại nặng và là chất độc thần kinh, có thể được lưu trữ lâu dài trong mô động vật. Cá săn mồi sống lâu dễ bị tích lũy thủy ngân. Nếu một người ăn phải thủy ngân, nó sẽ lan ra khắp cơ thể, tập trung vào não, gan và thận. Cá có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cam, cá thu vua và cá ngói…
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều đường, chất béo và muối. Những thực phẩm này bao gồm khoai tây chiên, kẹo, mì ăn liền, bỏng ngô, nước sốt và các bữa ăn đã được chế biến sẵn. Những thực phẩm này có lượng calo cao và ít chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến béo phì và tác động tiêu cực đến não.
Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa có thể ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe não bộ. Chất béo chuyển hóa tự nhiên trong các sản phẩm như sữa và thịt không gây nguy hại sức khỏe như chất béo chuyển hóa công nghiệp. Chúng xuất hiện trong thực phẩm chế biến thông qua cách sử dụng dầu thực vật được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần (chiên ngập dầu, nướng….). Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiêu thụ một lượng chất béo chuyển hóa cao hơn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, trí nhớ kém hơn và suy giảm nhận thức.
Carbohydrate tinh chế:Carbs tinh chế bao gồm đường và ngũ cốc đã qua xử lý và tinh chế như bột mì trắng, gạo trắng… Carbs tinh chế có chỉ số đường huyết cao, dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và đường tinh luyện có trí nhớ kém hơn./.
Vitamin C có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút?
Vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người được chẩn đoán mắc bệnh gút vì nó có thể giúp giảm axit uric trong máu.
Tại sao giảm axit uric trong máu tốt cho bệnh gút?
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bệnh gút (gout) là do quá nhiều axit uric trong cơ thể. Vì lý do này, bất cứ điều gì có thể làm giảm lượng axit uric trong cơ thể sẽ có tác động tích cực đến bệnh gút.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút. Ảnh: Internet
Vitamin C có làm giảm axit uric không?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm axit uric trong máu, có thể bảo vệ chống lại bệnh gút, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
- Một nghiên cứu được khảo sát trên gần 47.000 nam giới trong suốt thời gian 20 năm cho thấy những người dùng bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 44%.
- Một nghiên cứu năm 2008 trên gần 1.400 nam giới chỉ ra rằng nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể ở những người đàn ông tiêu thụ nhiều vitamin C hơn so với những người tiêu thụ ít hơn.
- Một phân tích tổng hợp năm 2011 của 13 nghiên cứu khác nhau cho thấy trong khoảng thời gian 30 ngày uống bổ sung vitamin C làm giảm đáng kể axit uric máu, so với giả dược đối chứng không có tác dụng điều trị.
BV Mayo Clinic của Mỹ chỉ ra rằng mặc dù bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chứng minh được mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của bệnh gút bị ảnh hưởng bởi vitamin C, theo Healthline.
Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị bệnh gút
Theo Viện Quốc gia về các bệnh viêm khớp, cơ xương và da (NIAMS) ở Hoa Kỳ, nguy cơ mắc bệnh gút có thể giảm bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purine như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu
- Hải sản: Cá ngừ, cá mòi và động vật có vỏ (như nghêu, sò, ốc, cua,...)
- Các loại thịt nội tạng: Thận, gan
CDC cũng khuyên bạn nên hạn chế ăn, uống: bia, rượu, thực phẩm có đường và đồ uống có đường.
Cùng với việc tránh các thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng ta có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và rau quả, chẳng hạn như: bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, súp lơ, bưởi, trái kiwi, ớt đỏ và xanh, dâu tây.
Ngoài việc thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn, CDC gợi ý việc tiêu thụ cả cà phê và cherry (quả anh đào) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút, theo Healthline.
Uống nước ngọt coi chừng mắc bệnh tim! Phụ nữ uống một hoặc nhiều lon/chai đồ uống có đường mỗi ngày dễ có nguy cơ bị chẩn đoán mắc bệnh tim, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAHA của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Ảnh: SHUTTERSTOCK So với phụ nữ không bao giờ dùng thức uống có đường - như nước ngọt ( ảnh), trà và nước trái...