7 loại thực phẩm hại răng hơn cả ăn đường, đặc biệt loại số 2 nhiều người ăn mỗi sáng
Nhiều người tưởng rằng chỉ cần tránh ăn đường sẽ không sâu răng nhưng có những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày còn hại cho răng hơn cả đường.
Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra mảng bám, gây hại nghiêm trọng cho răng của bạn. Mảng bám răng là một lớp màng dính chứa đầy vi khuẩn góp phần gây ra các bệnh về nướu và sâu răng. Sau khi bạn ăn một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn có đường, đường sẽ khiến vi khuẩn tiết ra axit tấn công men răng. Khi men răng bị hỏng, sâu răng có thể phát triển.
Sâu răng là bệnh mãn tính phổ biến nhất mà những người từ 6 đến 19 tuổi phải đối mặt, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. Chúng gây ra các biến chứng như đau, khó nhai và áp xe răng. Nếu bạn không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ cứng lại và biến thành cao răng. Cao răng phía trên nướu có thể dẫn đến viêm nướu, một dạng bệnh nướu răng ban đầu.
Nhiều người cho rằng để tránh sâu răng chỉ cần tránh ăn đường mà không hề biết có những thực phẩm gây hại cho răng còn hơn cả đường.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi kẹo có hại cho răng miệng của bạn nhưng không chỉ có kẹo ngọt mà những loại kẹo có vị chua cũng gây hại. Kẹo dẻo có vị chua chứa nhiều các loại axit khác nhau, có thể gây hại cho răng của bạn. Thêm vào đó, vì chúng dai nên chúng bám vào răng lâu hơn nên dễ gây sâu răng hơn.
2. Bánh mỳ
Nhiều người thích ăn bánh mỳ ăn sáng mà không biết đây cũng là thực phẩm dễ gây hại cho răng. Khi bạn nhai bánh mì, nước bọt của bạn sẽ phân hủy tinh bột thành đường. Khi đó nó được biến đổi thành một chất giống như keo dán, bánh mì sẽ dính vào các kẽ hở giữa các răng và điều đó có thể gây ra sâu răng.
Nếu bạn thèm một chút đồ ăn có chứa carbs hãy chọn các loại ít tinh chế hơn như lúa mì nguyên cám. Chúng chứa ít đường bổ sung hơn và không dễ bị chia nhỏ.
3. Rượu
Tất cả chúng ta đều biết rằng uống rượu hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn có nhận ra rằng khi uống rượu, bạn sẽ bị khô miệng? Nước bọt cũng là thứ giúp răng được khỏe mạnh, nước bọt ngăn không cho thức ăn dính vào răng và rửa sạch các mảnh thức ăn. Nó thậm chí còn giúp sửa chữa các dấu hiệu ban đầu của sâu răng, bệnh nướu răng và các bệnh nhiễm trùng miệng khác.
Uống rượu sẽ khiến nước bọt tiết ra ít hơn, không làm sạch răng và khiến bạn dễ sâu răng hơn. Để giúp giữ cho miệng của bạn ngậm nước, hãy uống nhiều nước và sử dụng nước súc miệng có chứa fluor.
Video đang HOT
4. Đồ uống có ga
Nước ngọt có ga tạo điều kiện cho mảng bám tạo ra nhiều axit hơn để tấn công men răng. Vì vậy, nếu bạn nhấm nháp nước ngọt cả ngày, về cơ bản bạn đang phủ răng của mình trong axit.
Thêm vào đó, nó làm khô miệng của bạn, có nghĩa là bạn tiết ít nước bọt hơn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nước ngọt có màu sẫm có thể làm đổi màu hoặc ố răng của bạn. Lưu ý không đánh răng ngay sau khi uống một lon nước ngọt, điều này thực sự có thể đẩy nhanh quá trình phân rã.
5. Đá viên
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, nhai đá viên có thể làm hỏng men răng và khiến bạn dễ mắc phải các trường hợp khẩn cấp về răng miệng như răng bị mẻ, nứt, vỡ hoặc thân răng bị lung lay. Bạn có thể dùng đá để làm lạnh đồ uống, nhưng đừng nhai đá. Để chống lại cảm giác muốn nhai đá, hãy chọn nước lạnh hoặc đồ uống không có đá.
6. Cam, quýt
Cam, bưởi và chanh đều ngon và chứa nhiều vitamin C. Nhưng hàm lượng axit của chúng có thể ăn mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu hơn. Ngay cả việc uống nước chanh cũng bổ sung axit cho răng. Ngoài ra, axit từ cam quýt có thể gây khó chịu cho vết loét miệng. Nếu bạn muốn nhận được một lượng chất chống oxy hóa và vitamin, hãy ăn uống điều độ vào sau bữa ăn và rửa sạch miệng bằng nước lọc sau đó.
7. Khoai tây chiên
Sự giòn tan của một miếng khoai tây chiên luôn khiến nhiều người trong chúng ta hài lòng. Thật không may, chúng chứa nhiều tinh bột, trở thành đường có thể bị mắc kẹt trong và giữa các răng, nuôi vi khuẩn trong mảng bám. Vì chúng ta hiếm khi chỉ ăn một miếng khoai tây chiên, nên việc sản xuất axit từ khoai tây chiên vẫn tồn tại và kéo dài một thời gian. Sau khi bạn đã ăn khoai tây chiên, hãy dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn dính vào răng.
Đánh răng sau bữa ăn và 6 sai lầm phổ biến
Không phải cứ đánh răng nhiều là tốt, đánh sai thời điểm sẽ khiến răng miệng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Ảnh: Grape
Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây:
Đánh răng ngay sau bữa ăn có phải là thói quen tốt?
Một số người có thói quen đánh răng ngay sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào họ ăn cái gì đó. Thực tế thì điều này không có lợi cho răng. Một lượng lớn thực phẩm có tính axit bám vào răng, làm mềm lớp men trên bề mặt răng, thậm chí là phản ứng với các phân tử canxi và phốt pho khiến răng trở nên yếu. Vì thế, đánh răng vào lúc này sẽ làm hỏng men răng ngay.
Nha sĩ khuyên sau bữa ăn nên súc miệng bằng nước hoặc uống một ly sữa nhỏ. Sữa tương tự như nước súc miệng, có thể làm sạch miệng, trung hòa axit, thúc đẩy quá trình phục hồi men răng diễn ra nhanh.
Nếu bạn vẫn muốn đánh răng sau bữa ăn, bạn cần đợi 30 phút. Lúc này, lớp bảo vệ của răng đã được phục hồi và việc đánh răng sẽ không làm hỏng men răng.
Những lỗi thường gặp khi đánh răng
1. Đánh răng theo chiều ngang
Đánh răng theo chiều ngang rất khó để lấy hết các mảng bám trên răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cho men răng bị mòn, chân răng dễ lung lay và trở nên nhạy cảm. Nhiều người bị đau răng vào mùa đông cũng là do chân răng bị mòn.
Lời khuyên: Đánh răng theo chiều dọc để bảo vệ răng tối đa.
2. Đánh răng bằng nước lạnh
Việc súc miệng bằng nước lạnh có thể khiến ngà răng bị nhạy cảm, không có lợi cho các hoạt chất trong kem đánh răng. Thành phần chính trong kem đánh răng là các chất ma sát và florua. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tối ưu mà các thành phần hoạt động này hoạt động là khoảng 37 độ C.
Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng nước ấm gần với nhiệt độ cơ thể khi đánh răng.
Ảnh: Epark
3. Thời gian đánh răng quá ngắn
Nhiều người nghĩ rằng mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vụn thức ăn. Nhưng trên thực tế, mục đích của việc đánh răng là loại bỏ mảng bám. Lớp mảng bám này bám trên bề mặt răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều người đánh răng rất nhanh, chưa tới 1 phút đã xong.
Không cần thiết phải đánh răng sau mỗi bữa ăn, vì phải mất hơn 12 giờ mảng bám mới bám vào răng. Một số người bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Trên thực tế, điều đó là không cần thiết, đánh răng quá nhiều sẽ làm mòn men răng.
Lời khuyên: Đánh răng khoảng 2 phút.
4. Đánh răng quá mạnh
Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và răng. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng không phải là cách để làm sạch răng. Nếu đánh răng không đúng cách, việc sử dụng lực chỉ khiến răng bị tổn thương hơn.
Lời khuyên: Đánh răng vừa phải, tránh chà xát quá mạnh.
5. Đánh răng trước khi ăn sáng
Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Do đó, các thành phần bảo vệ răng không có "cơ hội" ở lại trong răng và bị trôi vào trong dạ dày cùng với thức ăn sáng.
Lời khuyên: Đánh răng sau bữa ăn từ 20 - 30 phút. Sau khi ngủ dậy súc miệng bằng nước ấm và ăn sáng, sau đó 20 phút mới đánh răng.
6. Bàn chải đánh răng quá lớn
Bàn chải đánh răng quá lớn thì không thể linh hoạt trong việc làm sạch khoang miệng, bàn chải nhỏ quá thì việc làm sạch tốn thời gian hơn. Do vậy, việc chọn bàn chải có kích thước phù hợp là rất quan trọng, kích thước đầu bàn chải có chiều rộng bằng 2,5 - 3 cái răng là hợp lý nhất.
Lời khuyên: Chọn mua bàn chải thích hợp và thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
Nhai kẹo cao su có nhiều tác dụng với sức khỏe Nhai kẹo cao su giúp giảm cân, chống căng thẳng, cải thiện trí nhớ và phòng tránh tình trạng ợ nóng rất tốt. Tốt cho răng: Kẹo cao su không đường là một chất diệt vi khuẩn hiệu quả. Nhai kẹo cao su giúp bạn tránh khỏi sâu răng, viêm lợi nhờ chức năng kích hoạt tiết nước bọt để rửa sạch axit...