7 loại hoa quả người lớn ăn không sao, trẻ nhỏ ăn nhiều sớm muộn cũng hại người
Trái cây giàu dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ nhưng có những loại trái cây cha mẹ nên hạn chế và thậm chí không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn.
Hầu hết các loại trái cây đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều loại trái cây rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ví dụ như táo có thể cung cấp cho cơ thể con người một lượng lớn vitamin, giảm tích tụ độc tố trong cơ thể trẻ, đồng thời có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ. Hay chuối cũng có thể nói rất có lợi cho sự phát triển của trẻ, chuối có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa, thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng của trẻ và trị táo bón.
Trẻ ăn trái cây có nhiều lợi ích nhưng có những loại không nên ăn nhiều vì có thể gây hại cho đường ruột và dạ dày trẻ.
1. Sầu riêng
Nhắc đến loại quả này nhiều người có thể sẽ hoài nghi, bởi sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Trên thị trường trái cây, giá sầu riêng cũng không hề rẻ, tuy có mùi hơi đặc biệt nhưng không thể phủ nhận sầu riêng là loại quả được không ít người thích.
Sầu riêng dù có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng tại sao trẻ em lại không ăn được? Vì sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới nên chứa hàm lượng calo cao, khi trẻ còn nhỏ thì cơ thể đang trong tình trạng bốc hỏa, nếu ăn sầu riêng vào thời điểm này trẻ sẽ tức bụng, gây hại cho đường ruột và dạ dày của trẻ. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sầu riêng.
2. Kiwi
Quả kiwi cũng chiếm vị thế rất cao trong các loại trái cây. Nó giàu vitamin C, có lợi cho cơ thể con người, mùi vị cũng rất ngon nên trẻ con thích ăn nhưng quả kiwi lại chứa chất gây dị ứng. Vì trẻ còn nhỏ nên chưa biết cơ thể bị dị ứng với chất gì, nếu trẻ ăn kiwi có khả năng khiến trẻ bị dị ứng. Ngoài ra kiwi cũng có tính lạnh, nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, thậm chí gây táo bón. Nói chung nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn kiwi.
3. Dứa
Dứa là loại trái cây này rất phổ biến đặc biệt là vào tháng 4 và tháng 5. Dứa có vị chua và ngọt được nhiều người yêu thích, tuy nhiên loại trái cây này không được khuyến khích cho trẻ nhỏ vì thành phần của nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ đường ruột của cơ thể.
Nó chứa nhiều axit thực phẩm làm tăng tải trọng cho đường ruột, sẽ gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng đến nhu động ruột của trẻ. Nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, dứa có chứa một chất gọi là protease, có tác dụng phụ nhất định đối với làn da của con người. Những người bị dị ứng ăn phải có thể gây ngộ độc dứa mà người ta gọi là “bệnh dứa”. Đặc biệt không thích hợp cho trẻ sơ sinh một tuổi và trẻ sơ sinh bị dị ứng.
Video đang HOT
Nếu trẻ dưới một tuổi thường xuyên ăn dứa có thể khiến trẻ chậm phát triển, chỉ tăng cân mà không cao lớn, trẻ còn chậm biết đi, chậm nói. Do đó, nếu bố mẹ muốn cho bé ăn dứa thì hãy đợi đến khi bé lớn hơn.
4. Vải thiều
Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu axit hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô để ăn cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).
5. Nhãn
Nhãn chứa nhiều protein, chất béo và đường tự nhiên tốt cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, nhãn rất giàu các vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, kali, phospho, sắt… Tuy nhãn có nhiều chất tốt cho sức khỏe của bé nhưng nhãn lại nóng nên bé ăn nhiều sẽ làm mụn, nhọt nổi lên. Với những bé đang bị nổi mụn thì cần hạn chế nhãn.
6. Nho
Nho có vị ngọt và đầy đủ chất dinh dưỡng nên là món ăn vặt tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vỏ nho rất khó tiêu hóa hoàn toàn, độ cứng của nho và kích thước của nó có nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thậm chí nếu cắt đôi, những quả nho này vẫn còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nho khô có kích thước lớn cũng có nguy cơ gây ngạt thở. Nếu vẫn muốn cho trẻ ăn, bạn nên cắt miếng thật nhỏ để tránh gây hóc nghẹn.
7. Dưa hấu
Dưa hấu có vị ngọt và mọng nước, làm dịu cơn khát. Ngoài không chứa chất béo và cholesterol, dưa hấu còn chứa nhiều glucose, axit malic, fructose, protein axit amin, lycopene và giàu vitamin C.
Tuy nhiên, dưa hấu có tính lạnh, trong thời gian ngắn nếu cho bé ăn nhiều dưa hấu, sẽ dẫn đến loãng dịch vị, cộng với chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng đường ruột, gây nôn trớ, tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy, không nên cho ăn dưa hấu hoặc cho ăn ít hơn.
Trong một số trường hợp, không nên cho trẻ ăn dưa hấu:
- Không cho trẻ ăn dưa hấu khi mới bắt đầu bị cảm lạnh, nếu không sẽ làm bệnh cảm thêm trầm trọng hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh cảm cúm, khi mầm bệnh đang ở bên ngoài, ăn dưa hấu tương đương với việc uống thuốc thanh nhiệt, sẽ khiến mầm bệnh làm nặng thêm bệnh cảm hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh.
Tuy nhiên, khi tình trạng cảm trở nên trầm trọng hơn và có các biểu hiện sốt như sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu vàng,… bạn có thể ăn dưa hấu trong khi uống thuốc bình thường để giúp cảm lạnh mau lành.
- Khi trẻ bị bệnh thận gây suy thận: Ăn một lượng lớn dưa hấu trong thời gian ngắn sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể và vượt quá khả năng sinh lý của cơ thể. Ở bệnh nhân suy thận, khả năng điều tiết nước của thận bị suy giảm rất nhiều, lượng nước đi vào cơ thể quá nhiều không thể điều tiết và đào thải ra khỏi cơ thể khiến lượng máu tăng nhanh và dẫn đến tử vong do suy tim cấp.
- Trẻ bị loét miệng: Dưa hấu giàu vitamin song ăn quá nhiều cơ thể bị nóng làm tăng các triệu chứng loét miệng.
7 loại quả "ngon đã miệng", có nhiều trong mùa hè nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật những ngày nắng nóng
Cái nóng của mùa hè khiến con người chảy mồ hôi, dễ mất nước, sốc nhiệt và ốm sốt hơn bao giờ hết... Để có thể bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả nghiêm trọng này, cách quan trọng nhất là tăng cường thể chất thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn.
Trong mùa hè, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ưu tiên bổ sung trái cây và rau xanh bởi chúng là nguồn vitamin dồi dào, chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng cung cấp nước, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng để bạn luôn khỏe mạnh trong tình hình thời tiết khắc nghiệt.
Vậy những trái cây nên dùng cho mùa hè là gì?
1. Xoài
Xoài được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", nó không chỉ có hương vị và mùi đặc biệt, mà còn chứa một số vitamin như vitamin A, C D, sắt, kali, canxi... Hàm lượng pectin và chất xơ có nhiều trong xoài có thể làm giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, xoài còn có đặc tính tăng cường miễn dịch, giúp bạn vượt qua mùa nóng một cách an toàn.
2. Đu đủ
Loại trái cây nhiệt đới ngon lành này có thể được sử dụng khi đã chín, chưa chín hoặc đem sấy khô. Đu đủ rất giàu vitamin A, vitamin C, folate và các chất phytochemical khác nhau. Đặc biệt, đu đủ có chứa papain, một hợp chất có thể điều trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
So với cà rốt, đu đủ có lượng bera-carotene cao hơn, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim, đầy hơi....
3. Dưa hấu
Nói về một loại trái cây nên ăn vào mùa hè, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dưa hấu. Loại quả mang thương hiệu mùa hè này thật sự rất tốt cho sức khỏe. 92% quả dưa hấu đều là nước do đó chúng rất phù hợp để bù nước trong thời điểm này....
Dưa hấu còn chứa nhiều vitamin A, B6, C, axit amin, chất xơ, canxi, sắt... Nó cũng có chứa hàm lượng lycopene cao, quan trọng đối với sức khỏe xương và tim mạch.
4. Mận
Loại trái cây mềm, hình tròn, vị chua ngọt này tuy có kích thước nhỏ nhưng là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Chúng có chứa nhiều chất xơ, sorbitol và isatin... đều là những chất giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời, đồng thời các chất này có khả năng bảo vệ tim của chúng ta khỏi huyết áp cao và khả năng bị đột quỵ.
Ăn mận cũng giúp chúng ta giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 và ung thư vú do có chứa anthocyanin, sắc tố tạo màu xanh đỏ ở mận.
5. Quả ổi
Loại trái cây nhiệt đới này thường bị bỏ quên do chúng khá cứng, tuy nhiên những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại vô cùng đặc biệt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ổi giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm kháng insulin. Hàm lượng kali và chất xơ hòa tan cao có trong ổi cũng góp phần cải thiện sức khỏe của tim.
Ngoài ra, ổi cũng được biết đến với công dụng làm giảm cường độ của cơn đau trong thời gian bị chuột rút kinh nguyệt. Nếu bạn đang muốn cải thiện sức khỏe tinh thần, thị lực, nước da, trao đổi chất... thì việc tiêu thụ loại quả nhỏ bé này sẽ có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu.
6. Dứa
Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất và nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống viêm, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, điều chỉnh huyết áp... Mùa hè là mùa của quả dứa, chính vì vậy mọi người nên tận dụng để được ăn những quả dứa ngọt ngào, thơm ngon nhất.
7. Vải thiều
Quả vải là một loại trái cây tuyệt vời, thời điểm chính vụ của nó đúng vào mùa hè. Quả vải luôn đi kèm với hàng tá các chất dinh dưỡng, điển hình là chất polyphenol, kali giúp duy trì nồng độ natri và được cho là giúp giảm huyết áp. Các vitamin C và B có trong quả vải cũng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cũng như giúp tạo ra các tế bào hồng cầu.
Ăn nhiều củ dền trẻ nhỏ có nguy cơ bị chuyển hóa bất thường Theo bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng TP HCM, củ dền đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh ăn nhiều nhất là đối với trẻ nhỏ. Báo VNnExress dẫn thông tin từ Phó giáo sư, tiến sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, củ dền là...