7 loài gà thường thấy trong Dota 2
Theo định nghĩa của game thủ Dota 2 nói riêng và các tựa game MOBA nói chung, “noob” la nhưng con ngươi sinh ra chỉ để feed chăm chỉ và nhiệt tình. Họ là những con ngươi co thể bất ngờ vui sướng khi vô tinh last hit quái hay giết được tướng của phe kia. Các game thủ này thường là niềm vui của đội bạn và sự khốn nạn cho phe ta.
Tại nước ta do không game thủ không sính dùng Anh ngữ nên đã có một danh từ vô cùng thuần Việt được mặc nhiên sử dụng và có giá trị tương đương với “noob”, đó chính gà. Vậy thì có tất cả bao nhiệu loại gà mà game thủ có thể gặp trong Dota 2?
1. Gà sang chảnh
Là người mới nhưng vì lý do chỉ có trời mới biết, loại gà này luôn hành xử và phát biểu theo phong cách của một game thủ kỳ cựu. Đây là mẫu game thủ nói giỏi hơn làm và khi thực sự cần đến kiến thức hay kỹ năng của bản thân, cái vẻ ngoài kỳ cựu đó liền nhanh chóng bị gỡ xuống. Sau khi bị chỉ trích trong bầy gà sang chảnh này đôi khi cũng xuất hiện một vài cá nhân tích cực biết lắng nghe và thay đổi nhưng chung quy lại, đây vẫn là loại gà làm cho game thủ Dota 2 cảm thấy khó chịu nhất.
Câu nói yêu thích: Biết lắm mà.
2. Gà lâu năm
Khác với các game thủ mới làm quen với Dota 2, gà lâu năm là kiểu người chơi đã trải nghiệm MOBA này ngay từ thời điểm ban đầu nhưng đáng buồn thay kiến thức cũng như kỹ năng của họ lại chẳng hế tỉ lệ thuận với thời gian chơi game. Đôi khi đồng đội của những con gà này sẽ uất đến mức muốn đập bàn phím vì sự ngô nghê khó đỡ của họ.
Làm thế quái nào một tay chơi lâu năm lại pick Nightstalker chỉ để farm rừng ban đêm hay đã đánh Sven hàng trăm ván rồi vẫn quên dùng Warcry khi vào combat. Không chỉ như vậy, bọn gà lâu năm này còn phối hợp cực tồi với những người chơi khác, khi đồng đội hì hục đẩy trụ thì hắn lại bỏ đi đánh nhau còn khi cả team chuẩn bị vào combat thì kẻ này lại một mình solo trụ.
Mọi chuyện sẽ càng tệ hại hơn nếu đây là một kẻ thích chỉ huy người khác. Thường xuyên gọi đồng đội gank hay bắt lẻ nhưng chẳng dựa trên một cơ sở chắc chắn nào, chỉ dựa vào cái gọi là “trực giác của bản thân” và một khi thất bại hắn luôn có lý do để đổ trách nhiệm cho đồng đội.
Câu nói yêu thích: Tại mày mà tao như thế.
3. Gà quái thú
Những game thủ này không hoàn toàn là gà mà chỉ do cách thể hiện của họ không đúng nơi đúng lúc mà thôi. Nếu chơi theo meta game kỹ năng của họ dù không xuất sắc nhưng vẫn thuộc hàng khá trong Dota 2, tuy nhiên với bản tính ưa khám phá các game thủ này thường rất thích thể hiện sự khác người trong lối chơi.
Ví dụ nếu trang bị chuẩn để farm rừng của Anti-Mage là Battlefurry thì tay này nhất định sẽ tìm một món gì đó khác lạ hơn. Nếu thành công anh ta sẽ được tung hô như một game thủ có trình độ cao và biết thể hiện phong cách riêng. Còn nếu thất bại dĩ nhiên gà là danh hiệu mà tay chơi này không thể tránh khỏi
Câu nói yêu thích: Các chú cứ feed, anh gánh team.
4. Gà hoảng loạn
Video đang HOT
Cái tên đã nói lên tất cả, máy chú gà hoảng loạn này thường chỉ chân chính bộc lộ bản sắc của mình trong combat. Khá ổn trong giai đoạn đi đường, nhưng một khi bị đối phương tổ chức gank hoặc combat tổng nổ ra, kiểu game thủ này thường nhanh chóng mất kiểm soát tất cả mọi thứ.
Stun nhầm support của team địch, ulti vào quái hay lách rừng không đúng cách là kết quả thường thấy khi những chú gà hoảng loạn này bị mất kiểm soát. Nên nhớ đừng quá khắc nghiệt với kiểu người chơi này điều đó sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Câu nói yêu thích: CLGT.
5. Gà nhiều chuyện
Gần giống như gà hoảng loạn, loại gà này chỉ xuất hiện khi các cuộc so găng bắt đầu xảy ra dù bản thân có tham gia vào hay không. Khi trận chiến nổ ra, thay vì chú tâm đến cuộc chiến sống còn trước mắt thì game thủ này chỉ chăm chăm vào quan sát xem chuyện gì sẽ diễn ra.
Đôi khi do mãi mê theo dõi cuộc chiến, chú gà này lại mất điều khiển và đưa nhân vật của mình lao thẳng vào trụ đối phương. Mặc dù tình huống có chút khôi hài và mang tính giải trí nhưng nói cho cùng không ai muốn thành viên phe mình chết lãng nhách như vậy cả.
Câu nói yêu thích: Định mệnh cuộc đời.
6. Gà cố chấp
Đây là loại gà có trình độ khá nhất trong danh sách này, nhưng chính vì lẽ đó sự ngạo mạn của chúng cũng cao cấp hơn một bậc so với gà thông thường. Kiểu game thủ này có trình độ nhất định về Dota 2 và kỹ năng cũng không quá tệ. Nhưng cái sự đáng ghét nhất đến từ kiểu người này chính lá việc hắn cứ so sánh Dota 2 với vài MOBA trước đây từng chơi. Đến khi nào thì họ mới hiểu game thủ ghét nhất là bị lải nhải bên tai về một tựa game khác khi đang tập trung combat.
Câu nói yêu thích: Anh bảo rồi các chú phải làm thế này mới chuẩn.
7. Thánh Gà
Hoàn toàn là người mới biết chơi Dota 2. Nhiều khi họ còn chưa biết rõ MOBA là gì mà chỉ vào game vì sự tò mò nhất thời thôi. Và nếu bạn may mắn đến mức gặp một đồng đội đúng kiểu như vậy thì xin phép GLHF mà thôi!
Câu nói yêu thích: (Chẳng có gì để phát biểu)
Theo Playpark
Hướng dẫn chơi vị trí Supporter-Dota 2 (Phần 1)
"Chơi support là chiến đấu chống lại bản năng tự nhiên của chính mình."
I. Supporter là ai và tại sao, khi nào bạn lựa chọn cho mình vị trí supporter?
Supporter không phải là vị trí được ưa chuộng trong các trận đấu public. Chơi support, đồng nghĩa với việc bạn không có nhiều cơ hội để phô diễn kỹ năng cá nhân, không được farm, không có cơ hội lên cho mình những items bá đạo, những danh hiệu "sang chảnh" GODlike/Beyond GODlike/RAMPAGE cũng sẽ không thuộc về bạn.
Thử hỏi có player nào không muốn "vênh váo" với bạn bè về những pha xử lý highlight, hay chỉ số KDA áp đảo? Trong trường hợp tệ nhất, nếu team đang thua, người bị chú ý nhiều nhất lại chính là bạn, bạn có thể sẽ trờ thành mục tiêu để chính đồng đội mình focus vì chỉ số Kill-Death tệ hại, và trong phần lớn trường hợp người ta sẽ không bao giờ bận tâm đến chỉ số Assist của bạn hay những tác động thầm lặng mà tích cực bạn mang đến cho team.
Có quá nhiều lí do để Không Pick một supporter, nhưng supporter lại là một vị trí rất quan trọng, cần thiết cho mọi thắng lợi của team. Supporter sẽ là một "babysister" tận tình bảo vệ cho carrier, hay luôn cung cấp tối đa tầm nhìn cho toàn team, hay thậm chí kiêm luôn công việc của một "roamer" mẫu mực luôn có mặt trong mọi tình huống giao tranh giành thế có lợi cho team...
Vì vậy nếu bạn muốn giành thắng lợi, bạn đến với DOTA ĐỂ CHIẾN THẮNG, đơn giản bạn sẽ gạt sự ích kỷ cá nhân sang một bên và nhận về mình phần việc khó khăn mà mọi người đều tránh xa - Supporter. Hay đơn giản hơn, biết đâu đấy bạn nhận ra, đánh supporter cũng rất là fun.
II. Làm thế nào để có thể chơi tốt vị trí supporter?
"Chơi support là chiến đấu chống lại bản năng tự nhiên của chính mình". Điều tiên quyết sẽ là thái độ tích cực. Làm một supporter, bạn phải học cách gạt sự ích kỷ sang một bên, chấp nhận hi sinh vì đồng đội, đặt mình vào vị trí của người khác và tự đặt câu hỏi cho mình, ví dụ: "Nếu mình mid thì mình sẽ cần những gì ở đồng đội để cho thằng mid bên kia ngập hành?".
Sau đó cố gắng biến điều đó (hoặc phần lớn điều đó) thành hiện thực để tạo cho team một game đấu thoải mái và dễ dàng hết mức có thể. Tiếp đến mới là đến cách chơi, nếu bạn hỏi vài người khác về cách chơi, họ sẽ chỉ rất rõ ràng cho bạn early, mid, late game bạn cần làm những gì, mua những items gì.
Tôi không thích như vậy lắm, bởi đối với tôi, DOTA quá sâu sắc, có quá nhiều tình huống có thể xảy ra ở mọi thời điểm của trận đấu để bạn có thể dập khuôn một cách máy móc về lối chơi. Tôi sẽ chỉ đưa ra những điều căn bản cần thiết nhất đối với 1 supporter, còn việc áp dụng nó vào từng trường hợp cụ thể sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn được tích lũy theo thời gian thông qua việc luyện tập.
Nếu bạn đã quyết tâm trở thành một supporter đích thực, tôi xin chúc bạn mọi điều may mắn và hi vọng những điều tôi viết sau đây có thể giúp ích cho bạn.
1. Chọn cho mình một hero
Rất nhiều hero cho bạn lựa chọn.
Đối với một game có gameplay sâu sắc như Dota 2, mọi điều đều có thể xảy ra. Rất khó để định nghĩa một cách vẹn toàn những hero nào là support, hero nào không. Có những hero như Rylai, Shadow Demon, Thrall,... là những hero thuần support, nhưng có những hero có thể sử dụng như những carry/offlane, đến khi chuyển sang vị trí support cũng có thể hoàn thành rất tốt công việc (Mirana, Wraith King, Alchemist, Sven,...).
Tựu chung lại, supporter thường có những đặc điểm sau:
Có những skill Nuke/Disable/Heal/AOE mạnh mẽ.Kết hợp chọn vị trí và sử dụng skill một cách khéo léo thường có thể phát huy tác dụng tối đa mà không cần quá nhiều đồ vào early và mid game.Ở một mức độ trận đấu cao hơn, có thể bạn sẽ cần chọn một hero phù hợp chiến thuật của team và với tình huống của trận đấu. Có thể nêu ra một vài ví dụ như sau: VD 1: team địch đã có 2 support và 1 solo mid, họ chọn cho mình Naix làm hero offlane và Alchemist là carrier chính, còn gì tuyệt vời hơn khi bạn cho mình Ancient Apparition. VD 2: team bạn đã có người pick Mirana, tôi sẽ nghĩ ngay đến Shadow Demon. Combo Disruption và Sacred Arrow sẽ là nỗi khiếp sợ cho mọi hero ngay từ những giây phút đầu tiên...
Chạy đâu cho thoát đây.
Có một supporter tốt, game đấu đã dễ dàng đi 50%.
2. Items khởi điểm
Bạn là người chịu trách nhiệm đảm bảo những item thiết yếu cho team vào lúc khởi đầu trận đấu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ chỉ có thể dành 200-350 gold cho bản thân mình, tùy thuộc vào sự hợp tác của đồng đội. Trong mọi tình huống, Courier sẽ là item đầu tiên bạn mua trong trận đấu.
Sau đó, trong 90% trường hợp Observer Ward sẽ (buộc) là sự lựa chọn tiếp theo của bạn. Nếu bạn tin chắc rằng, lane của bạn sẽ gặp khó khăn với những Invi Hero, hãy lựa chọn cho mình Sentry Ward, hoặc nếu bạn và đồng đội muốn có một khởi đầu hoàn hảo với first blood, Smoke sẽ là sự lựa chọn tuyệt hảo.
Nên nhớ, ngoại trừ Courier và Observer Ward, những item còn lại chỉ là những item tình huống, nếu bạn không random, tuyệt đối không mua bằng sạch những item liệt kê ở trên, như vậy bạn sẽ không còn tiền dành cho bản thân, đặc biệt là regen item... điều đó sẽ biến việc kiểm soát lane của bạn trở thành cơn ác mộng.
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ item khởi điểm với team, số tiền còn lại để cho bạn phục vụ bản thân mình. Tango là sự lựa chọn hoàn hảo để trụ lane. Tiếp theo là Iron Branch, một chút máu, một chút mana, một chút regen... đôi khi 19 HP do nó mạng lại cũng mang đến những pha thoát chết ngoạn mục. Clarity, Healing Salve là cũng là những item đáng lưu tâm.
Sau khi đã có trang bị "hoàn hảo" cho mình, ok, xách vũ khí lên và đi thôi.
3. Kiểm soát lane
Kiểm soát lane bao gồm: bảo vệ core hero, deny, harrass, pull và stack. Vì bạn là một supporter nên mối quan tâm hàng đầu của bạn phải là đồng đội, bảo vệ, deny và harrass sẽ là những trách nhiệm chính. Khi creeps team bạn còn dưới 50% HP, bạn có thể tấn công chúng, và nếu bạn last hit chúng, điều đó gọi là deny.
Việc deny có 2 tác dụng, thứ nhất nó sẽ khiến đối phương không thể có được lượng gold từ việc last hit creep và nhận được lượng EXP ít hơn, thứ hai, việc deny (cùng với việc phối hợp nhịp nhàng của đồng đội) sẽ làm giảm nhịp độ dâng cao của các wave creep đồng minh, khiến địa điểm giao tranh ở sát trụ hơn, càng sát nhà bao nhiêu bạn và đồng đội càng an toàn hơn bây nhiêu (điều này thể hiện rõ nhất trong kỹ thuật afk farming sẽ nói đến trong bài viết khác).
Điều tiếp theo bạn quan tâm chính là Harrass, mỗi khi đối phương có ý định tiến gần đến để farm, hít Exp hay bất cứ điều gì, hãy đánh thẳng vào mặt chúng, hoặc ít nhất hãy làm chúng sợ mà quay lại. Đây là công việc tối quan trọng bạn phải làm song song với deny creep, xin hãy ghi nhớ điều này, vì tôi đã thấy rất rất nhiều supporter, tất cả những việc họ làm là đứng đằng sau, không động vào creep và ngoan ngoãn theo dõi carrier farm và tự xoay sở trước những đòn harrass của đối phương, "Tao không động vào creep, để mày thoải mái farm nhé".
Điều này là cực kỳ tệ, vì khi bạn đứng ngoài lane "bảo vệ" core hero phần nào đó đã giảm lượng EXP của họ, nếu bạn không có hành động nào tích cực giúp đỡ họ, việc bạn có mặt ở lane sẽ là hoàn toàn phản tác dụng.
Hãy nhớ rằng, giúp ta mạnh lên tương đương với làm địch yếu đi, cả hai đều dẫn bạn gần hơn đến chiến thắng. Một điều nữa, khi bạn đã tin chắc rằng bạn làm tốt được cả hai điều trên, hãy sẵn sàng để bảo vệ core hero, vì những cuộc tấn công bất ngờ có thể đến từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, cho dù bạn có nhiều tầm nhìn (vision) đến đâu chăng nữa. Bảo vệ core hero là tấn công đối phương, giữ chân chúng, hoặc cần thiết hơn là chết thay core hero. Đây là những công việc quan trọng nhất, ngoài ra còn có những kỹ thuật nâng cao hơn - pull và stack.
Pull là việc bạn thu hút creep rừng ở 1 số camp đặc biệt theo bạn, đến vị trí có thể gặp được creep bên mình, khi đó creep bên mình sẽ bị "pull" theo creep rừng vào trong rừng. Điều này có tác dụng làm chậm đường tiến creep đồng minh, khiến creep giao tranh ở nơi gần trụ hơn như đã nói ở trên, và nó còn cho bạn 1 lượng gold và EXP quý báu. Về kỹ thuật pull, bạn có thể tham khảo clip sau:
Creep rừng sẽ xuất hiện ở mỗi giây thứ 0 của mỗi phút với điều kiện không có tầm nhìn trong khu vực camp của chúng (chắc do xấu hổ). Stack là việc bạn kéo creep rừng theo bạn ở những khoảng thời gian nhất định, để khi vừa khuất sight thì creep mới được sinh ra, như vậy bạn đã có 2 bãi creep ở cùng một camp, cứ như vậy đến 3, 4,... bãi. Hãy tưởng tượng những hero như Alchemist, Kunkka hay Tinker sẽ hạnh phúc thế nào khi có một supporter như bạn.
Theo Playpark
Gặp gỡ Ginny, nữ game thủ gốc Việt xinh đẹp của DotA 2 Cô bạn du học sinh Anh này không chỉ nuôi một "tình yêu lớn" với DotA, mà còn luôn cân bằng cuộc sống với những hoạt động vô cùng năng nổ của mình. Không chỉ hát hay, chơi đàn cực siêu, Ginny còn giành giải thưởng lớn về mĩ thuật ngay từ lúc 5 tuổi, theo đuổi đam mê thiết kế thời trang...