7 loại cá đại bổ ít thần dược nào sánh bằng, bảo vệ não, tim tốt hơn thịt 10 lần
Cá không chỉ là món ăn trong bữa cơm gia đình mà còn là “thuốc bổ” tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch và não bộ nhờ những nguồn dinh dưỡng quý giá.
Cá là thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong cá có chứa hàm lượng protein khá cao, đặc biệt là chất béo omega-3 – một loại axit béo lành mạnh mà cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra được.
Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyên người dân nên thường xuyên bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Dưới đây là những loại cá không hề đắt đỏ nhưng cực bổ cho tim và não, cải thiện sức khỏe không kém ăn nhân sâm hay thuốc bổ.
1. Cá chép
Cá chép là loại cá nước ngọt phổ biến ở nước ta, chúng sống ở khắp các ao, hồ, sông suối. Theo Đông y, cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng lợi tiểu tiện nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh; bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy.
Đặc biệt, cá chép còn được ví như là “thuốc tiên” chữa bệnh phụ nữ như giúp an thai, tăng lượng sữa, chứa ứ huyết sau sinh, chữa động thai,….Bởi vậy phụ nữ sau sinh ăn cá chép rất bổ.
2. Cá diếc
Cá diếc còn được gọi là tức ngư, là loại cá nước ngọt có thịt dày, vị ngọt, không độc, nhiều dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Thịt cá diếc chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, các khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như: B1, axit nicotinic,…
Trong Đông y, cá diếc được xem là vị thuốc bổ quý giá, đặc biệt là với bà bầu. Cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Với nguồn dinh dưỡng đa dạng, cá diếc được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể gầy còm, suy nhược, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó… Đặc biệt, phụ khi mang thai 3 tháng đầu nếu bị ốm nghẹn gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ọe có thể ăn món cháo cá diếc rất thích hợp.
3. Cá chạch
Video đang HOT
Người xưa gọi cá chạch là “nhân sâm” dưới nước bởi giá trị dinh dưỡng phong phú trong nó và còn có tác dụng chữa bệnh. Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác.
Trong 100g cá chạch có 16g đạm; 3,2g đường; 2g chất béo; các vitamin A, B1, B2, P và 17 axít amin dễ hấp thụ. Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa; là thức ăn quý của người cao tuổi.
4. Cá trích
Cá trích có da hơi xanh, thân dài mảnh, thường sống ở tầng nước mặt. Ở Việt Nam, cá trích có 10 loài, trong đó quan trọng nhất là cá trích tròn và cá trích xương.
Cá trích là loại cá giàu dinh dưỡng, nhất là giàu omega-3, vitamin D, selen – những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Omega-3 tốt cho sự phát triển trí não và thị lực, chống oxy hóa, tốt cho hệ miễn dịch,… Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D.
Còn theo Đông y, cá trích vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khai vị ấm trung tiêu, hòa 5 tạng, nấu canh hay kho ăn cũng ngon. Dùng rất tốt cho người hư nhược, tỳ khí hư ăn kém, trẻ em còi, thai nhi chậm phát triển, người già sa sút trí tuệ, ngăn ngừa tim mạch huyết áp, gân xương yếu, khí huyết hư dùng đều tốt.
5. Cá mòi
Cá mòi là một loại cá có giá trị lớn cho sức khỏe. Cá mòi được biết đến là một trong những nguồn tự nhiên chứa nhiều acid béo omega-3, được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, như giảm nguy cơ đông máu và hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim, theo Healthline.
Ngoài ra, cá mòi còn là một nguồn vitamin B-12 tuyệt vời giúp cải thiện hệ thống tim mạch và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, cá mòi cũng giàu canxi, khoáng chất và protein để xây dựng xương và cơ bắp khỏe mạnh. Protein cũng giúp tạo ra các kháng thể giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh hơn.
6. Cá thu
Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, giàu đạm và chất béo… Trong dân gian còn lưu truyền câu “chim, thu, nhụ, đé” để nói đến 4 thứ cá biển ngon nổi tiếng.
Cá thu cũng có chứa omega-3 có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự hình thành chất prostaglasdins có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh hay chứng tổn thương ngực và thậm chí cả ung thư vú ở phụ nữ.
Trong cá thu có chứa chất béo chưa bão hòa – là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, cá thu là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não.
7. Cá chẽm
Cá chẽm còn gọi cá vược, sống ở sông và biển được xếp hạng loại hải sản cao cấp vì chất lượng thịt thơm ngon bổ dưỡng. Trong sách của Tuệ Tĩnh (được biết đến như là ông tổ của ngành dược Việt Nam): “Cá chẽm vị ngọt, tính mát, tác dụng lợi tiểu, an thai, hòa ngũ tạng, mạnh gân xương, trừ chứng lao ngược…”
Thịt cá chẽm giàu chất đạm, chất béo, acid béo omega-3, calories, canxi, magnesium, sắt… Cá chẽm là món ăn rất thích hợp trị chứng hư nhược, phụ nữ có thai và cho con bú, phù thũng, gân sưng yếu, sinh lý yếu, đái tháo đường, chứng liên quan đến khí huyết hư dùng đều tốt.
Người mắc bệnh chàm nên hạn chế 5 loại thực phẩm này
Khi nói đến bệnh chàm, nhiều người mắc bệnh này cũng bị dị ứng thực phẩm. Nhưng những người không được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm nhận thấy bệnh chàm ở họ bùng phát sau khi ăn một số thực phẩm nhất định.
Nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng thực phẩm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây có thể là một sự nhạy cảm với thực phẩm chứ không phải dị ứng, và một khi mắc bệnh chàm, bạn phải chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống để nó không ảnh hưởng đến bệnh tình của bạn.
Sau đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế đối với người mắc bệnh chàm, theo The Guardian.
1. Thực phẩm đóng hộp
Nếu bạn bị bệnh chàm tổ đĩa (dyshidrotic eczema), bạn có thể nhạy cảm với nickel. Nếu vậy, ăn thực phẩm có chứa nickel có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, như các mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên bàn chân và bàn tay của bạn.
Nickel có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm lúa mì, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch đen, sô cô la và ca cao. Tuy nhiên, do một số nhà sản xuất sử dụng nickel trong sản xuất lon để bảo quản thực phẩm, nên bạn cần hạn chế những thực phẩm đóng hộp này.
2. Các loại hạt
Việc người mắc bệnh chàm bị dị ứng với đậu phộng là rất phổ biến.
Nếu bạn dường như đã phát triển các triệu chứng dị ứng, bao gồm những đợt bùng phát bệnh chàm, sau khi ăn đậu phộng, bơ đậu phộng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác có chứa đậu phộng, bạn nên cân nhắc xét nghiệm dị ứng, theo Guardian.
3. Sữa
Sữa bò có thể là một trong những "thủ phạm" khiến bệnh chàm bùng phát ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên thường xuyên loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con cái họ.
Nếu sữa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống, con của họ có thể bị thiếu hụt vitamin và nhiều vấn đề khác.
Việc kiêng sữa chỉ nên dành cho những người bị bệnh chàm nghiêm trọng. Do vậy, người mắc bệnh này nên nói chuyện với bác sĩ về các loại thực phẩm thay thế phù hợp, theo The Guardian.
4. Trứng
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trứng là một tác nhân phổ biến khác khiến bệnh chàm trầm trọng thêm.
Nếu bạn đang cố gắng tránh trứng, bạn có thể dễ dàng làm vậy với món trứng khuấy hoặc trứng chiên, nhưng hãy thận trọng hơn với các món ăn như bánh mì và các loại bánh nướng khác vì chúng có thể có trứng, theo Guardian.
5. Cá
Một số chuyên gia nói rằng vài loại cá, bao gồm cá hồi, cá mòi và cá trích, là một nguồn a xít béo omega-3 tuyệt vời, có tác dụng kháng viêm. Nhưng những chuyên gia khác lại cảnh báo rằng cá nằm trong danh sách thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng.
Bạn cần thận trọng cho đến khi biết cơ thể mình phản ứng như thế nào.
Cuối cùng, trước khi loại bỏ hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định những bước đi cần thực hiện khi phải cắt giảm nhiều loại thực phẩm khác nhau, theo Guardian.
10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể. Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và...