7 lí do các thiết bị của Apple thuộc hàng khó hack nhất thế giới
Không phải ngẫu nhiên mà các thiết bị của Apple lại được những người đề cao tính bảo mật yêu thích đến vậy.
Các thiết bị của Apple nổi tiếng với việc tôn trọng dữ liệu người dùng vào bảo mật. Apple thậm chí còn coi thực tế này là một điểm mạnh khi so sánh với các thiết bị đối thủ. Để làm rõ, cần khẳng định rằng các thiết bị Apple không phải “không thể hack được” bởi các thiết bị như vậy không tồn tại. Song các tính năng bảo mật của Apple luôn được đánh giá cao.
iOS là một bức tường đóng kín
Có thể bạn không còn nhớ nhưng khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt, nó không có bất kì ứng dụng bên thứ ba nào. Điều này đến nay đã thay đổi song Apple luôn “chào đón” các ứng dung bên thứ ba với rất nhiều hạn chế. Đó là lý do vì sao iOS vẫn được gọi là một khu vườn kín cổng cao tường.
Ngay từ đầu, và tới nay, hầu hết ứng dụng cũng chỉ được nhìn thấy một số lượng rất nhỏ các file hệ thống bên trong iOS. Cùng các bước kiểm duyệt ứng dụng nghiêm ngặt, kết quả là chúng ta đang có một kho ứng dụng App Store mà không nhiều các ứng dụng độc hại có thể làm được gì.
Liên tục cập nhật phần mềm
Khi Apple phát hiện ra một vấn đề hay một điểm yếu hệ thống, nó thường vá lỗi ngay trong bản cập nhật hệ điều hành tiếp theo (hoặc sớm nhất có thể). Đây là một điểm cộng lớn mà Apple/ iOS làm được so với sự phân mảnh của hệ sinh thái Android. Các thiết bị của Apple cũng được thiết kế để người dùng có thể dễ dàng thực hiện nâng cấp mà không có bất kì khó khăn gì.
Các tính năng bảo mật của macOS
Có một thời điểm macOS được xem là một hệ điều hành không thể bị nhiễm virus. Điều này có thể không đúng nhưng thực tế thì đúng là hệ thống Mac ít phải chịu những mối đe doạ từ virus hơn người dùng Windows. macOS còn có rất nhiều tính năng, chế độ bảo mật để đảm bảo sự an toàn cho người dùng như System Integrity Protection, Gatekeeper hay kiểm tra đăng nhập mã.
Mã hoá khắp mọi nơi
Video đang HOT
Gần như tất cả các hệ thống và thiết bị của Apple đều được mã hoá theo một cách nào đó. Nếu bạn dùng FileVaiult 2 trên Mac, hệ thống của bạn sẽ được mã hoá. Các thiết bị iOS trong khi đó được tự động mã hoá và bảo mật bằng mật khẩu, dấu vân tay hoặc hình ảnh khuôn mặt của người dùng.
Bên cạnh đó, khi dữ liệu người dùng được lưu trong máy chủ Apple, nó được bảo mật từ đầu đến cuối. Cách tiếp cận này áp dụng với cả dữ liệu địa điểm của bạn trong Apple Maps hay các dòng tin nhắn trong iMessages.
Ứng dụng cần xin cấp phép
Cấp phép cho ứng dụng ( App Permissions) là một tính năng không thường được nói đến trong hệ sinh thái Apple nhưng nó lại là một tính năng cực kì quan trọng.
Khi không được cấp phép, các ứng dụng bên thứ ba không thể tiếp cận được nhiều phần quan trọng trong thiết bị của bạn.
Khoá máy từ xa
Thông qua ứng dụng Find My, người dùng có thể thực hiện khoá thiết bị và xoá dữ liệu từ xa trong trường hợp không may máy bị thất lạc. Bằng cách này, ngay cả khi mất máy, bạn cũng không cần lo lắng dữ liệu của mình sẽ “lâm nguy”.
Các tính năng bảo mật được xây lại từ đầu
Apple dùng subkernel của Mac làm nền tảng cho tất cả các hệ điều hành của mình. Ngay cả khi bạn không biết điều này có nghĩa là gì thì bạn cũng chỉ cần nhớ một điều mọi tính năng bảo mật đều được Apple xây dựng từ con số không và được Apple tự xây dựng, thay vì phụ thuộc vào một ứng dụng khác để cung cấp cho người dùng.
Lê Nam Khánh
Cách để tránh bị hack, lừa đảo qua mạng
Tấn công giả mạo, sử dụng phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin rất phổ biến trên không gian mạng. Dưới đây là một số biện pháp để bạn tự bảo vệ trước những chiêu trò lừa đảo.
Những kẻ lừa đảo thường thông qua các chủ đề được công chúng quan tâm như thế giới showbiz, hay mới đây nhất là đại dịch Covid-19 để thực hiện các hành vi xâm phạm cũng như đánh cắp thông tin người dùng.
Vậy cần làm gì để phát hiện những chiêu trò trên, tránh trường hợp thông tin cá nhân riêng tư của bạn bị rò rỉ tràn lan trên Internet?
Thường xuyên cập nhật
Hệ điều hành, trình duyệt web và email sẽ phát huy rất tốt khả năng phát hiện những chiêu trò lừa đảo trực tuyến nếu chúng được cập nhật thường xuyên. Các bản cập nhật thường bao gồm nhiều hình thức bảo vệ người dùng khỏi một số nguy cơ tấn công và lỗ hổng bảo mật.
Phần lớn thiết bị và ứng dụng sẽ được cài đặt để tự động cập nhật. Nhưng nếu có bất kì trục trặc nào xảy ra như máy thiếu dung lượng dẫn đến cập nhật không thành công, hãy tìm cách khắc phục nhanh nhất có thể. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết vụ vi phạm an ninh mạng đều xảy ra trên nền tảng hệ thống đã lỗi thời.
Các hệ điều hành, trình duyệt web và email sẽ phát huy rất tốt khả năng phát hiện những chiêu trò lừa đảo trực tuyến nếu chúng được cập nhật thường xuyên.
Bạn có thể kiểm tra bản cập nhật trên Windows thông qua mục "Cập nhật và Bảo mật" trong "Cài đặt Windows", trên Mac thông qua "Cập nhật phần mềm" trong "Tùy chọn hệ thống", trên Android thông qua Hệ thống> Nâng cao> Cập nhật hệ thống trong Cài đặt và trên iOS trong Cài đặt chung> Cập nhật phần mềm.
Ngoài ra, việc theo dõi thông tin công nghệ mỗi ngày cũng là một cách hữu ích. Chi tiết về những vụ tấn công trực tuyến thường rất được các trang báo quan tâm, nên nếu bạn chủ động cập nhật, nguy cơ bị lừa đảo qua mạng sẽ phần nào được giảm thiểu.
Xác thực hai yếu tố (2FA)
Một trong những biện pháp bảo mật vô cùng hiệu quả là xác thực hai yếu tố. Nghĩa là dù ai đó có lấy được ID và mật khẩu của bạn, họ cũng sẽ không thể truy cập thành công nếu không có thông tin từ mã xác thực được gửi về điện thoại. Để bảo mật tốt hơn, nhất là trước tình trạng tấn công hoán đổi SIM diễn ra ngày một tinh vi, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng phần mềm xác thực chuyên dụng, thay vì chỉ tin nhắn điện thoại.
Hiện nay, gần như mọi tài khoản trực tuyến chính đều hỗ trợ xác thực hai yếu tố: Google, Apple, Facebook, Microsoft, Twitter... Bạn có thể dễ dàng kích hoạt 2FA ở trong phần "Cài đặt trên thiết bị" hoặc tài khoản của mình. Tuy có hơi bất tiện khi đăng nhập vào thiết bị mới nhưng trên hết, tài khoản của bạn vẫn được đảm bảo an toàn.
Một trong những biện pháp bảo mật vô cùng hiệu quả là xác thực hai yếu tố.
Bạn cũng nên hạn chế số lượng tài khoản bên thứ ba liên kết với tài khoản chính, nhất là các ứng dụng và trang web đăng ký sử dụng thông tin Facebook hoặc Google. Càng kết nối với nhiều tài khoản thứ ba, tin tặc càng có cơ hội xâm nhập vào tài khoản chính của bạn.
Sau một thời gian, nên xem xét và ngắt kết nối các tài khoản dùng để xác thực không cần thiết. Những trang như Facebook hay Google rất sẵn lòng cung cấp cho bạn các tùy chọn phù hợp để tối ưu hóa bảo mật.
Việc xác thực hai yếu tố về cơ bản chính là tạo ra rào cản cho những kẻ tấn công trước khi chúng có thể xâm nhập vào tài khoản chính hay các tệp tin quan trọng của người dùng. Ngay cả khi có lỡ truy cập vào liên kết đáng ngờ hoặc tệp đính kèm, tất cả thông tin của bạn vẫn được bảo vệ một cách an toàn.
Cảnh giác với tin nhắn lạ
AI và các phần mềm đang ngày càng thông minh hơn khi có thể phát hiện liên kết đáng ngờ qua mạng xã hội, email hay trình duyệt web. Điều đó buộc tin tặc phải nâng cấp thủ đoạn bằng cách thiết kế những trang web giả mạo công phu, với thủ thuật tinh vi hơn nhằm vô hiệu hóa các hình thức bảo mật.
Bạn nên cảnh giác với mọi thứ xuất hiện trong hộp thư đến, ứng dụng trò chuyện hoặc hộp thư SMS, đặc biệt nếu chúng đến từ nguồn bạn không nhận ra hoặc thậm chí là không có xuất xứ. Hãy nhớ rằng tin nhắn lừa đảo thường cố khơi gợi cảm giác sợ hãi, khẩn cấp hay kích thích sự tò mò của người dùng. Đó là lý do những thông tin nổi bật như đại dịch Covid-19 thường làm gia tăng các cuộc tấn công trực tuyến.
Tin nhắn lừa đảo thường cố khơi gợi cảm giác sợ hãi, khẩn cấp hay kích thích sự tò mò của người dùng.
Hãy luôn cẩn thận với mọi hoạt động trực tuyến của mình. Thủ đoạn của các tin tặc đang ngày một tinh vi và nguy hiểm hơn. Đừng để thông tin cá nhân của bạn bị rò rỉ trên mạng hay tài khoản ngân hàng bị mất một khoản lớn chỉ vì một phút lơ là không cảnh giác.
Đại Việt
Cách tắt iMessages trên Mac Ứng dụng Messages trên Mac hoạt động y như trên iPhone/iPad, cho phép bạn gửi iMessages đến bất cứ thiết bị Apple nào. Nếu bạn ít sử dụng iMessages thì có thể tắt thông báo của nó trên Mac. Hướng dẫn trong bài này áp dụng chính xác với macOS Catalina, tuy nhiên với các phiên bản cũ hơn thì cách làm cũng...