7 lâu đài sở hữu kiến trúc thời Trung cổ đẹp nhất thế giới
Trong quá khứ, Trung cổ được xem là thời kỳ đen tối nhất khi gắn liền với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và sự suy thoái toàn diện.
Tuy vậy, thời kỳ này vẫn để lại cho châu Âu nhiều di tích ấn tượng, trong số đó có những lâu đài đầy mê hoặc và ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới.
Lâu đài Edinburgh được xem là công trình kiến trúc nổi tiếng của xứ Scotland nói riêng và nước Anh nói chung. Edinburgh được xây dựng vào thế kỷ thứ XII và trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử của vương quốc Anh. Đây cũng từng là nơi ở của hoàng gia Scotland.
Du khách khi ghé thăm lâu đài sẽ không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp phóng khoáng bên ngoài mà còn vô cùng ấn tượng bởi những nét kiến trúc cổ kính và duyên dáng bên trong.
2. Eltz, Đức
Lâu đài Burg Eltz được xây dựng vào thế kỉ XII. Trong số những tòa lâu đài của nước Đức, Burg Eltz là một trong số ít những lâu đài còn giữ được gần như nguyên vẹn những kiến trúc ban đầu trước những tác động của chiến tranh. Vì vậy, chúng ta có thể thấy được một cách chính xác lối kiến trúc độc đáo của tòa lâu đài.
Công trình này gây ấn tượng với một chiều dài rất lớn, trong khi chiều rộng lại có chút khiêm tốn. Bên cạnh đó, những đỉnh tháp nhọn điển hình của Gothic càng làm cho lâu đài hiên ngang hơn trên một tảng đá khổng lồ gần sông Moselle.
Lâu đài Bran được xem như là một trong những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc thời Trung Cổ, được du khách khắp nơi trên thế giới biết đến với cái tên “Lâu đài Dracula”.
Sự nổi tiếng của lâu đài được gắn liền với Bá tước khét tiếng Dracula, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn thế kỷ 19 Bram Stocker. Với tổng cộng 17 phòng, lâu đài Bran cũng là một trong những vật sở hữu đắt tiền nhất của đất nước Rumani, với giá trị bất động sản cỡ khoảng 140 triệu USD.
Video đang HOT
4. Windsor, Anh
Chắc chắn đây là một trong những tòa thành nổi tiếng nhất thời Trung cổ, lâu đài Windsor được xây dựng vào thế kỷ 11 và giữ kỷ lục là lâu đài có người quản lý lâu nhất ở châu Âu. Nội thất hiện nay được thiết kế theo phong cách Georgia thế kỷ 19.
Hiện nay lâu đài là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Anh. Mặc dù có vai trò trong du lịch, tòa thành Windsor vẫn hoạt động như một ngôi nhà cho Nữ hoàng Elizabeth II sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần.
5. Vianden, Luxembourg
Lâu đài Vianden là một ví dụ về phong cách La Mã với các vòm hình bán nguyệt, mặc dù sau đó đã có những bổ sung theo kiến trúc Gothic. Cũng giống như nhiều lâu đài thời Trung cổ khác, lâu đài Vianden nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn xuống thị trấn Vianden.
Cho đến đầu thế kỷ 15, đây là trụ sở của các quận nổi tiếng Vianden có mối liên hệ chặt chẽ với Hoàng gia Pháp và triều đình Đức.
6. Monte, Italy
Castle del Monte là lâu đài ở vùng Apulia, miền đông nam Italy. Lâu đài được xây dung trong khoảng năm 1240-1250 trên một ngọn đồi cao 540m. Ban đầu, công trình này được xây dựng để làm nơi nghi ngơi cho hoàng đế vào mỗi mùa săn bắn. Về sau thì trở thành nhà tù, hầm trú ẩn trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Lâu đài có kiến trúc khá độc đáo, hình bát giác với 8 góc, mỗi góc có 1 pháo đài 8 cạnh, mỗi tầng có 8 phòng, sân vườn cũng có 8 cạnh. Bức tường chính của tòa kiến trúc cao 25 m, pháo đài thì cao 26 m. Sau một thời gian dài bị bỏ hoang, năm 1876, chính phủ Italy đã mua lại tòa lâu đài này và biến nó thành điểm tham quan du lịch dành cho du khách.
7. Alhambra, Tây Ban Nha
Lâu đài Alhambra này còn được xem là khu phức hợp cung điện và pháo đài, tọa lạc tại Andalusia, Tây Ban Nha. Lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 13 bởi tiểu vương Nasrid Mohammed ben Al-Ahmar của Tiểu vương quốc Granada. Alhambra mang đậm nét kiến trúc Moorish – đặc trưng cho triều đại Hồi giáo cuối cùng trên bán đảo Iberia.
Được xây dựng trên đỉnh của tàn tích pháo đài La Mã trước đây, Alhambra trở thành cung điện hoàng gia vào năm 1333, và một thế kỷ sau, địa điểm này trở thành Tòa án Hoàng gia của Ferdinand và Isabella.
Số lượng du khách được phép đến Alhambra rất hạn chế do đó các chuyến thăm cần được lên kế hoạch từ trước. Đến đây, du khách có thể tham quan khu phức hợp Hoàng gia, Sân Sư tử, Đài phun nước và nhiều công trình khác.
Danh hiệu Di sản thế giới của UNESCO: Phía sau sự vinh danh...
Danh sách Di sản thế giới của UNESCO có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn di sản thiên nhiên, di sản lịch sử trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà danh hiệu này mang lại là những hệ quả đáng suy ngẫm.
Người dân Edinburgh đã kêu gọi từ chối Danh hiệu UNESCO vào năm 2015.
Danh hiệu được "săn đón" bởi tiềm năng du lịch
Công ước năm 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới UNESCO đã tạo ra một danh sách các địa điểm văn hóa và tự nhiên có giá trị trên khắp thế giới cần được bảo tồn. Được thành lập từ năm 1975, thống kê đến tháng 7/2021 cho biết đã có 1,154 địa điểm đã được công nhận.
Mặc dù Tổ chức UNESCO đã không thể ngăn chặn tất cả các "thảm kịch" đến với các điểm di sản trên thế giới, ví như tượng Phật Bamiyan ở Afghanistan bị Taliban phá hủy vào năm 2001 hay đền thờ Baal ở Palmyra (Syria) bị phá bỏ vào năm 2015; nhưng danh sách này vẫn góp phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ di sản toàn cầu và được công chúng biết đến nhiều nhất.
Một vị trí uy tín trong Danh sách Di sản thế giới của UNESCO vốn được nhiều quốc gia "săn đón" bởi khả năng có thể quảng bá các điểm đến lịch sử và tự nhiên của họ, mang lại cho họ một vị trí trên bản đồ du lịch thế giới.
Mặt khác, danh hiệu này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội khác cho khu vực được liệt kê, đơn cử dòng vốn tài trợ từ nước ngoài, tái tạo kinh tế, chính sách bảo tồn, giải pháp giáo dục và các hoạt động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân địa phương.
Thành phố Angkor (Campuchia) là một ví dụ điển hình khi sở hữu một trong những di tích khảo cổ quý nhất bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một số ngôi đền trong thành phố này đã xuất hiện từ thời trung cổ hoặc còn sót lại từ thời Khmer Đỏ.
Việc được công nhận bởi UNESCO đã "mở khóa" tài trợ từ các đơn vị bảo tồn quốc tế giúp cải thiện đáng kể hiện trạng của di tích này, đảm bảo tương lai phát triển bền vững của điểm đến để thu hút du khách.
Một câu chuyện tương tự là những ngôi nhà từ thế kỷ 19 tại Aapravasi Ghat, Mauritius - một quốc gia ở Tây Phi đã được UNESCO công nhận vào năm 2006. Danh hiệu Di sản thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân Maurititi - chủ yếu là hậu duệ của lực lượng nhân công Ấn Độ nhập cư đã được người Anh, sau khi xâm chiếm được đạo này, đưa qua đây để khai khẩn các đồn điền mía.
Các nguồn tài trợ từ bên ngoài giúp khai thác tiềm năng và nâng cấp giá trị điểm đến này vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa của cư dân vừa phục vụ các thị trường du lịch lớn, đặc biệt là du lịch biển truyền thống.
Chính vì ý nghĩa quảng bá, rất nhiều thành phố trên thế giới đều "thèm muốn" có một vị trí trong danh sách nêu trên. Thổ Nhĩ Kỳ xem xét đề cử mọi thị trấn lịch sử của nước mình, chính quyền thành phố Dubai (Ấn Độ) ra sức trùng tu lại toàn bộ khu phố lịch sử với hy vọng được UNESCO công nhận...
Thị trấn cổ Lệ Giang ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Mặt trái của du lịch đại chúng
Mặc dù không thể phủ nhận những giá trị mà Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO mang lại, nhiều nhà bảo tồn cho rằng, trên thực tế, tiềm năng du lịch có được từ danh hiệu này có thể là một "chén canh độc" đối với một số thành phố di sản trên thế giới.
Đơn cử, thị trấn cổ Lệ Giang trước đây ít được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã trở thành một "thỏi nam châm" hút khách du lịch kể từ khi trở thành Di sản thế giới vào năm 1997. Sự phát triển du lịch nhiều năm nay ở điểm đến này đã trở thành mối đe dọa lớn đối với chính những giá trị mà thị trấn đã được công nhận, ví như truyền thống văn hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên, di sản xuống cấp,...
Quả thực, mục đích chính của UNESCO là huy động sự đoàn kết của các chính phủ và cộng đồng trong việc bảo tồn di sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào lý tưởng này cũng được thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp bảo vệ di sản bị xa rời khởi mục đích ban đầu, những nhà quản lý lại dùng chính lý do bảo tồn để làm động lực quảng bá du lịch hoặc các lý do chính trị - kinh tế khác.
Có thể hiểu mâu thuẫn này như sau, nguồn tài trợ đổ về di sản giúp nâng cấp giá trị di sản sao cho phù hợp với tiêu chuẩn du lịch. Việc thu hút được càng nhiều khách du lịch sẽ thu về càng nhiều nguồn vốn đầu tư và doanh thu để bảo tồn. Tuy nhiên, du lịch càng phát triển nhanh thì điểm đến càng dễ bị tổn hại, cuộc sống của người dân bản địa càng dễ bị ảnh hưởng, ví như họ sẽ không theo nghề truyền thống lâu năm mà chuyển sang làm du lịch.
Điều này đã được nhà nhân chủng học người Bỉ David Berliner chỉ ra trong nghiên cứu của ông về cố đô Luang Prabang của Lào, được công nhận là di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1995.
Theo đó, ông đã phản biện và chứng minh rằng, một trong những hệ quả mâu thuẫn của các biện pháp bảo vệ di sản của UNESCO là tạo ra sự phát triển du lịch ồ ạt. Một trong những biểu hiện rõ nhất là một số nhà kinh doanh du lịch cố ý dàn dựng, bóp méo lịch sử để thu hút du khách. Một số điểm đến lịch sử bị khai thác quá tải, hệ quả để lại là ô nhiễm môi trường, hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.
Một ví dụ khác khu rừng thiêng Osun-Osogbo tại Nigeria (châu Phi) sau khi được công nhận vào năm 2005. Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Saskia Cousin và Jean-Luc Martineau, việc đưa Rừng thiêng Osun-Osogbo vào Danh sách Di sản thế giới là kết quả của gần 15 năm nỗ lực từ phía bang Osun trong việc vận động hành lang và phục dựng các phong tục, truyền thống cổ xưa của nơi này, nhằm tạo ra tính chính thống về văn hóa và lịch sử, đáp ứng tiêu chuẩn của UNESCO. Hai nhà nghiên cứu phân tích, mục đích để khu rừng được công nhận là một chiến lược của chính quyền thủ đô trẻ tại bang Osun nhằm cạnh tranh với thành phố đối thủ của mình - Ife.
Mặt khác, Danh hiệu Di sản thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận dân cư địa phương. Đó là ví dụ của khu phố lịch sử Casco Viejo ngụ tại thành phố Panama (Cộng hòa Panama) được UNESCO công nhận vào năm 1997. Sau khi có quyết định này, những cư dân nghèo sống trong khu phố bị yêu cầu di dời đến nơi khác để địa điểm này trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, thời điểm Casco Viejo phát triển lên cũng ghi dấu sự "sụp đổ" của những khu vực lân cận, khi tầng lớp dân nghèo ở những nơi này cũng bị ảnh hưởng và bị buộc phải rời khỏi ngôi nhà của họ. Hiện nay, khu phố cổ này là nơi sinh sống cho phần lớn những người nước ngoài giàu có.
Nền du lịch trước dịch được đánh giá tăng trưởng theo cấp số nhân kể từ khi được liệt kê vào danh sách di sản, nhưng mặt trái của nó là quá trình đô thị hóa di sản và tình trạng bất bình đẳng trầm trọng giữa các tầng lớp trong xã hội.
Danh hiệu quý giá bị "xem nhẹ"
Trong một số trường hợp khác, Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO chưa chắc đã được "chào đón" ở một số quốc gia. Vào năm 2015, khi thành phố Edinburgh (Scotland) được liệt kê trong Danh sách Di sản thế giới UNESCO, nhiều nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, kiến trúc sư,... đã kêu gọi từ chối danh hiệu này bởi họ cho rằng không cần thiết phải quảng bá du lịch để bảo tồn những ngôi nhà di sản hàng thế kỷ của thành phố.
Bất kỳ quyết định nào về việc cho phép xây dựng tòa nhà nào cũng cần phải xem xét cẩn thận hậu quả đối với sự hấp dẫn của địa điểm đối với du khách, người dân, sinh viên và doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bao lâu nay của thành phố này.
Câu hỏi tương tự cũng xảy ra khi chính quyền thành phố Dresden (Đức) quyết định xây dựng cầu Waldschlsschen bắc qua sông Elbe vào năm 2007, họ phải đối mặt với nguy cơ bị UNESCO loại ra khỏi danh sách di sản. Sau đó, chính quyền thành phố đã cho rằng động thái này là cần thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội của họ và "tạm hiện" Danh hiệu Di sản thế giới UNESCO vào năm 2009. Quyết định này phần nào cũng dẫn đến sự sút giảm lượng khách du lịch đến nơi này.
Nhìn chung, những ví dụ nêu trên cho thấy các vấn đề về di sản có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào với các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị tại địa phương đất nước sở tại. Theo đánh giá khách quan, không thể phủ nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của UNESCO trong việc thúc đẩy công tác bảo tồn, nhưng trong một số trường hợp danh hiệu này cũng có thể góp phần đẩy di sản vào tình trạng trầm trọng hơn, gia tăng sự bất bình đẳng xã hội và biến tướng văn hóa truyền thống bản địa...
Những thành phố độc đáo ở châu Âu đáng để 'lên lịch' Châu Âu nổi tiếng với một danh sách thành phố lớn đáng phải đến, song vẫn còn những thành phố nhỏ hơn nhưng có võ đang chờ bạn khám phá với một chuyến đi trong một ngày... Từ Munich, Đức đến Salzburg, Áo Phong cảnh thơ mộng ở Salzburg. Salzburg nằm ngay trên biên giới với Đức, và nổi tiếng không chỉ vì...