7 lãnh đạo Gelex (GEX) đăng ký mua 7,05 triệu cổ phiếu ESOP, chiếm 58,8% tổng lượng phát hành
Các lãnh đạo cao cấp của Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, mã chứng khoán: GEX – sàn HOSE) đăng ký mua vào 7,05 triệu cổ phiếu ESOP.
Theo đó, 7 lãnh đạo Gelex đăng ký mua vào 7,05 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, chiếm 58,8% tổng lượng cổ phiếu ESOP được phát hành. Được biết, trong tháng 11 doanh nghiệp thông qua phát hành 12 triệu cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch HĐQT đều đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu.
Ông Nguyễn Trọng Tiếu, Phó chủ tịch HĐQT; Nguyễn Trọng Hiền, Phó chủ tịch HĐQT; Lương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch HĐQT; Võ Anh Linh, Thành viên HĐQT kiêm Trưởng ban Kiểm toán nội bộ đều đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu.
Ông Phạm Tuấn Anh, Kế toán trưởng đăng ký mua 50.000 cổ phiếu GEX.
Thời giao dịch dịch từ ngày 21/12/2020 đến 19/01/2021 bằng phương thức chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm Lưu ký.
Video đang HOT
Với giá đóng cửa ngày 15/12 là 20.900 đồng/cổ phiếu, giá phát hành ESOP dự kiến thấp hơn 42,6% so với giá thị trường.
Trong quý 3, Gelex ghi nhận 4.748 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, Gelex đạt 12.060 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 69% kế hoạch năm.
Lợi nhuận gộp đạt 557 tỷ đồng, giảm 24,42% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng đạt 1.773 tỷ đồng, giảm 12,35% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2020 đạt 14,7%, giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 262 tỷ đồng, giảm 18%, lũy kế 9 tháng đạt 791 tỷ đồng, giảm 10,36% so với cùng kỳ năm trước, đạt 107% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế quý 3 và luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020 lần lượt đạt 218 tỷ đồng và 641 tỷ đồng, tương đương 94,8% và 92,11% cùng kỳ năm 2019.
Tập đoàn Thái Lan muốn 'thôn tính' Bao bì Biên Hòa khi đăng ký mua hơn 94% vốn
Sau khi chuyển đổi toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, tập đoàn Thái Lan tiếp tục đánh tiếng gom 94% vốn SVI để nhanh chóng hoàn tất thương vụ đã công bố từ đầu năm.
TCG Solutions Pte.Ltd thuộc quản lý của Thai Containers Group Co., Ltd - Công ty thành viên Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa thông báo đăng ký mua hơn 12 triệu cổ phiếu SVI của CTCP Bao bì Biên Hòa.
Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua hệ thống chuyển quyền sở hữu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ 16-31/12.
Số cổ phần SVI mà TCG Solution muốn mua chiếm 94,11% tổng số cổ phiếu có quyển biểu quyết đang lưu hành của Bao bì Biên Hòa. Hiện tại TCG không sở hữu cổ phiếu SVI nào.
SCG sắp hoàn tất thương vụ thâu tóm SVI.
Song song đó, tại Bao bì Biên Hòa, nhiều lãnh đạo đồng loạt từ nhiệm và có sự thay thế từ các nhân sự mới của Tập đoàn SCG. Cụ thể, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường lần 2, cổ đông SVI đã thông qua việc từ nhiệm của 6/7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023.
Trong đó, ông Trịnh Thanh Cần (nguyên Chủ tịch HĐQT SVI) cùng 5 thành viên khác trong ban lãnh đạo Công ty đều đã từ nhiệm. Riêng ông Đinh Quang Hùng vẫn là Thành viên HĐQT độc lập của SVI. Đồng thời, 3 thành viên thuộc Ban kiểm soát của Công ty cũng đã từ nhiệm.
Thay vào đó, ĐHĐCĐ bất thường SVI đã bầu mới 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát. Vị trí người đại diện theo pháp luật của SVI cũng được điều chỉnh từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng Giám đốc.
Trong đó, ông Suchai Korprasertsri - Giám đốc TCG Solutions Pte. Ltd kiêm Giám đốc điều hành Thai Containers Group Co., Ltd - được bầu làm Chủ tịch HĐQT SVI. Ông hiện không nắm giữ cổ phiếu SVI.
Còn ông Ekarach Sinnarong được bổ nhiệm làm Tổng Giám SVI thay cho ông Đặng Ngọc Diệp. Hiện, ông cũng là Tổng giám đốc Công ty Công Nghiệp Tân Á, một doanh nghiệp thuộc SCG tại Việt Nam.
Bao bì Biên Hòa là doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì thành lập năm 1968. Vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp là 128 tỷ đồng.
Còn Tập đoàn SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992. Hiện, SCG có hơn 20 công ty con tại Việt Nam hoạt động trên 3 lĩnh vực gồm hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. SCG trước đó đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group.
Dự án lớn nhất hiện tại của SCG tại Việt Nam là Tổ hợp Hóa dầu miền Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Tập đoàn Thái Lan sở hữu 100% vốn siêu dự án này.
Trong đầu năm 2020, Tập đoàn đa ngành Thái Lan SCG đã tuyên bố sẽ mua Bao bì Biên Hòa trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch COVID-19, nguồn tin từ Nikkei Asian Review cho hay.
Tận dụng cơ hội mua sắm trực tuyến lên ngôi giữa đại dịch, SCG quyết định liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản - Rengo để mua vào khoảng 15% tổng tài sản Bao bì Biên Hoà, tương đương con số chi ra gần 635 tỷ baht (hơn 19 triệu USD, ~448-500 tỷ đồng).
Triển vọng sáng với cổ phiếu ngành công nghệ dịp cuối năm Đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp buộc phải tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, từ đó mạnh tay chi tiêu cho công nghệ. Điều này lý giải vì sao doanh thu và hiệu quả của các công ty công nghệ lớn tăng vọt, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu sinh lời. Cổ...