7 kiểu kết hợp thực phẩm gây bệnh nguy hiểm bạn vẫn ăn hằng ngày
Ăn uống theo những cách dưới đây là bạn đang tự rước bệnh vào người.
1. Cà phê và bánh mì
Nhiều người có thói quen ăn bánh mì và uống cà phê vào buổi sáng nhưng nói lại không hề tốt cho sức khỏe. Các carbs đơn giản trong bánh mì ngăn canxi được tiêu hóa đúng cách và không có lợi cho hệ thống thần kinh và tim mạch của bạn. Hơn nữa, nếu bạn uống cà phê hòa tan thì càng không có lợi cho sức khỏe của bạn.
Nếu bạn thích ăn bánh mì vào buổi sang thì hãy có thể uống kèm trà xanh.
Đây là một sự kết hợp rất phổ biến để làm các món salad mùa hè. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng việc kết hợp 2 loại rau này có thể làm xáo trộn đường sinh hóa của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến vôi hóa và các vitamin có trong cả hai loại rau sẽ không được tiêu hóa đúng cách.
Bạn có thể ăn riêng cà chua và dưa chuột. Ví dụ, hôm nay bạn có thể làm món salad với cà chua và rau xanh, và ngày mai – món salad với dưa chuột.
3. Khoai tây và thịt
Ai có thể cưỡng lại một miếng bít tết với khoai tây chiên? Thật không may, đây là một sự kết hợp thực phẩm không tốt. Các tinh bột có trong khoai tây cần chất lỏng tiêu hóa kiềm và protein từ thịt cần axit. Khi kết hợp cùng nhau, chúng sẽ khiến bạn thấy khó tiêu dẫn đến rối loạn như ợ nóng, ợ hơi, và nhiều triệu chứng khác.
Khi chọn một món ăn phụ cho thịt, hãy chọn các loại rau không có tinh bột như măng tây, bông cải xanh, súp lơ, đậu xanh hoặc bí ngòi.
Video đang HOT
Các tuyến nước bọt sản xuất ptyalin và amylase biến đổi tinh bột carbs (mì ống) thành đường đơn giản. Khi các loại đường đơn giản bao phủ protein (thịt), chúng tạo ra một hỗn hợp hóa học nguy hiểm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tốt hơn là ăn mì ống như một món ăn riêng biệt. Cố gắng chọn mì ống làm từ lúa mì cứng và kết hợp nó với nước sốt thảo mộc.
5. Bia và các loại hạt mặn
Đây là một trong những kiểu ăn uống phổ biến nhất từ thời đại học. Mọi người đều thích ăn hạt mặn khi uống bia. Tuy nhiên, thực phẩm nhiều muối không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn dẫn đến mất nước và khiến bạn muốn uống thêm bia.
Khi uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào, hãy uống thêm nước hoặc soda để tránh mất nước.
6. Dứa và sữa
Trái cây chua làm cho quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động chậm hơn, đặc biệt là vào buổi sáng. Bên cạnh đó, dứa có chứa bromelain, một phức hợp enzyme có thể gây nhiễm độc khi kết hợp với các sản phẩm sữa.
Bạn có thể ăn mơ khô hoặc mận thay vì dứa khi uống sữa.
7. Chuối và sữa
Cặp đôi thực phẩm này đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là với những người theo lối sống lành mạnh bởi vì nó nhiều dinh dưỡng và chuẩn bị cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trái cây, đặc biệt là trái ngọt, nên được tiêu thụ riêng. Chúng ở bên trong cơ thể lâu hơn, làm chậm hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn cùng với các thực phẩm khác. Sữa cũng tốt cho sức khỏe hơn khi bạn uống riêng.
Theo Brightside
Nhiều loại thực phẩm được tẩy trắng bằng hóa chất, nhận biết thế nào để tránh độc
Bò viên, cá viên, mực, bao tử lợn... nguồn gốc, nhãn mác không rõ ràng là những thực phẩm rất dễ bị tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp, hàn the vô cùng nguy hiểm nếu ăn phải.
Dùng bột hóa chất ngâm tẩm bò viên, cá viên
Ghi nhận của báo Tiền Phong, trên thị trường hiện có hai loại bò viên, một loại màu trắng và một loại có màu sậm đen. Một số chủ sạp thịt bò tại chợ Nguyễn Thông (Q.3) cho biết, giá rẻ là do bò viên trắng làm từ thịt bò nạm, còn viên sậm màu làm từ thịt đùi bò, giá cao hơn.
Tuy nhiên, theo anh H.V.Th., một người làm bò viên tại Q.8, thịt bò có màu đỏ tươi nên màu đúng của sản phẩm này là màu sậm, hơi đen. Muốn làm bò viên, cá viên, chả cá... phải chọn thịt bò mới giết thịt hay cá tươi, nhưng với "công nghệ" hiện nay thì ngay cả thịt ế, cá ươn cuối ngày cũng có thể làm ra những viên bò, viên cá đẹp mắt.
Dựa vào cảm quan màu sắc tự nhiên có thể xác định được thực phẩm an toàn
Thịt được đưa vào máy ly tâm (một loại máy chuyên dụng để sản xuất giò chả, bò viên, cá viên), kèm theo là các loại bột phụ gia chống thối, chống nhớt, tạo độ dẻo, giòn, mịn. Sau đó thì chẳng còn phân biệt đâu là nguyên liệu tươi và cũ. Riêng cách tạo màu trắng cho bò viên, nhiều cơ sở thường dùng một loại hóa chất tẩy trắng để giấu đi màu sắc đã xuống cấp của nguyên liệu, đồng thời có thể pha trộn thêm các loại bột vào để ăn gian chất lượng.
Bao tử heo, sách bò, sò huyết ngâm tẩm tẩy trắng
Không chỉ bò viên, ngay cả dồi trường, bao tử heo, lá sách bò, sò huyết... cũng bị nghi ngờ đã qua công đoạn ngâm tẩm, tẩy trắng.
Một chủ hàng nói thẳng: "Hàng ngâm này giao cho quán. Muốn dồi trường ngon, giòn thì mua loại chín, màu tự nhiên. Ở đây hàng màu gì là tui nói màu đó, không úp mở gì hết". Theo một số chị bán hàng gần đó tiết lộ, bất kể dồi trường sống hay chín đều được ngâm chất tẩy trắng vì toàn bộ là hàng đông lạnh, hàng cũ.
Mực ống, bạch tuộc đèn ngòm được 'phù phép' thành trắng tinh
TS Nguyễn Quang Tề - Nguyên Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) cho biết, vì lợi nhuận nhiều tiểu thương vẫn sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng để "phù phép" cho các loại hải sản đã hỏng trước khi đem bán. Thậm chí, trong quá trình vận chuyển không ít cơ sở vì lợi ích còn cho urê để bảo quản giữ cho tươi lâu hơn không bị ươn thối.
Theo TS. Tề, Các loại thủy hải sản sau khi chết vài giờ sẽ bị phân hủy. Trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra độc tố histamine. Nếu rửa kỹ nhiều lần cũng vẫn không thể loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê hay oxi già đã ngấm sâu vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.
Theo quy định của Bộ Y tế, oxy già, urê không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được phép cho vào thực phẩm. Đối với urê, người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải các loại hải sản như cá, mực... có dư lượng urê cao. Ăn thường xuyên dù ở hàm lượng ít, urê cũng tích tụ dần vào cơ thể gây độ mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây tiêu chảy, rối loạn thần kinh...
Với oxi già công nghiệp tẩy trắng và làm sạch cho mực hay bạch tuộc cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu chất độc tích tụ trong cơ thể. Trong oxi già công nghiệp có nhiều tạp chất có thể gây các bệnh về đường ruột, thần kinh... tùy vào các chất.
Ngó sen, chân gà, nấm tuyết tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp, hàn the
Báo Vietnamnet dẫn thông tin từ một nghiên cứu của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM thì có tới 80% các mẫu ngó sen, chân gà, nấm tuyết ... và các mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đều chứa chất tẩy trắng hóa chất công nghiệp.
Đã có những giai đoạn TP. Hồ Chí Minh đã rộ lên việc tư thương dùng hoá chất tẩy trắng thực phẩm, các loại hoá chất này được dùng để tẩy trắng chân gà, vỏ dừa, giá đỗ, dạ dày luộc và nhất là các loại hải sản.
Tác hại ăn phải thực phẩm ngâm tẩm hóa chất và cách nhận biết
Theo ông Nguyễn Trường Giang, cán bộ thuộc Phòng Thí nghiệm (Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai), cho biết các chất được dùng để tẩy trắng thực phẩm chủ yếu là Salicylic dùng trong công nghiệp tẩy trắng, đây là một chất độc hại. Ngoài ra, còn có các chất tẩy trắng gốc Sunfit, hay còn gọi là "bột chua". Đây là những chất cấm dùng trong thực phẩm, vì khả năng gây nguy hại cho sức khỏe , việc sử dụng lâu dài sẽ khiến các chất trên sẽ tích tụ lại và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Nhấn mạnh thêm về tác hại của các chất tẩy trắng trên, báo Vietnamnet dẫn thông tin từ nghiên cứu của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh, các chất tẩy trắng gốc Sunfit hay chất Salicylic là những hợp chất độc hại, là tác nhân gây ung thư, hen suyễn, bệnh về hô hấp, gây độc hệ thần kinh ngoại biên, hệ thần kinh trung ương. Tiếp xúc lâu dài với các chất này sẽ làm tổn hại các cơ quan trong cơ thể, suy hô hấp, kích ứng da...
Ở một khía cạnh khác, theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh- nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay, để tẩy trắng một số thành phẩm, các hộ sản xuất vẫn thường dùng đến chất tẩy trắng sunphit natri (Na2SO3) hay tinopal, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, có thể gây viêm loét dạ dày, đường ruột, suy gan, suy thận, ung thư. Ngoài ra, những chất gây độc này, có khả năng gây hại niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.
Với các thực phẩm có nguy cơ lạm dụng hàn the, chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, có thể phân biệt qua mùi vị và màu sắc. Đối với thịt lợn, miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, thớ thịt săn nhưng khô. Khi cắt vào bên trong thịt nhũn, có dịch, độ đàn hồi kém. Khi ăn sẽ thấy miếng thịt bở và có mùi hôi.
Ngược lại, thịt lợn tươi ngon, bề ngoài không bị nhớt, thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi ấn tay vào thớ thịt thấy mềm tay, thịt lõm xuống sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. Khi luộc thịt, nước trong, mùi thơm, ăn dai thịt. Còn với giò lụa, khi mua cần để ý màu sắc và mùi vị của giò. Giò ngon khi cắt ra có màu hồng nhạt, bề mặt giò có nhiều lỗ li ti, sờ vào cảm giác mịn và hơi ướt, khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, không quá giòn, không bị bở. Đối với chả đã bị tẩm hàn the ăn sẽ không có vị béo ngậy đặc trưng của thịt mà lại giòn, dai bất thường...
Theo VietQ
Dấu hiệu nhận biết thực phẩm đã bị 'tẩm độc', tẩy trắng Nhiều loại thực phẩm bị ngâm, tẩm các loại hóa chất như chì, hàn the, asen, lưu huỳnh, oxi già, ure... là mối lo ngại đối với người tiêu dùng. Nếu rửa kỹ nhiều lần cũng không thể loại bỏ được hết các chất độc này khi chúng ngấm vào thực phẩm. Ảnh minh họa: Internet Trên thị trường hiện có hai loại...