7 HS bị sóng cuốn: Vẫn còn nhiều người chủ quan
Tuy lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo “khu vực nguy hiểm” thế nhưng vào chiều nay nhiều phụ huynh vẫn bất chấp cho con em tắm biển tại khu vực nơi 7 em học sinh gặp nạn khi tắm tại bãi biển 30-4 (huyện Cần Giờ, TP.HCM) vào trưa ngày 29/12.
Lúc 15h chiều nay, tại khu vực nơi 7 em học sinh của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ( huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) bị sóng biển cuốn trôi dẫn đến tử vong, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho con em mình ra đây tắm, vui đùa với sóng biển. Nhiều em nhỏ chừng 5-7 tuổi liên tục chạy ra chạy vào theo con sóng biển ập vào bờ. Bên cạnh có một số phụ huynh đứng “canh chừng”.
Càng về chiều, sóng biển ập vào bờ ầm ầm và trời bắt đầu nổi gió. Những con sóng bắt đầu cao dần cứ liên tiếp ập vào. Các em nhỏ đang tắm tại đây hồn nhiên nhảy với theo con sóng.
Người dân lo ngại sóng biển lớn ập vào liệu các bậc cha mẹ có kịp giữ tay con nhỏ của mình không vì nơi đây sóng biển đã cướp đi sinh mạng của 7 em học sinh vào trưa ngày 29/12
“Các em nhỏ vui đùa với con sóng mà em không biết rằng chính nơi đây đã cướp đi sinh mạng của 7 học sinh nam vào trưa ngày 29/12. Các cháu nhỏ không biết đã đành nhưng người lớn đứng trông con mình tắm thì thật là đáng trách. Nếu sóng biển lớn ập vào liệu các bậc phụ huynh này có kịp giữ các bé nhỏ đang tắm tại đây không. Khu vực này là nước xoáy với nhiều ghềnh đá”- chị Nguyễn Thu một người dân sống lo lắng nói.
Trước đó, vào trưa ngày 30/12 đoàn công tác của Công an TP.HCM đã thực nghiệm hiện trường bãi tắm 30-4 nơi 7 em học sinh bị sóng biển cuốn trôi tử nạn.
Lực lượng công an có mặt thực nghiệm hiện trường nơi 7 em học sinh cấp 2 bị sóng biển cuốn trôi.
Đứng trên bờ dõi mắt về nơi các học sinh gặp nạn, Thượng tá Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Công an huyện Cần Giờ cho biết: “Nơi các em học sinh tắm là khu vực thi công công trình lấn biển. Nơi đó có một lạch nước do công trình đang thi công đã tạo ra xoáy gây sóng to cuốn các em”. Ông Nghĩa nói đây chỉ là nhìn nhận khách quan còn nguyên nhân chính xác phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.
Ông Đinh Quang Tuấn, tổ trưởng tổ bảo vệ và cứu hộ tại bãi biển này cho biết: “Trưa ngày 29/12 nghe tiếng hô hoán có người đuối nước, 5 bảo vệ và 4 nhân viên cứu hộ tức tốc lao ra khu vực các em học sinh gặp nạn để cứu. Anh em cứu được 5 em học sinh nhưng trong đó 3 em đã bị ngất xỉu”.
Video đang HOT
Biển báo nguy hiểm nhưng nhiều phụ huynh vẫn bất chấp đưa con mình ra đây tắm vào chiều ngày 30/12.
Nói về nguyên nhân, ông Tuấn giải thích các em đến chơi ở bờ biển vào ngày cuối tuần nên rất đông du khách. Thời điểm các em gặp nạn sóng to. Có thể các em cố ý lao vào vùng cấm và cũng không loại trừ yếu tố bất ngờ do sóng to xô đẩy đưa các em vào khu vực nguy hiểm.
Được biết sau sự cố, UBND huyện Dầu Tiếng và huyện Cần Giờ đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 10 triệu đồng phụ vào việc mai táng.
Khu vực bãi tắm rất nhiều ghềnh đá và lạch sâu, nước lại chảy xiết
Chỉ còn 1 ngày nữa là kết thúc năm 2013. Điểm lại, tại TP.HCM, đầu năm có 11 người thiệt mạng, 3 người bị thương trong vụ cháy nổ “Phương khói lửa” tại quận 3, trong đó gia đình của ông “Phương khói lửa” có 6 người chết, một gia đình khác có hai mẹ con. Cuối năm, 7 em học sinh của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thăm quan tại huyện Cần Giờ thì bị sóng biển cuốn trôi dẫn đến chết ngạt.
Theo Khampha
Địa hình hiểm trở nơi 7 học sinh chết đuối
Bãi tắm Cần Giờ nằm sát công trình ngổn ngang đá, rãnh sâu. Khi 7 học sinh bị nước cuốn có khoảng 400 người đang tắm, 4 nhân viên cứu hộ đang túc trực nhưng không thể ứng cứu.
Con đường dọc bãi biển 30/4 Cần Giờ một bên dãy nhà nghỉ cho du khách, một bên là biển. Từ nơi mà các học sinh THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bỏ lại đồ đạc ra bãi tắm cách khoảng 100 m.
Sát chỗ nhóm học sinh tắm ngổn ngang vật tư xây dựng tuy nhiên không có biển ngăn cách cảnh báo công trình.
Nơi đây còn để 2 xà lan có hố sâu. Khi nước biển dâng, xà lan này bị nhấn chìm không thể nhìn thấy. Cột cắm cảnh báo nguy hiểm nằm phía ngoài khu vực để xà lan (hướng ra biển). Theo bảo vệ ở khu vực này, nhóm học sinh tắm đã ra biển khá xa, ngoài cột cờ. Thấy nước đang lên, các bảo vệ đã nhiều lần nhắc nhở không được ra xa và phải cẩn thận.
Kế tiếp đó là công trình kè đá xây dựng khu đô thị du lịch biển Cần Giờ. Những đống đá này luc ân luc hiên trong nươc biên.
Theo nhân viên cứu hộ, từ khi công trình thi công kè đá và đào rãnh sâu, nước ở bãi biển xoáy và biến động thất thường. "Khi chúng tôi chạy ra cứu, các em bị nước cuốn vào khu vực này. Sóng to và xoáy rất nguy hiểm", một nhân viên cứu hộ nói.
"Nghe tiếng kêu cứu của nhóm học sinh, tôi thấy phía ngoài biển một số em nhấp nhô trên mặt sóng. Nhân viên cứu hộ phát hiện nhưng họ triển khai ứng cứu rất chậm", bà Nguyễn Thị Hằng, người bán hàng ở khu vực bãi biển nói.
Sáng 30/1, Công an huyện Cần Giờ phối hợp Công an TP HCM, VKSND TP HCM sát đến ghi nhận hiện trường, mực nước thời điểm 7 học sinh bị cuốn trôi để điều tra, làm rõ.
"Về khách quan, bước đầu có thể nói là do rãnh nước của công trình đã tạo nước xoáy. Có thể các em khi tắm đã ham bơi ra xa, không chấp hành cảnh giới nguy hiểm nên bị cuốn đi. Do bãi cạn, sóng to nên việc cứu hộ rất khó khăn", thượng tá Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Công an huyện Cần Giờ cho biết.
Công an cũng lấy lời khai các thầy giáo đã nhìn thấy những học sinh của mình bị nhấn chìm.
Sơ đồ bản vẽ hiện trường được công an ghi lại.
Cổng công trình thi công sát bãi tắm. "Lúc đó nhóm học sinh tắm cách đây 200 m và bị nước cuốn trôi vào khu vực công trình. Ở đây chúng tôi bảo vệ rất nghiêm ngặt, không cho du khách vào tắm", bảo vệ công trình khẳng định.
An Nhơn
Theo VNE
Thực nghiệm hiện trường vụ tai nạn làm 7 học sinh thiệt mạng Ngày 30/12, đại diện BGH Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) cho biết sáng cùng ngày đã có mặt tại bãi biển Cần Giờ để cùng Công an TP.HCM và lực lượng chức năng thực nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Trường THCS Nguyễn Bình Khiêm, nơi có các học sinh bị nạn. Ảnh chụp ngày 30-12 Khoảng 15h30...