7 đường tàu đẹp nhất nước Mỹ
Được thiết kế cho những chuyến đi đường dài hay để ngắm cảnh, các tuyến tàu dọc bờ biển hay xuyên núi của Mỹ cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng tầm nhìn tuyệt vời.
1. Rockies to the Red Rocks, từ Denver đến Moab: Là tuyến tàu hạng sang đầu tiên tại Mỹ của Rocky Mountaineer, tuyến đường “Rockies to the Red Rocks” đưa du khách đi trong hành trình kéo dài hai ngày từ Denver, Colorado đến Moab, Utah, băng qua rặng Rocky và khu vực tây nam hùng vĩ. Toa tàu trần kính sẽ giúp bạn tận hưởng khung cảnh dễ dàng hơn. Ảnh: The Pioneer Woman.
2. Coast Starlight, từ LA đến Seattle: Tuyến đường dài hơn 2.200 km này đưa bạn qua những vùng đất tuyệt nhất miền Tây, gồm Santa Barbara, San Francisco, Sacramento, Portand… Trong hành trình 36 tiếng, bạn có thể di chuyển giữa chỗ ngồi đến các toa ăn uống và toa ngắm cảnh. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
3. Grand Canyon Railway, từ Williams đến Grand Canyon: Có thể bạn đã nghe đến Grand Canyon (Hẻm Núi Lớn), nhưng chưa biết có thể ngắm địa danh nổi tiếng này từ tàu hỏa. Trên tuyến đường Grand Canyon Railway, bạn sẽ đi từ Williams, Arizona, qua những rừng thông và đồng cỏ, trước khi đến khu South Rim của Grand Canyon. Ảnh: Experiencewilliams.
4. Empire Builder, từ Chicago đến Portland: Tuyến đường sắt này chạy hàng ngày từ Chicago đến vùng Tây Bắc Mỹ ven biển Thái Bình Dương, phỏng theo hành trình thám hiểm của Lewis and Clark. Empire Builder đi qua nhiều điểm đến hấp dẫn, từ St. Cloud và Minneapolis đến vùng đồng quê hay Công viên Quốc gia Glacier. Chuyến đi kéo dài 46 tiếng, vì thế ít nhất bạn nên chọn loại ghế có thể ngả thành giường nếu muốn tận hưởng trọn vẹn. Ảnh: Great Fall Tribune.
5. Alaska Denali Star, từ Anchorage đến Fairbanks: Tuyến đường dài hơn 550 km này đi xuyên qua trung tâm Alaska, mang đến khung cảnh thiên nhiên hoang dã và tuyệt đẹp. Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những rừng dương, sông chảy xiết, tuần lộc hay gấu, núi McKinley và Công viên quốc gia Denali. Ảnh: Alaska Railroad.
6. Great Smoky Mountains Railroad, Bryson, New York: Có diện tích khá nhỏ, nhưng thành phố Bryson là điểm khởi đầu của nhiều tuyến đường sắt thú vị. Trong đó, tuyến qua hẻm núi Nantahala dài 4,5 tiếng là điểm nhấn, đưa du khách đi qua sông Nantahala và hồ Fontana. Vào mùa thu, tuyến đường này cho du khách chiêm ngưỡng lá vàng lộng lẫy. Ảnh: Americanrails.
7. Mount Washington Cog Railway, Bretton Woods, New Hampshire: Con tàu cổ này chạy hàng ngày lên núi Washington, cho du khách xuống tại đỉnh núi ở độ cao hơn 1.900 m. Được ví như bảo tàng sống, với đường ray có từ năm 1852, con tàu cho du khách ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ. Thậm chí, bạn có thể nhìn thấy Canada và Đại Tây Dương từ đây trong ngày đẹp trời. Ảnh: Leisuregrouptravel.
Nỗi buồn đèo Thẩm Mã, sông Nho Quế trên cung đường ấn tượng Hà Giang
Tôi đã từng đến tham quan hẻm núi lớn ở phía Bắc Arizona, Hoa Kỳ. Đó là một cảnh quan vĩ đại.
Tuy nhiên, so với những dãy núi rừng hùng vĩ, những cung đường quanh co uốn lượn, những ngọn đèo với nhiều cua tay áo của Hà Giang thì hẻm núi lớn của nước Mỹ, theo tôi còn thua xa.
Đúng là trời không cho ai tất cả và cũng không lấy của ai tất cả. Hà Giang gần như toàn núi đá, đất bạc màu, chỉ có thể trồng ngô và tam giác mạch nhưng bù lại là phong cảnh lại tuyệt vời. Du khách nước ngoài quả là tinh tường khi thường chọn các cung đường của Hà Giang để "phượt". Từng đoàn xe máy mà những người cầm lái đa phần là những nam nữ người nước ngoài, bất chấp hiểm nguy rồ ga nối đuôi nhau leo dốc. Trên những bãi đáp lưng chừng đèo hay trên đỉnh đèo, họ dừng nghỉ, tháo mũ bảo hiểm. Những khuôn mặt hạnh phúc hướng về những dãy núi xanh mướt nơi xa, hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành của Hà Giang. Họ ôm nhau, họ hôn nhau, chụp ảnh kỷ niệm và lại tiếp tục cuộc hành trình bằng xe gắn máy. Khi bạn "check in" các cung đường của Hà Giang, bạn sẽ có cảm giác lạc vào tiên cảnh, không lo toan, không buồn phiền, chỉ có niềm vui và hạnh phúc ngập tràn.
Ảnh do tác giả cung cấp.
Lần đầu tiên tôi nghe nói đến khái niệm "hương của người Mông". Khác với "mùi Tây", luôn thơm ngát quyến rũ. "Hương của người Mông" là mùi khói quyện với mùi mồ hôi, mùi quần áo lâu ngày không tắm giặt, đôi khi có cả mùi hôi nách. Cái mùi nồng gắt nhưng ấn tượng và quyến rũ không kém "mùi Tây". Người Mông thường chỉ ăn bột ngô đồ (mèn mén) thay cơm. Thức ăn chủ đạo là mỡ và muối nên mồ hôi cũng không nặng mùi như những người ăn nhiều đạm. Quần áo của người Mông được dệt từ những sợi chỉ lanh làm thủ công , được nhuộm chàm trước khi mang dệt vải. Quần áo được thêu thùa rất đẹp trước khi sử dụng. Một bộ quần áo phải mất vài tháng hoặc cả năm mới hoàn thành. Để các sợi vải của quần áo khỏi bị xô lệch, phai màu nên người Mông thường ít giặt quần áo. Người Mông thường làm nhà trên núi cao, xa nguồn nước nên ít tắm giặt cũng thành thói quen. Trong nhà Người Mông luôn có bếp lửa và lửa củi được lưu giữ ngày đêm. Hơi nóng lửa củi để sấy ngô dự trữ, khói bếp để đuổi muỗi và côn trùng. Thân thể và quần áo người Mông cũng vì thế mà luôn ám khói. Nghe nói cách đây vài tháng, du khách muốn xuống tham quan sông Nho Quế phải thuê xe ôm do các tay "lái lụa" người Mông cầm lái. Quãng đường khoảng tám trăm mét, dốc dựng đứng, cua gấp giống đèo Thẩm Ngựa thu nhỏ. Khách ngồi trên xe ôm đành nhắm mắt phó mặc cho số phận cho các tay lái nam người Mông. Xe lao nhanh, phanh gấp trước cua tay áo rồi lại lao nhanh. Ngồi sau những tay lái ấy giống như đang tham gia các trò chơi cảm giác mạnh nhưng nguy hiểm thật sự luôn rình rập. Khách nam còn có thể bám chặt phía sau yên xe, còn khách nữ thì buộc phải ôm chặt lái xe và sẽ tận hưởng nhiều nhất "hương của người Mông". "Hương của người Mông" nhờ thế mà bám chặt vào quần áo của chị em, về nhà quần áo đã giặt rồi mà mùi "hương" ấy cứ vảng vất trên quần áo, trong hơi thở đến mức trở thành nỗi nhớ. Du khách bây giờ không còn được hưởng cái mùi "hương" quyến rũ ấy nữa vì chính quyền địa phương cấm phương tiện chuyên chở xe ôm trên con dốc nguy hiểm ấy. Xe ô tô của du khách có thể tập kết gần bến thuyền, xe ô tô trung chuyển của quản lý bến sẽ đưa du khách ra bến để du khách lên thuyền máy du ngoạn sông Nho Quế. Chợt thấy tiếc vì là du khách đến sau.
Trên lưng chừng đèo Thẩm Mã có một bãi nghỉ cho du khách ngắm và chụp ảnh con đèo thử ngựa tuyệt đẹp. Tại bãi nghỉ này có nhiều bé gái người Mông, tuổi học sinh tiểu học cơ sở, đầu đội vòng hoa tết bằng hoa Tam giác mạch, gùi hoa tam giác mạch trắng tím để bên cạnh hoặc nằm trên lưng. Các cháu đa phần vui vẻ làm nền hoặc cho du khách mượn gùi hoa để chụp ảnh. Không thấy có sự mặc cả giá thuê, không có sự chèo kéo khách, khách cho bao nhiêu tiền các cháu nhận, khách không cho tiền cũng không sao. Không hiểu có được chính quyền giáo dục cách tiếp thị khách du lịch như vậy hay cái chất chất, thật thà, hiền lành là phẩm chất của người Mông. Tôi chợt buồn khi nghĩ các cháu đang phải nghỉ học để kiếm tiền cho gia đình ở cái tuổi được học được chơi. Tôi thấy một cháu gái ngồi chụp ảnh với khách mà mặt buồn rười rượi, nước mắt luôn trào xuống má. Người bạn gái ngồi cạnh cứ phải luôn tay gạt nước mắt cho cháu. Thời gian quá ít để cho tôi tìm hiểu cội nguồn nỗi buồn của cháu. Tôi chỉ chụp vội được gương mặt biểu cảm nỗi buồn của cháu mà tôi đặt tên cho bức ảnh là "Nỗi buồn đèo Thẩm Mã".
Nỗi day dứt của tôi về cháu gái trên bãi nghỉ đèo Thẩm Mã được nhân lên khi tôi cùng các bạn của mình và các du khách khác trên đường xuống thuyền du ngoạn cảnh quan sông Nho Quế. Quãng đường chỉ hơn một trăm mét mà có khoảng năm mươi cháu bé cùng độ tuổi các cháu trên đèo Thẩm Mã. Các cháu đứng thành từng tốp khoảng năm bảy đứa dọc theo đường đi của khách. Các cháu khoanh tay đứng chào khách rất lễ độ "cháu chào chào cô, chào chú"; "cháu chào ông, chào bà"; "cháu chào các bác"... Lúc đầu tôi tưởng các cháu đi học về gặp khách du lịch thì chào, nhưng không phải vậy. Các cháu không thay đổi vị trí đứng và luôn miệng chào khách. Tôi chợt nhận ra là các cháu đang chờ khách du lịch cho tiền bằng cách "chào hỏi" được dạy dỗ bởi người lớn. Du khách hầu hết không dám rút tiền ra cho vì các cháu đông quá, sợ một sự tranh giành sẽ xảy ra. Thật buồn cho các cháu đang tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi học mà phải đứng đường "xin ăn" kiểu vậy.
Đèo Mã Pí Lèng có lẽ là con đèo đẹp nhất Việt Nam. Đèo có độ dốc cao, uốn lượn quanh các sườn núi. Đi ở đoạn trên của con đèo có thể quan sát mặt đường của đoạn đèo phía dưới. Tầm mắt của du khách dù ngồi trên xe hay dừng nghỉ lưng chừng đèo đều có thể quan sát những dãy núi cao thấp đẹp như tranh ở cuối tầm mắt. Phía dưới đèo Mã Pí Lèng là dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc uốn lượn như một dải lụa. Cứ tưởng dòng sông Nho Quế làm đẹp cho con đèo Mã Pí Lèng, nhưng không chỉ thế, dòng sông Nho Quế được con đèo tôn vẻ đẹp lụa là lên nhiều phần. Tôi cảm nhận vậy vì khi xuống sát dòng sông và cả khi ngồi trên thuyền để du ngoạn trên sông mới thấy dòng sông Nho Quế không còn huyền ảo như nhìn xuống từ trên đèo Mã Pí Lèng. Điểm nhấn ấn tượng nhất khi du ngoạn trên dòng sông Nho Quế là được ngắm nhìn khe Tu Sản trong ánh nắng chiều tà. Khe Tu Sản với vách đá cao 700800 mét, dài 1, 7 ki lô mét, là "Đệ nhất hùng quan" trong các danh thắng kỳ vĩ của Hà Giang. Cảm giác nếu đi qua khe Tu Sản là sẽ đến với thế giới của những câu chuyện cổ tích...
(Còn nữa)
Mất công việc thu nhập cao vì khoe lương trên mạng xã hội TikTok Tháng 6 vừa qua, Lexi Larson (25 tuổi) đã mất việc sau khi đăng tải nhiều video lên TikTok để chia sẻ rằng cô đã làm gì để tăng lương thêm 20.000 USD. Larson đã mất việc sau khi khoe về chuyện có vị trí mới lương cao trên TikTok. (Nguồn: Insider) Lexi Larson, một công dân Mỹ đang sống ở Denver, là...