7 dược thảo cực tốt cho hệ tiêu hoá
Có thể trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong chuyện ăn uống, đã một vài lần bạn có cảm giác ăn uống khó tiêu hoá, bụng cứ ì ạch khó chịu vô cùng.
Những nguyên nhân thường gặp đối với chứng khó tiêu hoá bao gồm việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều sôcôla, tâm trạng căng thẳng trong lúc ăn uống và đang bị tổn thương tình cảm.
Chứng khó tiêu hoá còn được gọi là chứng “ rối loạn tiêu hoá“, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm cảm giác no trong suốt bữa ăn mặc dù ăn không nhiều, cảm giác khó chịu sau khi kết thúc bữa ăn, cảm giác đau hoặc rát ở vùng bụng trên nó có thể gây chứng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Trong hàng ngàn năm qua, người ta đã dùng một số loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh mà trong đó chứng khó tiêu hoá dường như lại tỏ ra rất thích hợp trong việc dùng dược thảo chữa bệnh:
Thì Là / Hạt Thì Là
Nhiều nhà hàng ở Ấn Độ thường có thói quen sử dụng hạt thì là cho những món ăn được chế biến vào buổi tối. Hạt Thì Là đã được sử dụng trong một thời gian dài dùng để khắc phục chứng đầy hơi, bị chuột rút, dạ dày nhiều chất chua và đặc biệt hạt thì là còn có tác dụng giảm co thắt ở đường ruột rất hiệu quả.
Từ ngàn xưa, thì là đã được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo truyền thống, hạt thì là được cho là một vị thuốc tống hơi, nghĩa là nó giúp cho cơ thể có thể trục xuất khí độc và giảm ngứa ngáy trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đối với các sản phụ trong lúc sinh con, người ta dùng thì là làm “ gia vị” chính trong món nước thuốc thường có pha thêm một chút rượu theo tỷ lệ hợp lý, thứ nước này sẽ do những sản phụ uống để trị chứng bụng quặn đau trong lúc hạ sinh con. Lá thì là còn được dùng để hãm uống như nước trà (chè). Theo Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) thì một liều hạt thì là dùng để chữa bệnh hiệu nghiệm nhất là từ 1 muỗng – 1,5 muỗng hạt thì là/ngày.
Bạc hà chanh (tên gọi khác là Melissa) là một thành viên của họ Bạc hà, thứ lá dược thảo này đã được ưa chuộng sử dụng từ thời Trung Cổ nhằm giảm thiểu chứng trầm cảm và lo âu, tăng cường giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn và giảm thiểu chứng khó tiêu hoá. Thời đó, lá Bạc hà chanh thường được pha trộn với các dược thảo trung tính khác nhằm nâng cao việc thư giãn. Bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp giữa lá Bạc hà chanh với các loại thảo mộc khác có thể giúp điều trị chứng khó tiêu hoá – hoặc có thể làm dịu sự trầm cảm trong cơ thể và tăng cường cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.
Để giảm thiểu chứng khó tiêu hoá, đầy hơi, Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên dùng như sau: Lấy từ 300mg – 500mg lá Bạc hà chanh khô, dùng 3 lần/ngày. Nếu làm trà (chè) uống thì dùng từ 1,5 gram – 4,5 gram (1/4 – 1 muỗng) lá Bạc hà chanh khô, hãm trong nước nóng. Hãm uống khoảng 4 lần/ngày hoặc hơn.
Bột nghệ
Củ nghệ đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Củ nghệ là gia vị chính trong món cà ri, nó có lớp màu vàng giúp kích thích sự ngon miệng cho món ăn, và bột nghệ còn được sử dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau. Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic), bột nghệ được sử dụng để hỗ trợ chức năng tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, giảm đau viêm khớp và điều hoà kinh nguyệt bột nghệ cũng được sử dụng cho chứng ợ hơi nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, ruột nhiều hơi và ứ hơi ở dạ dày.
Theo Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bột nghệ có một chất hoạt hoá khá mạnh gọi là “ curcumin” và một số chất khác, có thể kích thích các cơn co thắt túi mật. Viện nghiên cứu Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH) khuyên rằng nên dùng khoảng 500 mg bột nghệ/4 lần/ngày để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó tiêu hoá.
Gừng
Video đang HOT
Từ ngàn xưa, gừng đã được sử dụng làm thuốc trong các nền y học Châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Ở Trung Quốc, gừng đã được sử dụng cho việc ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Trong nền y học hiện đại, nhiều bác sĩ vẫn lên tiếng khuyên bạn nên dùng gừng để phòng ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Gừng dùng làm thuốc điều trị chứng khó chịu mức độ nhẹ ở dạ dày. Đức đã chấp thuận cho việc dùng gừng làm thuốc điều trị chứng khó tiêu hoá và say tàu xe. Thú vị một chút, trong khi nhiều loại thuốc chống nôn mửa tác động lên não và tai trong thì gừng tác động trực tiếp vào dạ dày. Trong nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau thì liều dùng căn bản là từ 1 đến 4 gram gừng/ngày, chia làm 2 đến 4 liều/ngày. (Để phòng ngừa chứng say tàu xe, bạn nên dùng gừng từ 1 đến 2 ngày trước khi đi tàu xe và tiếp tục ăn gừng trong suốt thời gian đi lại).
Lá Atisô
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng người Italia đã phát minh ra món rượu mùi từ lá Atisô, đó là món uống Cynar. Trong nền y học cổ truyền Châu Âu, lá cây Atisô (không phải lá quanh búp hoa của nó, mà chúng ta vẫn hay ăn) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu, nó có tác dụng làm kích thích thận cũng như khởi động dòng chảy của mật từ gan và túi mật, đóng một vai trò chính trong hệ tiêu hoá.
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã chú tâm vào tính truyền thống của việc sử dụng cây Atisô làm thuốc. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Italia đã tiến hành “ cô lập” một chất từ lá Atisô gọi là “ Cynarin“, nó có tác dụng chữa bệnh cực cao.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã đánh giá rằng lá Atisô có công hiệu mạnh trong việc chữa trị chứng khó tiêu hoá tinh chất lá Atisô hiệu quả hơn nhiều so với dùng giả dược dùng để điều trị các triệu chứng khó tiêu hoá. Cơ quan y tế Đức khuyên rằng nên sử dụng lá Atisô trong việc điều trị “ những trục trặc về khó tiêu” với liều lượng hợp lý là khoảng 6 gram lá Atisô khô/ngày, được chia thành 3 liều dùng.
Bạc hà cay thường được dùng để làm dịu dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Do bởi những tác động tinh tế cho nên Bạc Hà cay được sử dụng để điều trị khá nhiều chứng bệnh từ đau đầu, dị ứng da, lo âu, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, kinh nguyệt và chứng đầy hơi. Dầu bạc hà cay tỏ ra khá hữu ích trong việc điều trị các cơn đau do co thắt đường ruột. Nhiều cuộc nghiên cứu còn đề cập đến hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó việc dùng dầu bạc hà cay đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Bạc hà cay giúp làm thư giãn các cơ bắp, đấu tranh với khí tiêu hoá và cải thiện dòng chảy của mật, mà cơ thể đã sử dụng để tiêu hoá các chất béo.
Ớt Cayen
Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng ăn đồ cay nóng sẽ làm đau rát dạ dày. Nhưng sự thực lại ngược lại: theo Đại học New York, việc ăn ớt Cayen có thể làm giảm thiểu cơn đau do khó tiêu hoá!
Thực vậy, việc ăn ớt cay nóng không hề làm sưng tấy các vết thương, thay vào đó nó chỉ tạo ra những cảm xúc tương tự khi cơ thể tiếp nhận chất cay. Việc tiếp nhận chất “ Capsaicin” có thể làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Với những người mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hoá nên dùng từ 0,5 gram đến 1 gram bột ớt đỏ Cayen/ngày (chia làm 3 liều trong các món ăn), có thể giảm thiểu chứng đau, đầy hơi và nôn mửa.
Theo SKDS
Những thực phẩm là "cứu tinh" của hệ tiêu hóa
Danh sách những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và chữa trị các rắc rối thường gặp trong hệ tiêu hóa của cơ thể.
Những rắc rối của hệ tiêu hóa là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến nhiều người, bất kể tuổi tác. Các vấn đề về bao tử xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự căng thẳng, ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn.
Danh sách những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và chữa trị các rắc rối thường gặp trong hệ tiêu hóa của cơ thể.
1. Rau mùi
Rau mùi sau khi đã được phơi khô sẽ giúp trị bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ mãn tính. Đây cũng là loại gia vị đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng dư a-xít trong bao tử. Hỗn hợp gồm tiêu xanh, rau mùi khô, dừa nạo, gừng và nho đen được cho là có khả năng chữa trị các cơn đau bao tử do tình trạng khó tiêu hóa gây ra. Hòa hai muỗng canh nước ép từ cây rau mùi với một ít kem sữa tươi cũng là một phương pháp hữu ích để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết.
2. Hạt thì là
Từ lâu, hạt thì là đã được biết đến với khả năng hiệu quả chữa trị các rắc rối xảy ra ở hệ tiêu hóa như tình trạng tiết mật quá mức, khó tiêu, tiêu chảy, ốm nghén và đau bụng do đầy hơi. Để chữa trị bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, hãy dùng một muỗng canh hạt thì là đun sôi cùng một ly nước, sau đó tiếp tục hòa thêm một muỗng canh nước ép rau mùi và một ít muối. Uống loại nước thì là này mỗi ngày hai lần sau khi ăn.
3. Tỏi
Đây là một trong những loại gia vị có ích nhất đối với hệ thống tiêu hóa. Chúng giúp loại thải các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể đồng thời còn thúc đẩy sự di chuyển của các chất lắng đọng trong ruột, kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa. Bạn có thể vắt lấy nước ép từ những củ tỏi rồi hòa cùng với nước hoặc sữa để uống nhằm chữa trị tất cả những vấn đề có liên quan đến hệ tiêu hóa. Tỏi cũng là một phương thuốc dân gian dùng để điều trị những căn bệnh viêm nhiễm ở bao tử và ruột đồng thời còn chữa bệnh tiêu chảy khá hiệu quả. Tỏi tươi được dùng để chữa những triệu chứng như kiết lỵ, viêm ruột kết. Để làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy ở mức độ nhẹ hoặc kiết lỵ, bạn có thể dùng một viên thuốc được chiết xuất từ tỏi với liều lượng mỗi ngày 3 lần. Tỏi còn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn nguy hiểm có trong ruột.
4. Gừng
Ói mửa, đau bụng, đầy hơi, các cơn co thắt và đau bao tử đều có thể được giải quyết triệt để bằng củ gừng. Phương thức sử dụng loại củ này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nhai vài miếng gừng mỗi ngày sau mỗi bữa ăn. Hòa ½ muỗng canh nước ép gừng với 1 muỗng canh nước chanh tươi, 1 muỗng canh nước ép bạc hà và 1 muỗng canh mật ong để tạo thành loại thuốc giúp chữa trị hiệu quả chứng buồn nôn, khó tiêu, ói mửa do ăn nhiều đồ chiên xào hoặc những món ăn thiếu rau xanh.
Theo khuyến cáo, nên sử dụng dung dịch nói trên ba lần một ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường thêm gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách sử dụng chúng trong việc chế biến, nấu nướng và trang trí món ăn. Khi được nấu chung với các loại đậu, gừng còn có công dụng giúp bao tử dễ tiêu hóa đậu hơn, ngăn ngừa tình trạng tích tụ hơi gas vì gừng có khả năng làm thay đổi những chất hóa học có trong các loại đậu và giúp chúng trở nên dễ tiêu hơn.
5. Lá ca ri
Trong phong cách ẩm thực của người Ấn Độ và một số nước thuộc châu Á, lá ca ri là thành phần quan trọng giúp họ chế biến ra nhiều món ăn ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Lá ca ri được xem như là một loại thuốc bổ, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Chúng còn được chứng minh là có khả năng cải thiện chất lượng của các enzyme tiêu hóa, giúp phá vỡ thức ăn một cách dễ dàng. Lá ca ri sau khi được giã nát và trộn cùng với kem sữa tươi sẽ tạo thành một hỗn hợp có thể chữa trị hiệu quả tình trạng đau bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Ngoài ra, chúng còn giúp chữa nôn mửa với tác dụng khá nhanh. Bạn cũng có thể trộn lá ca ri đã nghiền nát với mật ong để điều trị bệnh tiêu chảy, trĩ và kiết lỵ.
6. Me
Lớp thịt của quả me có tác dụng chữa trị chứng đầy hơi, tình trạng nôn mửa do tiết nhiều mật và khó tiêu. Loại quả có vị chua này còn rất có ích trong việc điều trị táo bón, chán ăn.
7. Đinh hương
Nụ đinh hương thường được dùng để làm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp các enzyme lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng chữa trị một số tình trạng như khó tiêu, tình trạng khó chịu do bụng tích tụ quá nhiều hơi gas. Để ngăn ngừa có hiệu quả các cơn buồn nôn, ói mửa, bạn nên dùng loại bột được xay từ các nụ đinh hương khô trộn với mật ong.
8. Hạt hồi
Hạt hồi cùng với những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khác như tiêu, gừng, nghệ có thể được pha trộn để tạo thành một hỗn hợp có tác dụng giải phóng khí gas đang bị ứ đọng trong bao tử. Để điều trị chứng khó tiêu, hãy trộn hỗn hợp này cùng với một muỗng canh hạt hồi trong một ly nước đun sôi nhỏ, để qua đêm rồi pha thêm mật ong và dùng chúng vào ngày hôm sau.
9. Nghệ
Loại gia vị này có khả năng chữa trị hiệu quả các vấn đề của hệ tiêu hóa. Nghệ vẫn thường được dùng trong những trường hợp bao tử bị yếu - những người thường xuyên phải chịu đựng chứng khó tiêu - và giúp tiêu hóa các protein. Để giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm giảm bớt sự đầy hơi, hãy uống một muỗng bột nghệ pha với sữa hoặc mật ong sau khi đã dùng xong bữa trưa.
10. Tiêu
Ngoài khả năng kích thích hoạt động của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa và làm tăng lượng dịch vị cũng như nước bọt, tiêu còn là một loại thực phẩm làm thèm ăn và là phương thuốc điều trị các rắc rối về tiêu hóa tại nhà rất xuất sắc. Tình trạng khó tiêu và nặng bụng có thể được điều trị bằng hỗn hợp ¼ muỗng canh tiêu bột hòa cùng với kem sữa tươi.
Theo PNO
Ăn nhiều nhưng vẫn... suy dinh dưỡng Hiện nay có rất nhiều bà mẹ lầm tưởng cứ cho con con ăn nhiều đạm, protein, chất béo... là tốt, là giúp sức khỏe, sức đề kháng của con được cải thiện mà không quan tâm đến liệu hệ tiêu hóa của con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ không? Chị Vũ Mỹ Hạnh, ở...