7 đối tượng được miễn, giảm giá vé tàu
Theo Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành, có 7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu.
Ảnh minh họa
7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng; Trẻ em dưới 6 tuổi.
Giảm 90% cho người hoạt động cách mạng
Cụ thể, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được giảm 90% giá vé.
Các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc màu da cam; người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được giảm 30% giá vé.
Việc giảm giá vé được áp dụng theo giá vé bán thực tế của loại chỗ, loại tàu mà hành khách sử dụng.
Nghị định quy định rõ miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 2 đối tượng miễn vé đi cùng.
Trường hợp đối tượng chính sách xã hội đi tàu được hưởng từ 2 chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ giảm giá vé cao nhất. Người được miễn, giảm giá vé tàu phải xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi mua vé và khi đi tàu.
Video đang HOT
Phương Nhi
Theo_Báo Chính Phủ
Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe?
"Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe".
Một ngày sau khi Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: "Liệu người khuyết tật, mất chức năng vận động có được cấp giấy phép lái xe?"
Chúng tôi liên hệ trực tiếp với cơ quan soạn thảo thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe.
Người bị liệt vẫn được cấp giấy phép lái xe máy
Trao đổi với phóng viên ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, người bị liệt 1 tay hoặc 1 chân trở lên nếu đáp ứng khả năng vận động vẫn được lái xe.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe đưa ra lần này mở hơn rất nhiều cho người khuyết tật.
"Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe".
Chẳng hạn, người mất hoàn toàn khả năng vận động 1 chi, cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay, 1 bàn chân không đáp ứng chức năng vận động nhưng lắp được bàn tay, bàn chân giả và đáp ứng khả năng vận động vẫn đủ tiêu chuẩn để lái xe. Ngược lại, nếu có dụng cụ hỗ trợ vẫn không đáp ứng thì chắc chắn sẽ bị loại.
Trong trường hợp, những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh vẫn đáp ứng được chức năng thì họ được phép lái xe.
Theo ông Đống, trước đây Bộ Y tế đã xây dựng bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng cho người tàn tật điều kiển phương tiện giao thông nhưng rất phức tạp, hơn nữa đã là con người phải bình đẳng.
"Làm sao để không phân biệt người khuyết tật hay người lành. Người khuyết tật và người lành lặn phải có quy định sức khỏe trong cùng một thông tư", Trưởng phòng Phục hồi chức năng chia sẻ.
Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Dự thảo lần này có những quy định mở hơn so với quy định hiện hành.
Ưu điểm của Dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe lần này đơn giản rất nhiều cho nhân dân, người khuyết tật, mở ra cơ hội cho người khuyết tật được phép lái xe.
"Những người khuyết tật mòn mỏi chờ bằng lái xe sẽ có thêm cơ hội nếu dự thảo được thông qua", Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ.
Người "chấm phẩy" không được lái ôtô
Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên không được lái xe.
Cụ thể: So 2 tay nếu tay dài, tay ngắn và so 2 chân với nhau nếu chân ngắn, chân dài với khoảng cách 5cm sẽ không được không được lái xe.
"Người chân thò, chân thụt, chân tập tễnh, người đi chấm phẩy không được lái xe ô tô", ông Đống nói.
Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh lý giải, người điều khiển xe ô tô sẽ rất khó khăn nếu tay ngắn, tay dài hoặc chân ngắn, chân dài. Nếu người chân dài, chân ngắn phải gò gối, ảnh hưởng đến lái xe.
Trong trường hợp, cụt cả 3 ngón của 1 bàn tay kể cả có dùng hỗ trợ mà không đáp ứng được thì không được cấp phép lái xe.
"Nếu đáp ứng được yêu cầu vận động thì nên nới lỏng cho những người khuyết tật. Tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức chứ không phải tai nạn giao thông do sức khỏe yếu", ông Đống bày tỏ.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ GTVT soạn thảo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới. Quy định sẽ nêu rõ các đối tượng nào đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông, những người khuyết tật đáp ứng được các tiêu chuẩn sức khỏe quy định vẫn có thể thi lấy giấy phép lái xe.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tiêu chuẩn về sức khỏe người lái xe được đưa ra rất chi tiết theo 9 chuyên khoa gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, thuốc và các chất hướng thần khác.
"Hiện nay các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có có đủ năng lực, thiết bị y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lái xe. Do đó, người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám đúng chất lượng và quy trình chuyên môn. Bộ cũng chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe", ông Khuê nói.
Ông Khuê cũng thừa nhận, hiện nay vẫn còn tình trạng khám sức khỏe chưa đầy đủ, lẫn lộn với bán giấy giám sức khỏe giả. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Đại biểu Quốc hội tán thành phê chuẩn hai Công ước của LHQ Tại phiên thảo luận chiều nay 4/11, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với việc Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và Công ước của Liên hợp quốc về quyền...