7 điều nên làm đầu tiên khi biết mình có thai
Bạn đang băn khoăn không biết cần làm những gì khi phát hiện ra mình đang mang thai? Hãy thực hiện theo các gợi ý sau để tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh.
1. Gặp bác sĩ
Đây là điều đầu tiên trong danh sách những việc bạn cần làm khi biết mình đang mang thai. Có nhiều lý do vì sao gặp bác sĩ lại rất quan trọng. Thứ nhất, để xác nhận việc mang thai của bạn là chính xác. Thứ hai, để đảm bảo tất cả mọi thứ đang đi đúng hướng và thiết lập liên hệ tư vấn với một bác sĩ sản khoa.
2. Quyết định công bố tin vui
Đây là một quyết định cá nhân. Mỗi cặp vợ chồng sẽ quyết định theo những cách khác nhau. Bạn cần phải quyết định khi nào thông báo và sẽ nói cho tất cả mọi người hay chỉ là một vài người trước tiên. Không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ cần đảm bảo hai vợ chồng cùng thống nhất việcbáo tin vui là được.
3. Dùng vitamin trong thời kỳ mang thai
Vitamin sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu chưa nhận được thuốc kê từ bác sĩ sản khoa của mình, bạn có thể chọn một số vitamin dành cho bà bầu tại hiệu thuốc đáng tin cậy. Nếu vẫn đang băn khoăn không biết thương hiệu nào tốt nhất, bạn hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn thêm. Đây là một điều đơn giản bạn có thể làm để giúp em bé của mình có một khởi đầu tốt nhất.
Video đang HOT
4. Lập kế hoạch nghỉ thai sản
Sẽ là một ý tưởng tốt để bắt đầu tìm hiểu thời gian và chế độ nghỉ thai sản tại nơi làm việc. Cách tốt nhất để làm điều này đó là lên kế hoạch thật sớm. Ngoài ra, cũng nên xem xét quyền lợi làm việc khi có thai và cả khi đang cho con bú. Việc biết rõ các quyền lợi của mình cũng giúp cho bạn tự tin hơn trong cách xử lý giai đoạn thai kỳ của mình tại nơi làm việc.
5. Từ bỏ một vài thói quen
Khi biết mình có bầu, có những thói quen mà bạn nên dừng lại, ví dụ như ngừng uống những đồ uống có cồn, không hút thuốc và cũng hạn chế sử dụng bồn tắm nóng. Dù hầu hết các bác sĩ đồng ý với một nhỏ lượng caffeine trong thai kỳ nhưng bạn không nên quá lạm dụng.
6. Bắt đầu ăn uống lành mạnh
Nếu bạn chưa có chế độ ăn uống lành mạnh, hãy mau bắt đầu ngay từ bây giờ. Nếu cần thông tin chính xác cho những thực phẩm dinh dưỡng nên ăn, thì kim tự tháp thực phẩm có thể giúp bạn điều đó. Kim tự tháp thực phẩm sẽ hướng bạn đến chế độ ăn với thịt nạc, ngũ cốc, nhiều trái cây và rau quả. Thêm vào đó, hãy hỏi bác sĩ để được giải thích nhu cầu calo của bạn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì.
7. Tổ chức ăn mừng
Và tất nhiên điều cuối cùng bạn cần làm đó là tổ chức ăn mừng tin vui rồi! Giờ đây gia đình bạn sắp có thêm một thanh viên mới chuẩn bị “nhập hộ khẩu”. Đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc sống của bạn. Hãy tổ chức ăn mừng theo một cách đáng nhớ nhất, cũng như thưởng thức giai đoạn tuyệt vời này, bạn nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Bà bầu ăn gì để thai nhi phòng dị ứng?
Để phòng cho trẻ khỏi bị dị ứng ngay từ khi mang bầu, thai phụ đã có thể chuẩn bị cho bé một chút hành trang trước khi chào đời.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng là do nhân tố di truyền. Chỉ cần một trong số những người thân của trẻ được chẩn đoán là viêm da dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm thì thai nhi sau khi chào đời, xác suất bị các dị ứng kể trên sẽ rất cao.
Thông thường, nguyên nhân dị ứng thường thấy phân thành loại do bụi trong không khí và thực phẩm. Thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều chất gây dị ứng thế nên người lớn nhất định phải chú ý lựa chọn thật kỹ thực phẩm cho trẻ. Có rất nhiều loại dị ứng như: hen suyễn dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, nổi mề đay (phát ban). Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng sữa, trẻ mẫu giáo có thể bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng nhẹ thì bộ phận nào đó của cơ thể mẩn đỏ, nặng thì lan ra toàn thân, thậm chí trở thành viêm da. Rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh, lựa chọn thực phẩm cho thai phụ có thể giúp thai nhi ra đời phòng được dị ứng. Trên trang Thông tin sức khỏe của Mỹ "WebMD" đã cung cấp chế độ ăn uống cho các bà mẹ đang mang thai và những lời khuyên về thực phẩm cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ phòng ngừa dị ứng, có một tương lai khỏe mạnh.
Thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt /tuần
Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ. Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.
Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra. (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai. Những thực phẩm khác bị liệt vào các thực phẩm dễ gây dị ứng cũng phải chú ý, đừng dùng quá nhiều. Chẳng hạn như các loại tôm cua, sô cô la, thực phẩm chế biến sẵn...Thai phụ ăn gì để giúp thai nhi phòng dị ứng?
Ăn nhiều cá và rau xanh
Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, , carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3. Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.
Cho trẻ ăn dặm bổ sung khi trẻ sau 6 tháng tuổi
Bình thường, trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm bổ sung. Có điều nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì tốt nhất nên sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm bổ sung, cần tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa trứng hoặc lúa mạch. Chúng ta có thể cho bổ sung dần dần từng chút một để phân biệt được các thực phẩm gây dị ứng.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Thai nhi chịu ảnh hưởng gì từ mẹ? Sự lớn lên của thai nhi phụ thuộc rất lớn vào môi trường cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể mẹ. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất, trong quá trình hình thành và phát triển đều chịu sự tác động của môi trường. Với con người cũng vậy, trong cơ thể người mẹ, trứng được thụ tinh, bắt đầu cho...