7 điều “điên rồ” xảy ra trong khi bạn ngủ
Bạn có thể chưa bao giờ biết những điều “điên rồ” dưới đây, chúng khiến giấc ngủ của bạn xuất hiện những hành vi kỳ lạ, kinh khủng.
Cảm giác như đang rơi
TS W. Christopher Winter – Cố vấn giấc ngủ cho sức khỏe nam giới, Giám đốc Y khoa Trung tâm Giấc ngủ tại bệnh viện Martha Jefferson (Hoa Kỳ) – cho biết: Cảm giác như đang rơi cũng giống như bạn giật mình trong lúc mơ ngủ. Nó có xu hướng xảy ra khi bạn đang ngủ.
Thông thường, khi chìm vào giấc mơ, cơ thể đang bị tê liệt, nhưng đôi khi bạn bắt đầu mơ trước khi cơ thể rơi vào trạng thái đó. Khi giật mình, bạn có thể hành động theo giấc mơ giống như việc rơi xuống từ một vách đá, rơi từ trên trời hay vấp ngã.
Lý do tại sao bạn lại có cảm giác mình đang bị rơi xuống? Các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn. Winter nói: “Nhiều khả năng là do bạn quá mệt, bị thiếu ngủ và stress. Bộ não nhanh chóng đi vào chu kỳ của giấc ngủ trong khi cơ thể không bắt kịp”.
Tê liệt trong giấc ngủ
Bạn bắt đầu thức dậy vào buổi sáng và nhận ra rằng mình không thể di chuyển các bắp tay hay chân hoặc nói chuyện. Điều này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và thật sự đáng sợ. Về cơ bản, nó đối lập với những gì đã xảy ra khi bạn giật mình trong lúc mơ ngủ.
Trong trường hợp này, bộ não thức dậy trước khi tình trạng tê liệt đi kèm với giấc ngủ sâu được “đánh thức”. Winter cho biết: “Bạn có thể cảm thấy như mình không thể thở được. Nhiều người mô tả nó như một con voi ngồi trên ngực của họ. Đó là bởi vì tất cả các cơ bắp đang kiểm soát hơi thở, ngoại trừ cơ hoành vẫn đang bị tê liệt”.
Hầu hết các hành vi liên quan đến giấc ngủ là vô hại. Nhưng mộng du có thể là một vấn đề nguy hiểm, vì bạn có thể di chuyển, bước vào một cái gì đó, rời khỏi căn nhà của mình và thậm chí ngồi sau tay lái.
Video đang HOT
Theo Winter, “Với mộng du, bạn đang ra khỏi giấc ngủ. Nó vừa đủ để cơ thể di chuyển, nhưng không đủ cho bộ não được tỉnh táo”. Đó là lý do tại sao bạn không có hồi ức về những gì đã xảy ra trong đêm hôm trước.
Toa thuốc ngủ có liên quan đến một số cơn mộng du kỳ lạ hơn bao gồm hành động nấu ăn, ăn uống say sưa và lái xe trong khi say. Đó là bởi vì ngay cả khi bạn thức dậy vào ban đêm, thuốc an thần giúp bộ não của bạn, do đó bạn vẫn còn trong tình trạng bất tỉnh.
Nếu gặp những trò đùa ban đêm bất thường, nguy hiểm và thường dùng các viên thuốc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có cách giải quyết kịp thời.
Nói chuyện khi ngủ
Theo Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Mỹ, khoảng 5% người lớn vẫn nói trong khi ngủ. Hầu hết các cuộc nói chuyện chỉ kéo dài trung bình khoảng 30 giây.
Nó thường xảy ra trong vòng một giờ đầu tiên hoặc giờ thứ hai của giấc ngủ, khi cơ thể bạn đang bước vào giai đoạn của giấc ngủ sâu, nhưng các cơ vẫn có thể sản xuất ra âm thanh hay những chuyển động và đi kèm cùng giấc mơ.
Những giấc mơ lặp đi lặp lại
Winter nói: “Mơ là một cách để bộ não sắp xếp ra những điều cần thiết cho việc đánh giá lại và xử lý chúng trước khi đưa tất cả thành những kỷ niệm. Những giấc mơ lặp đi lặp lại xảy ra khi các vấn đề tâm lý chưa được giải quyết và bộ não đang cố gắng để sắp xếp chúng”.
Thông thường, những giấc mơ như vậy được dựa vào một phần từ trong thực tế. Nếu bạn đã bị cướp tại một cửa hàng tạp hóa, giấc mơ có thể tái hiện lại điều đó nhiều lần trong khi ngủ cho đến khi bạn hiểu cặn kẽ vấn đề tại sao mình bị cướp…
Trong khi, nếu bạn đi đến cửa hàng để mua bánh mì và sữa, não của bạn sẽ xử lý chuyện này ngay lập tức và ghi lại trong trí nhớ.
Sex trong khi ngủ
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Health Network tại Toronto (Canada), trong một nghiên cứu được tiến hành với hơn 800 bệnh nhân tại một trung tâm về rối loạn giấc ngủ, khoảng 8% bệnh nhân báo cáo rằng, họ gặp rắc rối bởi chứng rối loạn hành vi tình dục trong khi ngủ (sexsomnia) – quan hệ tình dục với đối tác trong lúc ngủ.
Thái độ, hành vi và những điều họ có thể nói trong khi quan hệ tình dục lúc ngủ thường rất khác so với những gì họ đã làm và đã nói khi hoàn toàn tỉnh táo.
Hiện tượng này cũng tương tự như mộng du – bạn đang ra khỏi một phần của giấc ngủ sâu, đủ để cơ thể có thể di chuyển và nói chuyện, nhưng bộ não không đủ tỉnh táo để hoàn toàn có ý thức. Winter nói: “Nhiều người có một hồi ức mơ hồ về những gì đã xảy ra vào ban đêm hoặc họ thức dậy trong khi quan hệ tình dục. Điều này có thể do bạn đã mơ về tình dục hoặc lên giường với sự ham muốn mạnh mẽ”.
Đầu như muốn nổ tung
Nó giống như là một âm thanh quái đản khi đột nhiên người tỉnh dậy do nghe thấy một tiếng rất to, giống như một vụ nổ, ánh sáng lóe lên hoặc có cảm giác rằng đầu của họ đang sắp nổ tung. “Trong thực tế, không có gì đã thực sự xảy ra”. Đó là một loại giật mình trong lúc mơ ngủ, tương tự cảm giác bạn đang rơi.
Theo ANTĐ
4 cách để giữ cho bộ não của bạn luôn khỏe mạnh
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin tăng cường sức khỏe của bộ não thì hãy tham khảo những thông tin như dưới đây nhé.
Cùng với tuổi tác, sức khỏe của não bộ cũng bị suy giảm. Nó không còn thực hiện tốt các chức năng vốn có như khi chúng ta còn trẻ. Đặc biệt, ngày nay, do áp lực cuộc sống, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh... mà rất nhiều người trẻ tuổi đã phải đối phó với những dấu hiệu suy giảm trí lực của não, đặc biệt là chứng suy giảm trí nhớ.
Vậy làm sao để tăng cường sức khỏe của não bộ? Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin tăng cường sức khỏe của não bộ thì hãy tham khảo những thông tin như dưới đây nhé.
1. Coi não như trái tim của bạn
Bệnh tim xảy ra khi động mạch cung cấp máu cho tim bị cản trở. Điều này có nghĩa là tim không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với bộ não của chúng ta. Nếu các động mạch mang máu đến não không thông và cung cấp đủ máu thì não của chúng ta sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của nó.
Để tránh tình trạng này, bạn cần thường xuyên đi kiểm tra mức cholesterol vì lượng cholesterol trong cơ thể tăng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho não như trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm lượng chất béo bão hòa và tăng chất béo chưa no cho cơ thể.
Nếu các động mạch mang máu đến não không thông và cung cấp đủ máu thì não của chúng ta sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ảnh minh họa
2. Có mối quan hệ tốt với những người khác
Các mối quan hệ xã hội tốt có tác dụng tăng cường sức khỏe của não rất hiệu quả. Trong môi trường xã hội, chúng ta thường xuyên phải phân tích nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, lời nói, thái độ... của người khác. Đây là công việc mà não phải thực hiện. Nếu bạn có những mối quan hệ xã hội tốt, bạn sẽ gặp các biểu hiện, cử chỉ thái độ, hành vi... tích cực nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng cảm xúc tích cực của bạn, nhờ đó, não sản sinh ra nhiều chất xúc tác giúp bạn luôn thấy vui vẻ. Nhờ đó, não bộ của bạn cũng khỏe mạnh hơn.
3. Thường xuyên vận động
Tập thể dục không chỉ giúp giữ cho động mạch khỏe mạnh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các mô não. Khi chúng ta già, não của chúng ta thực sự có thể bị thu nhỏ lại, nhưng điều này ít có khả năng xảy ra với những người thường xuyên tập thể dục. Tại sao? Tập thể dục làm tăng sự liên kết của các dây thần kinh trong não, nhờ đó nó có thể nâng cao hiệu quả lưu trữ thông tin. Ngoài ra tập thể dục còn kích thích sản xuất BDNF (các yếu tố dinh dưỡng thần kinh) tốt cho não bộ. Nó giúp các tế bào thần kinh khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ thoái hóa.
4. Ăn cá
Thường xuyên ăn cá là một trong những biện pháp tăng cường sức khỏe của não rất hiệu quả. Cá cung cấp các Omega-3 - một loại axit béo có lợi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tới 60%. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn một bữa ăn cá mỗi tuần là đã có thể làm chậm lại sự suy giảm nhận thức tới 10%.
Theo VNE
Đọc sách tốt giúp thay đổi não bộ Đọc được một quyển sách hoặc câu chuyện gây cảm hứng không những có thể thay đổi cuộc sống, mà còn tác động mạnh đến bộ não. Những câu chuyện hay có thể tạo nên tác động tích cực đối với não - Ảnh: AFP Theo báo cáo đăng trên chuyên san Brain Connectivity, các chuyên gia của Đại học Emory (Mỹ) phát...