7 điều bố nên cho con trai thấy
Bố là người có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển của con trai, nhất là việc hình thành tính cách của trẻ.
Hãy giúp con định hướng đúng lối đi ngay từ bé bằng sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của cả bố lẫn mẹ. Bố hãy là tấm gương tốt cho con để con trở thành một người đàn ông thực sự:
Cho con trai thấy tình yêu của bố với mẹ
Giúp con hiểu rằng tôn trọng, yêu thương phụ nữ là một trong những nền móng của các mối quan hệ sau này của trẻ. Hãy cho con thấy tình yêu của mình dành cho vợ, mẹ của con trai, bằng sự giúp đỡ, tận tình và quan tâm chăm sóc mỗi ngày.
Cho con thấy cả thành công và thất bại của mình
Hãy giúp con nhận ra rằng trên bước đường thành công, luôn có dấu ấn của thất bại. Thành công được xây dựng từ những thất bại mà con gặp trên đường đời. Bố hãy cho con thấy những thất bại của mình để giúp trẻ học được những bài học quý báu mà không phải tự mình trải nghiệm cay đắng của nó. Đồng thời qua thất bại của bố, trẻ cũng học được cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Một người đàn ông trưởng thành là người vững vàng và chấp nhận những thử thách cũng như biết đứng dậy sau mỗi lần thất bại.
Cho con thấy tầm quan trọng của việc định hướng
Định hướng trong cuộc sống là điều rất quan trọng đối với con trai. Việc nhìn nhận đúng hướng đi sẽ giúp con phấn đấu và cố gắng thực hiện mục tiêu của mình. Dù bạn không phải là người thành đạt trong cuộc sống hay là người lãnh đạo công ty…, nhưng bạn chính là người trụ cột trong gia đình.
Video đang HOT
Con trai bạn cần thấy vai trò dẫn dắt thực sự của bố trong tổ ấm của mình. Khi trẻ lớn lên, bé sẽ dẫn dắt gia đình mình tốt hơn, lãnh đạo giỏi hơn trong công việc và cả ở cộng đồng mình sống.
Giúp con nhìn thấy sự quan trọng của đàn ông trong gia đình
Hãy con trai thấy vai trò khác nhau của mình trong cuộc sống và những nỗ lực để mình đạt được những thành công đó. Dù lĩnh vực đó không phải là sở trường của bạn thì sự tham gia và cố gắng của bạn là một tấm gương cho con. Sự tham gia của bạn trong tất cả các khía cạnh cuộc sống sẽ mang đến cho con sự ủng hộ bé cần.
Cho con thấy sự ủng hộ của mình
Dù cho sự lựa chọn của con đi ngược với mong muốn của bạn thì hãy luôn là ủng hộ bé. Cho con thấy rằng bạn luôn tôn trọng sự lựa chọn của con và bạn yêu con kể cả khi con khác với bạn, thậm chí khi con lựa chọn sai. Tình yêu và sự hướng dẫn của bạn sẽ mở rộng cánh cửa tin tưởng và xây dựng mối quan hệ bố con. Và điều này cũng sẽ xây dựng cả sự tự tin, tự trọng của bé.
Con trai cần bố để khẳng định mình
“Bố yêu con, con trai”, “Bố tự hào về con, con trai”, “Con thật tuyệt, con trai”, “Bố biết con làm được mà”, “Con thật chăm chỉ”, “Con đã làm rối lên, nhưng bố biết con sẽ sắp xếp tốt lại”… Con trai bạn cần sự khuyến khích của bố. Trẻ cần được nghe những từ khiến chúng biết bạn yêu và tin tưởng chúng.
Cho con thấy bố nghiêm khắc trong yêu thương
Hãy giúp con nhận thấy yêu thương và nghiêm khắc không phải trái ngược nhau. Trẻ phạm sai lầm và cần phải chịu phạt. Trẻ phạm sai lầm giống những điều bạn đã làm khi còn là một đứa trẻ và kể cả bây giờ. Nhưng trẻ cũng cần biết hành động của chúng phải nhận hậu quả.
Nghiêm khắc với con trong sự yêu thương sẽ dạy bé cân nhắc về hậu quả trước mỗi hành động của mình. Điều này sẽ chuẩn bị cho trẻ biết suy nghĩ và đánh giá các lựa chọn mình làm trong cả hiện tại và tương lai.
Theo Phununews
Dạy con biết đọc, đợi đến 6 tuổi thì đã muộn
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và những cách dạy rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ sơ sinh.
Tôi đã từng đọc được ở đâu đó rằng "một đứa trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc là khi nó có được 2 thứ: một bữa ăn ngon và một cuốn sách hay để đọc". Tôi rất tâm đắc với câu nói này. Không cần dạy con nhiều, cứ cho trẻ tự đọc sách, đọc nhiều, đọc tất cả các thể loại, tự một đứa trẻ sẽ trở nên biết đối nhân xử thế, biết cư xử đúng mực, biết nhân ái biết yêu thương và có một kho kiến thức vô tận. Chuyện đọc của con quan trong như vậy mà nhiều chị em để con 6 tuổi đi học lớp một mới bắt đầu tập đánh vần? Quá muộn.
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và cần phải nói rõ, tôi dạy con tập đọc lúc này không hề là "chín ép" mà là "chín đúng". Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 6-24 tháng tuổi có bộ não thiên tài. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ học, đọc và tiếp thu ngôn ngữ, mặt chữ một cách vô cùng tự nhiên và dễ dàng. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này thì quả thật vô cùng lãng phí.
Những cách dạy con tập đọc rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.
6 tháng tuổi: bắt đầu cho con làm quen với sách
Khi con được 6 tháng tuổi, tôi bắt đầu đưa bé cầm nắm những món đồ có chữ đầu tiên, đó là những tấm thẻ chữ, thẻ tranh có chữ và vài cuốn sách màu sắc rực rỡ. Trẻ nhỏ tuổi này chưa biết đọc nhưng được nhiên những món đồ này nếu có màu sắc rực rỡ đương nhiên có thể thu hút sự chú ý của trẻ.
Tôi thường đọc cho con nghe nội dung của sách. Nghiên cứu cho thấy rằng giao tiếp bằng lời nói có thể giúp phát triển ngôn ngữ của bé. Đừng bận tâm nội dung của cuốn sách cuối cùng là nói nói về thể thao hay nghệ thuật, điều quan trọng là mẹvà bé có thời gian với nhau, vì điều này giúp trẻ trở nên hứng thú với sách.
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và những cách dạy rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ sơ sinh. (ảnh minh hoạ)
6-12 tháng: Em bé đã có thể "ăn" các cuốn sách
Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, điều thú vị nhất đối với chúng, đó chính là...nhét tất cả mọi thứ vào miệng và tất nhiên, cuốn sách là không ngoại lệ. Thời gian này, tôi dạy con tập đọc bằng cách hay cho con ngồi vào lòng, lấy ra một cuốn sách, tôi đóng sách, mở sách, xoay, lật...làm mọi thứ để con hiểu cách sử dụng một cuộc sách là như thế nào.
1-2 năm: Biến việc đọc sách thành một thói quenKỳ lạ là từ khi con trai tôi được 12 tháng, con không bao giờ có chuyện cầm sách ngược nữa. Các bà mẹ cũng đừng lo con gặm nhấp sẽ làm hỏng sách, chỉ cần chú ý mua những quyển sách giày với giấy bóng làm bằng chất liệu khó thấm nước bọt là được.
Sau khi được "ăn" sách chán chê, trẻ cũng sẽ tự động biết rằng một cuốn sách cũng có thể được sử dụng để làm được rất nhiều thứ khác. Tôi vẫn đọc sách cho con hàng ngày nhưng kết hợp với đó, tôi cho con lật sách thay mẹ. Tôi cũng chỉ vào sách và hỏi con một số từ đơn giản. Chữ "mẹ" đâu, chữ "táo" đâu...Việc làm này ban đầu khá vô ích nhưng rồi bỗng nhiên đến một lúc tôi không mong chờ, con bỗng nhiên chỉ tay vào đúng từ đó.
Đương nhiên, người mẹ cần nhớ, đừng hy vọng con có thể tập trung đọc sách cùng mẹ trong một thời gian dài. Hãy cứ đọc cho con, chơi cùng con hết mức có thể, chất lượng đọc sẽ tốt hơn độ dài của thời gian đọc.
2-3 năm: Đọc lặp đi lặp lại
Trẻ 2 tuổi thích làm theo thói quen, vì vậy, nếu bé không thích đổi truyện khác mà cứ muốn đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện, đừng ngạc nhiên và cũng đừng ép buộc bé phải thay đổi. Mẹ có có thể thiết lập một thời gian biểu cố định cho việc đọc. Việc tạo ra một bầu không khí thoải mái để đọc và theo đúng lịch trình cố định sẽ khiến bé quen dần hơn với việc đọc sách và nhận biết mặt chữ.
Một mẹo nhỏ nữa của tôi khi bắt đầu dạy con tập đọc là: Hãy đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ. Việc này không chỉ có thể phát triển một thói quen đọc sách tốt mà còn giúp bé phát triển thói quen ngủ tốt. Nếu việc đọc sách trước khi đi ngủ của trẻ trở thành thói quen, đó sẽ là lợi ích lớn cho cuộc sống sau này của trẻ.
Theo Khampha
Cha mẹ khôn ngoan phải học cách "quát mắng" con Hãy nhớ rằng, bạn là cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là một con người bình thường mà thôi, và vì thế bạn cũng có quyền "hét" lên vào những lúc mệt mỏi. Bài viết là chia sẻ của một ông bố về những điều đã diễn ra với mình và đang lặp lại chính những điều đó với con của anh. Những...