7 điều bất ngờ khi làm mẹ bạn mới biết
Khi lần đầu lên chức bố mẹ, bạn sẽ bất ngờ với nhiều điều mới mẻ chưa bao giờ được trải nhiệm trước đây. 7 điều khi bỡ ngỡ làm mẹ lần đầu dưới đây chính là những minh chứng rõ nét như vậy.
1. Lúc sinh con rất lộn xộn
Khi bạn nằm trên giường đẻ, một tay được truyền thuốc và tay kia cầm điện thoại, có thể bạn đã nghĩ: “Sinh nở cũng không phải quá tệ!”. Nhưng sau đó, khi những cơn đau khiến bạn phải gào thét, thậm chí chửi bới mặt chồng và rất nhiều y tá, bạn sẽ nhận thấy suy nghĩ ban đầu của mình đã thay đổi 180 độ.
2. Mất ngủ thực sự là một “hình thức tra tấn”
Khi chính thức làm mẹ, bạn mới nhận ra mình thèm ngủ đến mức nào, và bất cứ ai đặt ra cụm từ “ngủ ngon lành như một đứa trẻ” cần phải cân nhắc lại.
3. Có lý do vì sao đàn ông không sinh con
Video đang HOT
Những khi bạn trăn trở không biết nên mua bao nhiêu tã lót trẻ sơ sinh trước khi con chào đời, bạn hỏi chồng nghĩ xem em bé sẽ đi vệ sinh bao lần trong một ngày. Và câu trả lời của chồng bạn là: “Một”.
4. Trầm cảm sau sinh là có thật
Những phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh thường có xu hướng hơi “bi kịch hóa”, vì vậy có thể bạn nghĩ họ luôn sử dụng lý do đó như một cái cớ để nhờ một ai đó chăm sóc con cái giúp trong khi họ có thời gian riêng chăm sóc mái tóc của mình. Nhưng bạn nên biết rằng thực tế không hề ít phụ nữ đã phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ điều trị tâm lý khi gặp những dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
5. Cẩn thận với các mánh quảng cáo
Nếu có một sản phẩm hứa hẹn sẽ làm bé không bị đầy hơi, giúp bé ngủ ngon qua đêm và cho phép bạn có thời gian rảnh tay, thì chớ có vội tin! Sản phẩm đó chưa chắc đã có tác dụng thực sự như vậy hoặc chưa hẳn đã phù hợp với con bạn. Tốt hơn hết bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
6. Phải nhờ một phép lạ mới có thể ra khỏi nhà
Chỉ ngay sau khi bạn chuẩn bị xong tã, khăn ướt, hoặc thay bỉm, quần áo bẩn cho con, rồi lấy một vài bộ quần áo dự phòng và chồng chất tất cả vào xe, trước khi đưa con núm vú thì em bé của bạn quyết định khóc thật to và đòi ăn. Vậy là bạn sẽ cần ít nhất một giờ nữa mới có thể ra khỏi nhà.
7. Bạn không thực sự hiểu tình yêu là gì cho đến khi trở thành cha mẹ
Dù cho những tháng đầu tiên có khó khăn và hỗn loạn đến thế nào, đó cũng là những khoảnh khắc đẹp nhất trong gia đình nhỏ mà bạn muốn chia sẻ. Các thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, quý mến nhau. Tất cả cùng vui buồn, khóc cười bên nhau. Và trên tất cả, mọi người bây giờ đều thoải mái và là chính mình khi ở bên nhau.
Theo màn ảnh sân khấu
Mẹ dễ trầm cảm nhất khi con lên 4 tuổi
Không phải năm đầu tiên sau sinh, người mẹ mới dễ bị trầm cảm nhất, mà 4 năm sau sinh, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm thậm chí còn cao hơn.
Trầm cảm sau sinh là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ. Ảnh: telegraph.co.uk
Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Australia vừa được công bố trên tạp chí BJOG (một tạp chí quốc tế về sản khoa và phụ khoa). Các nhà khoa học đã theo dõi 1.507 bà mẹ lần đầu tiên đăng ký sinh con tại 6 bệnh viện ở Melbourne, Australia. Những người này đã phải hoàn thành các bảng câu hỏi ở các thời điểm là tháng thứ 3, 6, 12, 18 và 4 năm sau sinh.
Nghiên cứu phát hiện ra 1/3 những người lần đầu làm mẹ có triệu chứng trầm cảm ít nhất một lần trong thời gian từ lúc mang thai đến khi con lên 4. Đặc biệt tỷ lệ trầm cảm ở thời điểm 4 năm sau sinh là 14,5 %, cao hơn tại bất kỳ điểm nào được ghi nhận trong năm đầu tiên làm mẹ. Trong đó, những người có một con có nguy cơ trầm cảm gấp đôi so với những bà mẹ có hai con trở lên, do họ bị bỏ quên và không tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mình sau đó.
Các yếu tố dự báo mạnh nhất về trầm cảm ở thời điểm 4 năm sau sinh là người đó có dấu hiệu trầm cảm ở thời kỳ đầu mang thai hoặc trong vòng một năm đầu sau sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trước đó không hề có dấu hiệu trầm cảm nào. Nghiên cứu cho rằng các vấn đề trong quan hệ vợ chồng, bạo hành từ người chồng, nghịch cảnh xã hội, thu nhập thấp đều có thể gây ra trầm cảm ở một số phụ nữ khi con đã lên 4. Ngoài ra, những bà mẹ trẻ (18-24 tuổi) cũng dễ trầm cảm hơn.
Theo tiến sĩ Hannah Woolhouse, đồng tác giả của nghiên cứu, những phát hiện này khuyến khích các chuyên gia nên mở rộng mức độ quan tâm đến sức khỏe tâm thần của bà mẹ bằng cách mở rộng thời gian theo dõi. Bà cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay chỉ tập trung vào thời kỳ mang thai và những tháng đầu sau khi sinh con, mà quên mất hơn một nửa số phụ nữ bị trầm cảm trong những năm đầu tiên làm mẹ.
John Thorp, tổng biên tập của BJOG cũng nói: "Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành xung quanh sức khỏe tâm thần của người mẹ trong thời kỳ sinh. Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về trầm cảm của người mẹ khi đứa con đã thôi nôi. Những phát hiện này củng cố nhu cầu tập trung hơn nữa vào sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là trong dài hạn, và sự cần thiết phải quan tâm đến các yếu tố liên quan đến cuộc sống của người mẹ".
Tại Anh, một cuộc khảo sát của trường cao đẳng hộ sinh hoàng gia (RCM) hồi đầu năm 2014 cũng cho thấy 3/5 những người lần đầu làm mẹ cảm thấy chán nản hoặc trầm cảm sau khi sinh.
Kim Kim
Theo express.co.uk
Phụ nữ không cho con bú sau sinh dễ bị trầm cảm Các nhà nghiên cứu cảnh báo, những phụ nữ mới vượt cạn, quyết định không cho con bú sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Việc cho con bú được cho là sẽ dẫn giúp sản sinh và giải phóng các hoóc môn thiết yếu, có tác dụng cải thiện tâm trạng của người mẹ. Ước tính 1/7 số...