7 điều bạn cần tránh tuyệt đối khi yêu nếu không muốn mắc sai lầm
Trước khi yêu người khác, bạn cần yêu chính mình. Điều này sẽ luôn khiến bạn cảm thấy tự tin về chính con người bạn.
Dù bạn có tin hay không, nhưng bạn thường làm những điều kỳ lạ như hồi hộp hay phấn khích khi ở bên cạnh người mình yêu. Cho dù cố gắng thế nào thì hành động của bạn dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Để giúp bạn giải quyết điều này, chúng tôi sẽ chia sẻ danh sách những điều bạn cần tránh khi ở cạnh người yêu.
1. Không nên thay đổi bản thân để gây ấn tượng với người yêu
Bạn có thể đang làm điều tồi tệ nhất từ trước đến giờ nếu nghĩ rằng việc thay đổi bản thân sẽ khiến người khác yêu quý mình hơn.
Bạn không cần phải ép mình ăn những gì anh ấy / cô ấy thích nhất. Bạn không cần phải giả vờ là một người dễ thương chỉ để gây ấn tượng với người yêu của mình.
2. Tránh khoe khoang về thành tích của mình
Thật tốt khi bạn đạt điểm cao nhất trong các bài kiểm tra, có kiến thức sâu rộng trong một chủ đề cụ thể… Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải khoe khoang về bản thân mọi lúc. Anh ấy / cô ấy có thể nhận thấy bạn là một người hay khoe khoang và có thể né tránh bạn.
3. Nhắn tin quan tâm quá mức
Có thể hiểu rằng, bạn thường có nhu cầu nói chuyện nhiều hơn với người mình yêu thương. Bạn có thể muốn trao đổi và biết thêm về anh ấy / cô ấy.
Nhưng, việc nhắn tin quá nhiều có thể phá hỏng ấn tượng về bạn. Do đó, bạn nên tránh việc gửi tin nhắn liên tục và làm phiền người yêu mọi lúc.
4. Không bao giờ thỏa hiệp với lòng tự trọng của bạn
Lòng tự trọng của bạn quan trọng hơn nhiều so với việc gây ấn tượng với người bạn yêu và khiến anh ấy / cô ấy phải lòng bạn.
Video đang HOT
Không có gì sai khi có tình cảm với ai đó và sau đó cố gắng hết sức để gây ấn tượng với người ấy. Nhưng thời điểm bạn bắt đầu thỏa hiệp với lòng tự trọng của mình, mọi thứ có thể bị rối tung.
Ví dụ, nếu người yêu của bạn không quan tâm đến bạn, luôn cố gắng tránh bạn và đối xử với bạn lạnh lùng, thì bạn nên suy nghĩ lại về mối quan hệ với anh ấy / cô ấy.
5. Dành quá nhiều thời gian cho người yêu
Thật tốt khi bạn luôn dành thời gian để gặp gỡ người yêu, hoặc nói chuyện với anh ấy / cô ấy hàng ngày. Nhưng bạn đã nghĩ đến việc, người yêu của mình sẽ nghĩ gì nếu bạn luôn rảnh rỗi? Anh ấy / cô ấy có thể nghĩ rằng bạn không có gì để làm và do đó bạn luôn sẵn sàng gặp anh ấy / cô ấy mọi lúc.
6. Hạ thấp bản thân
Bạn không cần phải tìm kiếm sự thông cảm của anh ấy / cô ấy. Ví dụ, thể hiện mình là một người thấp kém và ngu ngốc, chỉ để có được sự chú ý của người ấy. Không ai sẽ yêu bạn vì thương hại. Người yêu của bạn có thể cố gắng tỏ ra lịch sự với bạn nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy / cô ấy sẽ yêu bạn.
7. Theo dõi anh ấy / cô ấy mọi lúc
Theo dõi bất cứ nơi nào anh ấy / cô ấy đi hoặc bất cứ điều gì anh ấy / cô ấy làm đều có thể phá hỏng mối quan hệ của bạn. Anh ấy / cô ấy có thể coi bạn là kẻ theo dõi và sẽ cố gắng hết sức để tránh xa bạn.
Thật tốt khi có người yêu thương nhưng hy sinh sức khỏe, sự bình yên về tinh thần và sự tự tin để có được anh ấy / cô ấy chú ý là một điều ngu ngốc.
Trước khi yêu người khác, bạn cần yêu chính mình. Điều này sẽ luôn khiến bạn cảm thấy tự tin về chính con người bạn.
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng hoàn hảo để 2 bên đều có lợi
Chẳng ai sống với nhau cả đời mà không 1 lần cãi nhau. Các vấn đề trong hôn nhân không thể tự được giải quyết. Im lặng chỉ giống như 1 loại thuốc giảm đau nhưng nó lại có rất nhiều tác dụng phụ.
01
Lam đã kết hôn được 17 năm, con cái đều lớn khôn có thể tự chăm sóc bản thân. Hôn nhân của cô dù không lãng mạn hay ngọt ngào nhưng có thể nói là rất bình yên. Và cô chỉ cần duy trì sự bình yên ấy đến tận cuối đời là mãn nguyện lắm rồi.
Nhưng mọi sự bung bét cho đến 1 ngày Lam nhận được tin nhắn lạ có nội dung: "Tỉnh lại đi chị, đừng có tin chồng quá". Lam gọi ngay lại thì cô chỉ nghe được tiếng tút liên hồi. Kể từ hôm ấy, mỗi ngày Lam nhận được vài lời nhắc nhở, khi thì bức ảnh sau lưng của chồng bên cô gái khác. Lam vẫn không thể nào liên lạc được với số điện thoại kia.
"Buông tay đi chị, đừng giữ 1 cái xác không hồn bên cạnh mình", đó là tin cuối cùng Lam nhận được từ kẻ giấu mặt ấy.
Lam bình tĩnh thu thập hết bằng chứng, cho đến tối ấy cô quyết định lật bộ mặt giả tạo của chồng mình. Chưa kịp để cho anh ta giải thích, Lam hét lên, với tất cả sự hi sinh và yêu thương trong suốt bao năm qua: "Tôi không bao giờ ly hôn".
Sau đó cô kéo vali ra khỏi nhà, Lam đi du lịch 1 mình, bỏ lại tất cả mọi thứ - những thứ chưa bao giờ cô dám buông dù chỉ vài tiếng. Cô hi vọng đó là sự tôn trọng cuối cùng dành cho chồng. Nếu anh ta biết trân trọng gia đình này, trong những ngày cô đi vắng anh ta sẽ biết bản thân cần phải làm gì.
Lam luôn cho rằng bất kể số phận cuộc hôn nhân này đến đâu cô cũng không bao giờ cho gã đàn ông phản bội toại nguyện. Thế nhưng, Lam lại đâu biết chồng cô chẳng hề muốn ly hôn, chưa 1 giây 1 phút nào anh ta có ý định bỏ vợ.
Chồng Lam làm việc ở 1 công ty nước ngoài, thu nhập khá tốt, là người hiền lành, sống đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều ở vợ. Sau 5 ngày 2 người họ cách xa đến cả nghìn km, chồng Lam vẫn im lặng, không hề có chút phản ứng nào như suy đoán của cô.
Sự ngột ngạt bao trùm căn nhà đến mức Lam muốn phát điên lên, muốn gào thét vào mặt anh ta, muốn đánh cho thỏa nỗi đau đớn giằng xé cô suốt những ngày qua.
- Tại sao anh không nói gì? Anh làm như thể tôi là người sai vậy. Yên tâm tôi sẽ không để anh vừa ý đâu.
- Anh nói em cũng có muốn nghe không? Ngay cả việc em biết anh ngoại tình, em vẫn không muốn nghe anh nói, em chỉ tin người ngoài. Chúng ta, mỗi người đều có những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng cho gia đình. Mỗi lần anh mệt mỏi, anh muốn tâm sự cùng em em lại kêu em vất vả hơn, em chịu nhiều áp lực hơn. Anh đâu có ép em phải chịu những thứ anh đang chịu. Chúng ta là vợ chồng, anh muốn sự chia sẻ. Sao cứ phải hơn thua nhau làm gì?
02
Lam quay vào phòng đóng sầm cửa. Cô thường xuyên như vậy, không muốn nghe bất cứ lời biện hộ nào. Ngoại tình là ngoại tình, chẳng có lý do gì chính đáng hết.
Sáng hôm sau cô ngủ dậy thấy một mảnh giấy trên bàn với nội dung: "Anh không ngoại tình, người nhắn tin cho em là bạn em đấy. Cô ấy đang tấn công anh. Em sẵn sàng gây chiến với anh nhưng lại hết lòng tin 1 người mà đến tên em cũng không biết. Ảnh cô ấy gửi cũng được chụp trộm trong những buổi cafe, ăn uống có cả em đấy. Cô ấy nói với anh: 'Nếu Lam không chịu lắng nghe anh thì hãy đến với em, em luôn biết anh cần gì'. Em nghỉ ngơi đi, chúng mình cần xa nhau 1 thời gian có lẽ sẽ tốt hơn".
Lam bắt đầu suy nghĩ về mọi thứ, có lẽ cô đã hơi ích kỉ. Kể cả câu tuyên bố "em không bao giờ ly hôn" cũng đã bao hàm sự bất lực của 1 người phụ nữ luôn ngồi ở đáy giếng nhìn lên bầu trời. Cô không chấp nhận thua cuộc nhưng lại chẳng biết làm thế nào để giữ được những thứ mình đang có. Lam sợ cãi vã, vì thế cô luôn giải quyết bằng những câu gào thét lấp liếm hoặc sự im lặng bỏ đi. Mặc định như vậy là cô đã thắng chồng mình.
Chẳng ai sống với nhau cả đời mà không 1 lần cãi nhau. Các vấn đề trong hôn nhân không thể tự được giải quyết. Im lặng chỉ giống như 1 loại thuốc giảm đau nhưng nó lại có rất nhiều tác dụng phụ.
Đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trung niên, khi niềm đam mê mất dần, chúng ta sẽ gặp phải những thử thách sinh tồn khác nhau.
Nhiều cặp vợ chồng đã kết hôn trong một thời gian dài cảm thấy rằng họ không có gì để nói với nhau. Khi họ nhận ra rằng họ muốn giao tiếp, họ thường chọn cách mở đầu cộc lốc hoặc chẹp miệng với những than thở của đối phương.
Thực tế, giao tiếp không chỉ đơn giản là dùng ngôn ngữ nói chuyện. Giao tiếp phi ngôn ngữ là biểu hiện, tư thế, thái độ, nụ cười, ánh mắt, hành động...
Chúng ta phải học cách đón nhận thông tin truyền đi trong mối quan hệ. Nhiều người đàn ông không thích nói chuyện nhưng họ sẵn sàng rửa bát, quét nhà... cho vợ.
Có nhiều phụ nữ chỉ tin những gì cô ấy nghe thấy. Khi chồng mình ít nói, cô ấy không cảm nhận được tình yêu. Nhưng trên thực tế, người chồng đã nói chuyện với vợ nhưng không phải bằng miệng mà bằng những biểu hiện và hành vi.
Như vợ chồng Lam, họ quen với cách ủ rũ trong thế giới của riêng mình, dần dần thiếu tiếng nói chung. Bằng cách nào đó, chồng Lam đã biểu hiện thái độ nhưng chẳng đủ để vợ hiểu ra vấn đề.
03
Hôn nhân là 1 thế giới thu nhỏ của 2 người yêu nhau thành vợ, thành chồng. Trong quá chung sống chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức. Mỗi người đều có những nỗi khổ riêng nhưng thay vì mở lòng với nhau họ lại luôn trong tư thế "phòng thủ".
Tại thời điểm này, chúng ta cần cố gắng cải thiện trong suy nghĩ và hành động, đừng "giết chết" hôn nhân bằng những điều nhỏ nhất.
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng hoàn hảo để 2 bên đều có lợi. Trong mối quan hệ mà cảm xúc là thứ thay đổi nhiều nhất theo thời gian, hoàn cảnh, hãy tập trung nhiều vào nhu cầu của nhau hơn là rành rọt xem ai đúng, ai sai.
Khi đối phương mắc sai lầm, hãy lắng nghe. Ví dụ, chồng Lam về nhà và than thở chuyện công việc của mình thì chắc chắn tâm trạng của anh ấy là muốn được xoa dịu, được đồng cảm. Sự phủ nhận hay gạt đi chỉ khiến người khác thêm ức chế vì đã không được giải tỏa còn bị gấp đôi stress dù đã chọn người tin tưởng nhất để tâm sự.
Các cặp vợ chồng thường sẵn sàng giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề. Nhưng trên thực tế, ngay cả khi họ muốn hỗ trợ lẫn nhau, họ vẫn phải chờ cơ hội. Thế nên đừng vội trách móc nếu anh ấy không đáp ứng luôn sự mong mỏi của bạn.
Khi hôn nhân xảy ra mâu thuẫn triền miên, chúng ta có xu hướng dễ dàng rơi vào sai lầm, thậm chí là hàng chuỗi những sai lầm. Vì vậy rất cần 1 sự cam kết khi bước vào hôn nhân, kể cả trong cuộc sống hàng ngày, hãy trao đổi với nhau để đưa ra những quy định cần thiết.
Xã hội càng hiện đại, các mối quan hệ càng thoáng thì hôn nhân càng nhiều thử thách. Nó đòi hỏi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng để đáp ứng thách thức này. Đừng sợ sai, chỉ cần chúng ta biết cách đi lên thành công từ những thất bại.
Không muốn con về thăm nhà nội Tôi ly hôn chồng gần 3 năm, lý do là cả hai chưa có kiến thức để ứng xử đúng đắn trong hôn nhân, không thể cảm thông và hiểu nhau. Con trai tôi gần 5 tuổi. Trong thời gian chung sống với chồng, chúng tôi có rất nhiều mâu thuẫn, có lần chồng dùng lời lẽ không đúng với ba mẹ tôi,...