7 điểm tham quan tuyệt vời nhất Di Hòa Viên
Di Hòa Viên được xây dựng dưới thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Nơi đây tiếng với nghệ thuật lâm viên truyền thống của Trung Quốc với lịch sử xây dựng trên 800 năm, trải qua nhiều triều đại với nhiều tên gọi khác nhau.
Năm 1750, Vua Càn Long nhà Thanh xây Thanh Y Viên để mừng sinh nhật mẹ. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh – Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. “Di Hòa Viên” nghĩa là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”, là nơi mà hoàng thân quốc thích đến để vui chơi, giải trí. Thật không ngoa khi nói rằng đây là “khu nghĩ dưỡng cao cấp” sớm nhất châu Á. Cung điện không chỉ là một công viên đẹp mà còn là một kiệt tác kiến trúc với sự chặt chẽ và hết sức tinh tế về mặt phong thủy.
Sau đây là 7 địa điểm bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp đến thăm nơi này:
1. Khu Đông Cung Môn
Khu Đông Cung Môn nằm ở phía đông của Di Hòa Viên, cửa chính hướng về phía đông, vốn là nơi các Hoàng đế nhà Thanh bàn việc triều chính và nghỉ ngơi, bao gồm điện tiếp đại thần, cung điện, sân khấu lớn và hoa viên… Sáu cánh cửa được sơn đỏ cùng với các thanh thẳng tắp phủ sơn vàng – đây là hai màu truyền thống đặc trưng của Trung Hoa. Cửa chính treo tấm biển đề 3 chữ vàng lớn “Di Hòa Viên” với viền xung quanh là 9 con rồng biểu tượng cho Hoàng gia. Phía trước là 2 con sư tử chơi bóng, được khắc từ thời Càn Long, với dáng vẻ uy nghiêm.
Điện Nhân Thọ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong khu vực này. Điện rộng 7 gian, là nơi Từ Hy Thái Hậu và vua Quang Tự nghe việc triều chính, hội kiến các sứ thần. Ban đầu nó có tên là Điện Tần Chính, sau khi vua Quang Tự trùng tu lại thì đặt tên Nhân Thọ Điện.
Cửa chính Đông Cung Môn
Cửa chính Điện Nhân Thọ.
2. Lạc Thọ Đường
Lạc Thọ Đường là kiến trúc chính trong khu vực nhà ở của Di Hòa Viên. Đây là vị thế tốt nhất trong khuôn viên để bố trí phòng ở và nơi vui chơi. Phía trước là bức hoành đề 3 chữ vàng “Lạc Thọ Đường” – bút thư của Hoàng đế Quang Tự. Bên trong điện cũng có ngai vàng, ngự án, quạt và bình phong bằng kính để vua thiết triều và giải quyết chính sự. Trước cửa là một cây hồng, tượng một con hươu, một con hạc và một bình hoa. Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc thì những vật đó tượng trưng cho bình an vô sự và thiên hạ thái bình. Trong khuôn viên trồng các loại cây đại diện cho sự cao sang, quý phái như cây ngọc lan, hải đường, mẫu đơn nhằm mang ý nghĩa ” Phú quý ngọc đường”.
Lạc Thọ Đường.
Hoa mẫu đơn trong khuôn viên biểu trưng cho sự phú quý.
Cây hoa ngọc lan.
3. Hồ Côn Minh
Video đang HOT
Hồ Côn Minh là hồ chính của Di Hòa Viên, rộng khoảng 220ha, chiếm 3/4 diện tich khuôn viên. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang (Trường Lang) dài 728 m gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa.Nhìn từ trên cao xuống, hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn, mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn nằm ở góc phía bắc của Di Hòa Viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh, tượng trưng cho “Lộc”, theo thuật phong thủy truyền thống.
Hồ Côn Minh vào mùa hè.
Trường Lang 728m.
Tháp nằm ngay lưng núi Vạn Thọ, được xây dựng trên khu nền cao 21 m theo kiến trúc “nhất tọa, bát diện, tam tằng, tứ trọng” cổ điển của các tòa tháp Trung Hoa. Tháp cao 41 m. Vào năm thứ 10 Hàm Phong, tháp bị liên quân Anh Pháp đốt cháy, sau đó năm thứ 17 Quang Tự (năm 1891), ông đã chi ra hơn 78 ngàn lượng bạc trùng tu lại tháp và kéo dài đến 3 năm sau (tức năm 1894) mới hoàn thành. Ngôi chùa nguy nga lộng lẫy này là nơi để Từ Hy niệm Phật.
Đây là nơi mà Càn Long xây dựng làm quà tặng cho Mẫu hậu của mình. “Li” nghĩa là chim vàng anh, đại diện cho giọng hót hay tuyệt mỹ. “Thính Li Quán” nghĩa là “nơi nghe chim vàng anh hót”. Từ Hy Thái hậu rất yêu thích đến đây nghe hát, thiết đãi yến tiệc. Hiện nay nó trở thành nhà hàng chuyên về các món ăn cung đình, từng tiếp đón không ít các vị nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo các nước sang thăm.
Các món ăn được phục vụ trong nhà hàng Thính Li Quán.
6. Con đường mua bán Tô Châu
Nằm ở hai bên bờ con sông dẫn nước vào hồ, được xây dựng theo kiến trúc sông nước Giang Nam, các cửa hàng hai bên bờ rất đa dạng, từ của hàng bán đồ chơi, áo quần, vải vóc, đồ trang sức vàng bạc, đá quý đến các quán điểm tâm, nhà hàng.
Con đường mua bán Tô Châu vào mùa hè.
Vào mùa đông, khi nước sông đóng băng.
7. Cầu Thập Thất Khổng và Kim Ngưu
Thập Thất Khổng kiều là chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 17 nhịp nối bờ với hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Cây cầu đá này rộng 8 m, dài 150 m. Trên lan can cầu là hơn 500 tác phẩm điêu khắc sư tử đá với hình hài, và nét biểu cảm hoàn toàn khác nhau.
Cầu Thập Thất Khổng.
Sư tử đá trên thành cầu.
Kim Ngưu nằm phía bờ đông Hồ Côn Minh, và phía đông bắc cầu Thập Thất Khổng, được đúc bằng đồng vào năm 1755. Dân gọi là thành “Kim Ngưu”, tương truyền có thể ngăn chặn lũ lụt.
Tượng Kim Ngưu.
Giờ mở cửa của Di Hòa Viên:
Mùa cao điểm (1/4 – 31/10):
Cửa lớn: 6h30 – 18h
Vào khuôn viên: 8h30 – 17h
Mùa vắng (1/11 – 31/3):
Cửa lớn: 7h – 17h
Vào khuôn viên: 9h – 16h
Giá vé:
1. Vé vào cổng ( không bao gồm các điểm tham quan): 30 NDT ( mùa cao điểm), 20 NDT mùa vắng).
2. Vé tham quan khuôn viên (không phân biệt mùa) bao gồm: Phật Hương Các 10 NDT, con đường mua bán Tô Châu 10 NDT, Viện Văn Xướng 20 NDT và Đức Hòa Viên 5 NDT.
3. Vé trọn gói: 60 NDT (mùa cao điểm), 40 NDT (mùa vắng).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sức xuân rạng rỡ Di Hòa Viên
"Cung điện mùa hè" ở Bắc Kinh là kiến trúc lâm viên tiêu biểu của triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc. Trong những ngày đầu xuân, những cánh đào bung nở khoe sắc, đem lại vẻ đẹp tươi mới cho công trình này.
Di Hòa Viên nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc của Bắc Kinh, rộng 294 ha, trong đó 3/4 diện tích là mặt nước. Đây là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới thủ đô Trung Quốc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tuyết ngập trắng Cung điện Mùa hè Tuyết phủ trắng sân vườn, mái ngói, cành cây, sư tử đá, tạo ra không gian lạnh cóng nhưng tuyệt đẹp ở Di Hòa Viên (Bắc Kinh, Trung Quốc). Theo Bưu điện Việt Nam