7 địa danh hành hương nổi tiếng của miền Nam
Chùa Linh Ứng, chùa Bà ở Bình Dương hay miếu Bà Chúa Xứ… là những điểm tham quan hút du khách hành hương mỗi dịp năm mới.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986 m), thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11 km về phía đông bắc, cách TP HCM 110km. Nhìn từ xa, núi giống như một chiếc nón úp trên cánh đồng lúa bạt ngàn. Ảnh: Panoramio.
Gắn với câu chuyện về người con gái xinh đẹp, chung thủy, các ngôi chùa trên núi là điểm hành hương của rất nhiều du khách trong dịp đầu năm hay rằm tháng 8. Thống kê gần đây nhất cũng cho thấy, trong dịp Tết, có hàng ngàn người đến đây chiêm bái.
Ngoài là nơi hành hương nổi tiếng, núi Bà Đen cũng là một trong những địa điểm tham quan tuyệt đẹp với hệ thống núi, hang động huyền bí hay cảm giác lý thú trên máng trượt hay cáp treo. Ảnh: Thienviet / Wordpress.
Đà Lạt có gần 10 ngôi chùa được nhiều người biết đến như chùa Linh Sơn, Linh Ẩn, Linh Phước… Song, địa điểm thu hút nhất là Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, một trong ba thiền viện lớn của Việt Nam theo phái Trúc Lâm. Ảnh: Dulichdalat.
Đến đây, ngoài tham quan, viếng cảnh chùa, du khách còn có cơ hội du thuyền trên hồ Tuyền Lâm hay ngắm rừng thông bạt ngàn, những ruộng rau bậc thang xanh mướt… từ trên cáp treo. Ảnh: Dulichdalat.
Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (gọi tắt là chùa Bà Bình Dương hay miếu bà Thiên Hậu) tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là ngôi miếu do người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ảnh: Panoramio.
Hàng năm, lượng du khách hành hương đến đây khá nhiều, song đông nhất là ngày 14 và ngày rằm tháng Giêng – thời gian diễn ra lễ hội chính của miếu. Ước tính lượng khách đến trong hai ngày này lên đến con số hàng ngàn mỗi ngày. Ảnh: Skyscrapercity.
Video đang HOT
Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi nhỏ của thành phố Vũng Tàu. Bức tượng này được xây từ năm 1974, cao 32 m, sải tay dài 18,3 m, bên trong có cầu thang 133 bậc dẫn đến 2 tay của tượng. Ảnh: Dulichvungtau.
Bên cạnh việc hành hương, nhiều du khách cũng thích đến đây để khám phá Vũng Tàu từ trên cao, hay trải nghiệm cảm giác dạo bộ trên cánh tay của tượng. Ảnh: Skyscrapercity.
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng đông. Công trình này được khởi công xây dựng năm 1936, là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Ảnh: Mytour.
Trong khu thánh thất có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Nổi bật là đền Thánh với kiến trúc hai tháp song song đặc trưng của đạo. Bên cạnh ý nghĩa hành hương, đến đây, bạn còn có cơ hội lang thang trong khuôn viên mát rượi, thanh tịnh, yên bình của tòa thánh hay chiêm bái một một công trình kiến trúc hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây khéo léo, tinh xảo. Ảnh: Yahoo.
Bà Chúa Xứ là thần nữ được thờ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh Bà được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ảnh: ivivu.
Sau nhiều thay đổi, hiện ngôi miếu đã được xây dựng khang trang, hiện đại để phục vụ hơn 2 triệu lượt khách tham quan, cúng bái hàng năm. Trong đó, nhiều nhất là khoảng thời gian sau tết hay dịp lễ hội vào tháng 4-6 âm lịch hàng năm. Ảnh: Panoramio.
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với chiều cao 800 m so với mặt nước biển, đây là ngọn núi cao thứ hai của Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, tại độ cao 600 m của ngọn núi còn có một ngôi chùa là chùa Linh Sơn nổi tiếng khắp Nam Bộ. Lượng khách hành hương đến đây khá nhiều, nhưng đông nhất là dịp rằm tháng Giêng và tháng 7. Ảnh: Andi Nguyen.
Không chỉ nổi tiếng về tâm linh, đây cũng là địa điểm trekking yêu thích của những ai thích di chuyển. Ảnh: Blogspost.
Theo Zing
4 thiền viện nổi tiếng nhất Việt Nam
Không chỉ mang đến cảm giác an nhiên tự tại, Trúc Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Đà Lạt còn say đắm lòng người với bức tranh sơn thủy hữu tình, cảnh quan tuyệt đẹp.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây.
Truyền thuyết kể rằng, khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Ảnh: phatgiao.
Thiền viện được khởi công xây dựng từ ngày 4/4/2004, hoàn thành vào ngày 25/11/2005 với kinh phí 30 tỷ đồng. Đây là thiền viện được xây dựng nhanh nhất với kinh phí thấp nhất. Lý do của đều này là nhờ sự góp công của người dân, các thợ thủ công và các làng nghề. Về thiết kế, thiền viện mang đậm dấu ấn, kiến trúc chùa Việt Nam đương đại với cổng Tam Quan, những họa tiết, chi tiết điêu khắc tinh tế và sắc sảo. Ảnh: Giacngo.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu di tích lịch sử Lộ Vòng Cung, TP Cần Thơ. Thiền viện được công xây dựng vào ngày 16/7/2013, tổng diện tích là 38.016 m2, kinh phí khoảng 145 tỷ. Với diện tích như vậy, đây là thiền viện lớn nhất miền Nam. Ảnh: commons.
Chính điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần. Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách Lý triều. Lầu trống, gác chuông lợp ngói mười hai mái... Ảnh: Commons.
Ngoài tượng Phật Thích Ca bằng đồng, toàn bộ hệ thống tượng thờ tại đây đều bằng gỗ thủy tùng. Khuôn viên thiền viện được bày trí các gian nhà rất cân đối gồm Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), chùa Một Cột, giảng đường, khách đường, trai đường, thư viện, phòng đông y Nam dược... Ảnh: Commons.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Chính điện có diện tích 192 m2. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2 m, tay phải cầm cành hoa sen. Bên phải là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía bên phải của chính điện là lầu chuông với quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn. Ảnh: dulichdalat.
Thiền viện hút du khách với vẻ uy nghiêm của một ngôi chùa nổi tiếng, không gian thoáng đãng và những thảm hoa rực rỡ khoe sắc.
Ngoài viếng cảnh chùa, nếu thích, du khách có thể đăng ký tour khám phá vẻ đẹp hồ Tuyền Lâm với mặt nước mênh mông, tiểu đảo đầy thông hay khám phá Đà Lạt từ trên cao với hệ thống cáp treo nối đèo Robin với thiền viện. Ảnh: vietnamdicoveries.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Lân, Long Động Tự thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là ngôi chùa do vua Trần Nhân Tông cho tôn tạo, xây dựng vào năm 1293. Tương truyền ngày đó, ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp. Ảnh: Panoramio.
Chùa nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Hiện ngõ chùa vẫn còn lưu dấu tích xưa với ngõ dài, rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà sư. Ảnh: wikimedia.
Các công trình chính của chùa gồm chính điện, nhà thờ Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà tăng, La Hán đường... Đặc biệt, chùa có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn và tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương nặng khoảng 3,2 tấn. Ngoài ra, nơi đây cũng có quả cầu được trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác định là quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Panoramio.
Theo Zing
Gợi ý nhanh cho chuyến du xuân Quảng Ninh Với thời gian 3 ngày, nếu sắp xếp hợp lý, bạn hoàn toàn có thể khám phá hầu hết các đền chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh như Yên Tử, Cửa Ông, Cái Bầu. Tham khảo những gợi ý dưới đây, bạn sẽ có chuyến du xuân đầu năm thú vị ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Chuẩn bị Tết là dịp...