7 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể bị sa sút trí tuệ
Trí nhớ thường thay đổi khi con người lớn lên. Một số người nhận thấy những thay đổi trong bản thân trước khi bất kỳ ai khác nhận thấy.
Trí nhớ thường thay đổi khi con người lớn lên – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung, các triệu chứng của nó có thể rất khác nhau ở mỗi người.
Những người bị sa sút trí tuệ gặp vấn đề với các triệu chứng bạn sắp đọc sau đây, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
1. Bạn có thể gặp vấn đề về trí nhớ
CDC Mỹ cho biết: Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ chung để chỉ khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc đưa ra các quyết định bị suy giảm gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng nó không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường. Mất trí nhớ – “quên các sự kiện, lặp lại bản thân hoặc dựa vào các phương tiện hỗ trợ khác để giúp bạn ghi nhớ (như ghi chú hoặc lời nhắc)” – là một dấu hiệu chính, theo Eat This, Not That!
2. Bạn có thể có vấn đề về chú ý
Video đang HOT
Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trí nhớ của bạn có thể thơ thẩn hoặc bạn có thể mắc phải nhiều sai lầm, chẳng hạn như “đặt sai đồ đạc và mất khả năng nhớ lại các bước: đặt chìa khóa ô tô vào máy giặt hoặc máy sấy hoặc không thể nhớ lại các bước để tìm thứ gì đó”, CDC Mỹ cho biết.
3. Bạn có thể gặp vấn đề về giao tiếp
Bạn có thể có “vấn đề mới với các từ khi nói hoặc viết: gặp rắc rối khi theo dõi hoặc tham gia một cuộc trò chuyện hoặc gặp khó khăn để tìm một từ bạn đang tìm kiếm (nói “vật đó trên cổ tay của bạn cho biết thời gian” thay vì “đồng hồ”)”.
4. Bạn có thể gặp rắc rối với việc lập luận, phán đoán và giải quyết vấn đề
Nếu bạn thấy mình gặp “thách thức trong việc lập kế hoạch hoặc giải quyết các vấn đề: gặp khó khăn khi thanh toán hóa đơn hoặc công thức nấu ăn mà bạn đã sử dụng trong nhiều năm” thì đó là lý do để lo lắng.
5. Bạn có thể gặp vấn đề với nhận thức thị giác ngoài
Bạn có “gặp khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng hoặc đánh giá khoảng cách, vấp phải đồ đạc ở nhà, hay làm đổ hoặc rơi đồ vật thường xuyên hơn?”. Đó là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.
6. Đây là những dấu hiệu khác có thể chỉ ra chứng sa sút trí tuệ
Dưới đây là những dấu hiệu đáng lo ngại, theo CDC.
Bị lạc trong một khu vực lân cận quen thuộc
Sử dụng các từ khác thường để chỉ các đồ vật quen thuộc
Quên tên của một thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết
Quên đi những kỷ niệm cũ
Không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập
7. Phải làm gì nếu bạn lo sợ mình bị sa sút trí tuệ?
Hãy liên hệ với chuyên gia y tế nếu bạn cần trợ giúp.
CDC cho biết: “Một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện các bài kiểm tra về sự chú ý, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác để xem liệu có nguyên nhân gây lo ngại hay không. Việc khám sức khỏe, xét nghiệm máu và quét não như CT hoặc MRI có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản”, theo Eat This, Not That!
Cần theo dõi các bất lợi khi dùng thuốc
Gần đây mẹ tôi có biểu hiện suy giảm nhận thức, rất hay quên... Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị Alzheimer nhẹ và kê đơn dùng thuốc galantamin. Vậy xin hỏi khi dùng thuốc này có cần lưu ý gì không?
Phạm Thu Hòa (Hà Nội)
Bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình thoái hóa gây ra chết tế bào thần kinh, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý sa sút trí tuệ, gây mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh.
Có thể nói, sự thiếu hụt acetylcholin ơ vỏ não, nhân trám và hải mã được coi là một trong những đặc điểm sinh lý bệnh sớm của bệnh Alzheimer, gây sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.
Galantamin làm tăng hàm lượng acetylcholin nên làm giảm diễn biến của bệnh và là một trong những thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình (chống sa sút trí tuệ).
Bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình thoái hóa gây chết tế bào thần kinh.
Về cách dùng thuốc, galantamin thường được dùng qua đường uống, ngày 2 lần, tốt nhất là vào các bữa ăn sáng và tối. Đối với dạng thuốc giải phóng chậm có thể dùng thuốc 1 lần/ngày. Vì vậy, bạn xem bác sĩ dặn uống ngày mấy lần, cần tuân thủ liều lượng và số lần uống trong ngày theo đơn.
Trong dùng thuốc, điều quan trọng là theo dõi tiến triển của bệnh xem kết quả điều trị ra sao: Tiến triển tốt hay không tiến triển, hay xấu đi, tái khám đúng hẹn và theo dõi các bất lợi có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Đối với galantamin, các bất lợi thường gặp nhất là trên đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu... Bên cạnh đó, một số người có thể thấy mệt mỏi, chóng mặt, nên người dùng cần theo dõi các hiện tượng này, nếu xảy ra báo cho bác sĩ điều trị biết để khắc phục. Trong quá trình dùng thuốc cần uống đủ nước.
Ở người cao tuổi, có thể dùng nhiều thuốc một lúc do tính chất đa bệnh lý. Nếu mẹ bạn đang dùng một thuốc nào đó, cần nói cho bác sĩ biết để tránh các tương tác bất lợi. Ví dụ như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) rất hay được sử dụng (kê đơn và không kê đơn) để giảm đau, chống viêm; nếu dùng cùng với galantamin sẽ làm tăng các bất lợi trên đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa. Do galantamin làm tăng tiết dịch vị, nên cần sử dụng thận trọng trên các đối tượng có nguy cơ cao như người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng...
Tác dụng của nấm với não bộ ai cũng nên biết Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn - dù chỉ với một lượng không nhiều - sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) - một tình trạng tiền Alzheimer. Nấm thường được bán trên các quầy hàng rau nhưng nó lại không phải là rau. Các loại nấm ăn thực...