7 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày và cách phòng tránh
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay xa qua hệ thống bạch huyết.
Bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì có thể chữa khỏi. Có 7 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.
Các dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Có 7 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày giai đoạn đầu gồm:
Đau bụng.
Ợ hơi ợ chua, ợ nóng và cảm thấy đầy bụng sau mỗi bữa ăn.
Đại tiện bất thường.
Chán ăn, ăn không ngon miệng.
Cân nặng giảm đột ngột.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có chữa khỏi được không?
Video đang HOT
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi.
Với những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối, biểu hiện bệnh tương tự với giai đoạn đầu nhưng sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn, tần suất xuất hiện nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bất thường, cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày và không được chủ quan đối với việc tầm soát, thăm khám định kỳ.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày
Hiện tại, các bệnh viện đang chẩn đoán ung thư dạ dày theo những phương pháp sau:
Nội soi dạ dày.
Chẩn đoán hình ảnh.
Cách phòng ung thư dạ dày
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư dạ dày, do vậy không có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc như tiền sử gia đình hoặc mắc vi khuẩn HP.
Ngoài ra, có thể thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng cách:
Tăng cường chất xơ trong bữa ăn bằng cách ăn nhiều rau và trái cây.
Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày và các đồ ăn ủ chua, lên men.
Tầm soát ung thư để phát hiện sớm và tăng hiệu quả điều trị.
Phòng chống ung thư dạ dày bằng cách nào?
Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ tại Việt Nam.
Theo thống kê của GLOBOCAN, tại Việt Nam ước tính có 180.480 ca mắc mới và 120.184 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Trong đó, dẫn đầu tỷ lệ mắc bệnh là ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, ung thư phổi với tỷ lệ mắc mới và tử vong gia tăng theo từng năm.
Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ tại Việt Nam.
Hiện có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ chữa khỏi ung thư của Việt Nam thấp hơn các nước phát triển.
Bệnh nhân ung thư cần sự chăm sóc toàn diện về chế độ dinh dưỡng, tâm lý, hoạt động thể dục thể chất, quản lý tác dụng không mong muốn... để có thể nâng cao chất lượng điều trị và kéo dài thời gian sống.
Riêng với ung thư dạ dày, đây là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ tại Việt Nam. Bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhưng rất khó chẩn đoán vì người bệnh ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa khác.
Ung thư dạ dày là sự thay đổi hay phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét.
Quá trình này có thể ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu không tầm soát sớm sẽ không thể phát hiện ra bệnh.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày, nhưng phổ biến nhất là phần chính của dạ dày (thân dạ dày) và nơi giao nhau của dạ dày - thực quản (thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
Ung thư dạ dày không phải lúc nào xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng có thể không xảy ra cho đến khi ung thư tiến triển.
Ung thư dạ dày lan sang bộ phận khác được gọi là ung thư dạ dày di căn có triệu chứng cụ thể ở vị trí lây lan. Chẳng hạn, khi ung thư lan đến hạch sẽ xuất hiện khối u có thể sờ thấy qua da; ung thư lan đến gan có thể gây vàng da và vàng mắt; ung thư di căn xuống bụng có thể khiến chất lỏng tràn vào bụng, trông sưng lên.
Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Đây còn được gọi là ung thư biểu mô, là giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.
Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã gây tổn thương ở lớp thứ 2 của dạ dày. Giai đoạn 2: tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư dưới cơ.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã phát triển vào hạch bạch huyết và cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn 4: ở giai đoạn cuối này, tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, gây nguy cơ tử vong cao.
Khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương mà người bệnh có thể có dấu hiệu khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ, không đặc hiệu cho ung thư dạ dày (bởi vì dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện trong bệnh lành tính khác của dạ dày).
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì triệu chứng giống như viêm dạ dày. Do đó, muốn phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.
Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng tại bệnh viện bao gồm: Nội soi dạ dày: Bác sỹ sẽ dùng một ống mềm, dài, có gắn camera, đưa vào thực quản đi xuống dạ dày. Nếu phát hiện tổn thương hoặc khối u nghi ngờ, bác sỹ sẽ chỉ định làm sinh thiết.
Sinh thiết dạ dày: Đây là kỹ thuật lấy mô từ các vị trí khác nhau của dạ dày. Sau đó, bác sỹ xử lý và cắt mỏng để soi dưới kính hiển vi, nhằm xác định bản chất bình thường hoặc bất thường lành tính hay bất thường ác tính của tế bào dạ dày (hay còn được gọi là Giải phẫu bệnh).
Xét nghiệm máu: Trong một vài trường hợp, bác sỹ có thể cho thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu của người bệnh. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể cho thực hiện xét nghiệm máu khác về chức năng gan - thận, dấu ấn ung thư (tumor marker)... để bổ sung thông tin đánh giá trước điều trị hoặc phối hợp theo dõi sau điều trị.
Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi tế bào ung thư đã di căn thì vô phương cứu chữa. Vì vậy, người dân nên nâng cao việc phòng chống bệnh ung thư dạ dày ngay từ sớm bằng các biện pháp cụ thể.
Thạc sỹ Ngô Tuấn Phúc, Khoa Ung bướu, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khuyến cáo người dân cần duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với thực phẩm giàu vitamin và chất xơ.
Hạn chế ăn thực phẩm giàu nitric và acid amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Bởi vì khi đi vào dạ dày, chất này sẽ kết hợp thành độc tố gây nguy cơ ung thư.
Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích. Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai. Chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm với trường hợp có yếu tố nguy cơ.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày Hầu hết trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác. Theo Bệnh viện K, giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Bạn nên để ý 7...