7 dấu hiệu của bệnh thận bạn không nên bỏ qua
Thận thực hiện nhiều chức năng khác nhau và nếu không để ý đến vấn đề sức khỏe thận có thể dẫn đến một số biến chứng không thể phục hồi.
Bệnh thận mãn tính thường gặp ở những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh về thận. Các yếu tố khác khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gồm lớn tuổi, sinh con nhẹ cân, sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, sỏi thận và thậm chí béo phì.
Làm thế nào để bạn có thể phát hiện ra liệu mình đang mắc phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận? Sau đây là những dấu hiệu phổ biến nhất bạn cần lưu ý.
Các vấn đề về giấc ngủ
Ngủ không ngon giấc là vấn đề thường gặp ở những người bị bệnh thận. Khi thận của bạn không lọc đúng cách, các chất độc có xu hướng lưu lại trong máu, thay vì ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, theo đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ cũng thường gặp ở những người bị bệnh thận mãn tính so với dân số chung.
Các vấn đề về da
Thận của bạn đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề về da, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về xương và khoáng chất, cũng có liên quan đến các bệnh thận cấp tính. Điều này xảy ra khi thận không thể cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Video đang HOT
Các bệnh về thận có thể gây sưng quanh hốc mắt. Hiện tượng này có thể là do sự rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu từ thận thay vì giữ nó trong cơ thể. Tình trạng này có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt.
Chuột rút
Chuột rút là tình trạng phổ biến ở những người bị bệnh thận, do sự mất cân bằng của chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Chuột rút cũng do tổn thương dây thần kinh và các vấn đề về lưu lượng máu. Điều này có thể do chức năng thận bị suy giảm. Mức canxi và phốt pho thấp trong cơ thể cũng dẫn đến chuột rút.
Sưng tấy
Bạn có nhận thấy sưng ở bàn chân và mắt cá chân của mình không? Nếu có, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, nó sẽ dẫn đến sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân và thậm chí cả bàn tay trong một số trường hợp. Bạn nên giảm lượng muối và chất lỏng hàng ngày, bao gồm chất lỏng trong thực phẩm như xúp và sữa chua, để giúp giảm sưng.
Nhiều thay đổi về vấn đề đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, vì vậy khi thận của bạn không hoạt động bình thường, nước tiểu có thể thay đổi. Thường xuyên đi tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Điều này xảy ra do các bộ lọc của thận có thể gặp vấn đề, làm tăng cảm giác muốn đi tiểu.
Chán ăn
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia, sự suy giảm của mức lọc cầu thận tiến triển ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính có liên quan đến việc giảm lượng thức ăn đáng kể. Chán ăn và sụt cân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
- Vận động cơ thể và tập thể dục hàng ngày.
- Tập yoga và thiền.
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau, đậu và các loại đậu.
- Nói không với đồ ăn vặt, nhiều gia vị và đồ ăn chế biến sẵn.
- Không uống quá nhiều nước vì nó có thể gây áp lực cho thận.
- Nói không với rượu bia và hút thuốc lá. Hút thuốc có thể phá hủy các mạch máu và giảm lưu lượng máu trong thận.
- Không dùng thực phẩm chức năng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ vì chúng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn.
Sưng nề, bỏng rộp vùng gối do tự điều trị
Ngày 12-5, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị sưng nề hai khớp gối do đắp thuốc nam.
Bệnh nhân V.T.H. được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. (Ảnh BVCC)
Theo PGS, TS, BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, nữ bệnh nhân V.T.H., sinh năm 1963, vào viện với triệu chứng hai khớp khối sưng tấy đỏ, phỏng, một vài chỗ có dấu hiệu nhiễm trùng.
Được biết, vài năm nay, bệnh nhân có bệnh cảnh là đau cứng hai khớp gối, hiếm khi đến bệnh viện mà tự ý mua thuốc nam, thuốc bắc không rõ loại về đắp. Gần đây, bệnh nhân nghe người mách đi mua thuốc lá về đắp khiến cho vùng mềm hai gối sưng tấy, bỏng rộp, vài chỗ bị nhiễm trùng.
Khi nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị kịp thời, sau gần một tuần thì các mô mềm ở hai khớp gối tạm ổn. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn tiếp tục tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân để có cách điều trị hiệu quả về sau.
BS Nguyễn Đình Khoa cho biết thêm, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người trẻ ngoài 30 tuổi cũng có dấu hiệu của thoái hóa khớp do một số nguyên nhân như do cơ địa, di truyền, thừa cân béo phì, tập luyện gây chấn thương khớp mà không được điều trị kịp thời...
Nếu được điều trị phù hợp, bệnh sẽ ổn định, làm chậm sự phát triển của bệnh. Nhưng trên thực tế, nhiều người sử dụng phương pháp không đúng để điều trị bệnh này, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, có khi ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
"Tốt nhất khi mắc bệnh thoái hóa khớp, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần đến khám cơ sở y tế, để được tư vấn, hướng dẫn cách điều trị, tránh bệnh ngày càng nặng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của mình", BS Nguyễn Đình Khoa khuyến cáo.
Mang thai có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận Một nghiên cứu mới đã xác nhận rằng, mang thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, một số thay đổi trong cơ thể liên quan đến thai kỳ, có thể góp phần hình thành sỏi thận, và nghiên cứu mới này cung cấp thêm bằng chứng để xác nhận điều này. Đối...