7 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bố mẹ đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay
Trẻ sơ sinh bị ốm gây ra nhiều khó khăn vất vả cho bố mẹ, nhưng các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tránh được điều này nếu nhận ra kịp thời các triệu chứng khác lạ trên cơ thể bé.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 7 dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ sơ sinh đang có vấn đề về sức khỏe, bố mẹ không nên bỏ qua mà hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.
Nếu nốt ruồi trên cơ thể thay đổi bất thường hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức (Ảnh minh họa)
Nếu một điểm không đối xứng, không đều màu hoặc lớn (hơn 6mm) xuất hiện trên cơ thể trẻ hoặc một nốt ruồi đang bắt đầu phát triển, đây là những dấu hiệu cho thấy bé phải đi khám bác sĩ.
2. Rụng tóc
Ảnh minh họa
Nguồn gốc của vấn đề rụng tóc này rất có thể là do bên trong cơ thể. Lý do có lẽ là thiếu vitamin. Để tìm ra lý do thực sự, bố mẹ cần phải cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa.
3. Thay đổi tâm trạng và hành vi
Bé đột nhiên thay đổi tâm trạng, hành vi cha mẹ cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ (Ảnh minh họa)
Nếu bé thèm ăn đột ngột, gặp những rắc rối với giấc ngủ hoặc giảm vận động là những lý do quan trọng để bố mẹ đưa bé đi khám.
Ảnh minh họa
Thóp trên đầu trẻ (phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn) là hoàn toàn bình thường với một đứa trẻ sơ sinh. Theo thời gian nó sẽ đóng dần lại và và thông thường điểm thóp này không phát triển lớn hơn nhưng nếu tình huống này xảy ra, đó có thể là một dấu hiệu của một số bệnh.
Video đang HOT
5. Giảm thính lực
Ảnh minh họa
Nếu một đứa trẻ không phản ứng với các yêu cầu và không trả lời ngay cả khi ai đó gọi tên, bé có thể có thể gặp vấn đề về thính giác. Điều này cũng là lý do bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.
6. Liên tục khát
Ảnh minh họa
Bé đòi uống nước liên tục và dường như uống nước một cách vô tội vạ – đây có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bố mẹ phải cho bé đi khám bác sĩ.
7. Ngáy to
Ảnh minh họa.
Ngáy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ngáy to lại chỉ ra một số vấn đề về hô hấp. Sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ bỏ qua các triệu chứng này vì chúng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Khi nào cần cho bé đi cấp cứu?
Ngoài những trường hợp quá rõ ràng như: trẻ bị bất tỉnh, xanh xao hoặc bị thương nặng thì các tình huống khẩn cấp khác không thể hiện rõ lắm. Bác sĩ nhi khoa Milwaukee Marc Gorelick, thành viên Viện Nhi khoa Mỹ về thuốc cấp cứu cho hay: “Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ và y tá sẽ phân loại các trường hợp khẩn cấp” và dưới đây là một số trường hợp bạn nên đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức:
Nếu xuất hiện những trường hợp này thì hãy đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức (Ảnh minh họa)
- Bé gặp vấn đề về đường thở:
Nếu lối đi vào phổi bị chặn, ví dụ như bé bị nghẹn thì một người gọi cấp cứu, trong khi người còn lại cố gắng làm thông đường thở. Nếu chỉ có một mình, trước tiên hãy làm thông đường thở của bé. Để sẵn sàng cho những tình huống như vậy, hãy tham gia một khóa học về CPR (hồi sức tim phổi ở trẻ em).
- Bé có dấu hiệu lạ khi hít thở:
Tiếng thở to, cao vút và khò khè đều cho thấy một đứa trẻ đang phải vật lộn với đường thở, thường là khi bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc lên cơn hen. “Bạn sẽ thấy ngực bé bị hít vào và bụng thì chuyển động” - bác sĩ Joan Bothner, Giám đốc y tế tại Bệnh viện Nhi đồng Denver nói. Nếu thấy trẻ hít vào thở ra ngày càng khó khăn hơn, điều đó có nghĩa là tình trạng của bé sẽ xấu đi nhanh chóng.
- Vấn đề về tuần hoàn:
Cấp cứu không chỉ áp dụng cho mất máu do chấn thương mà còn mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy khiến máu không nuôi dưỡng cơ thể được đúng cách. Các dấu hiệu cho thấy bé cần truyền dịch tĩnh mạch bao gồm đi tiểu giảm (ít hơn 2 lần mỗi ngày), xuất hiện điểm mềm trũng trên đầu, miệng dính, khóc không nước mắt, mắt trũng với quầng thâm bên dưới, bơ phờ, xanh xao và da bị lạnh.
- Bị suy nhược hoặc có vấn đề bệnh lý trước đó:
Cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ bị bất tỉnh hoặc bị động kinh gây ra co giật, đi khập khiễng, người cứng và giật với đôi mắt trợn ngược hoặc nhìn chằm chằm. Khoảng 5% trẻ nhỏ dễ bị co giật do sốt – phản ứng đáng sợ này đối với cơn sốt hầu như luôn vô hại, nhưng nếu là cơn động kinh lần đầu của trẻ thì nên coi đây là một trường hợp khẩn cấp để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nguồn: Brightside, Parent
Từ một hành động thể hiện tình cảm với con, mẹ đã khiến con mình gặp nguy hiểm
Ban đầu bé có biểu hiện sốt không hạ, các nốt phát ban lan rộng trên cơ thể giống bị bệnh tay chân miệng, nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận bé bị nhiễm virus Herpes.
Những em bé bụ bẫm, kháu khỉnh đáng yêu lúc nào cũng thơm thơm mùi sữa khiến bất cứ ai trong chúng ta dù không phải là bố mẹ cũng chỉ muốn hít hà mãi không thôi. Vậy thể hiện tình cảm với các bé bằng nụ hôn có gì là sai không? Thực tế là có đấy các mẹ ạ. Nếu những nụ hôn ấy đặt trên miệng hay trên mặt đứa trẻ sơ sinh nào cũng mang lại rủi ro rất cao.
Bài đăng gần đây của một người mẹ Philippines trên Facebook đã cảnh báo các cha mẹ khác về những rủi ro của việc hôn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Em bé trong câu chuyện đã được người mẹ của mình hôn vào miệng. Sau đó đứa trẻ đã có những triệu chứng của nhiễm virus Herpes. Nhưng lý do tại sao một nụ hôn nhẹ của mẹ lại gây nguy hại cho bé đến mức ấy thì kinh nghiệm của người mẹ này sẽ chứng minh cho chúng ta thấy.
Sky đã bị sốt và xuất hiện nhiều nốt phát ban trên cơ thể.
"Rước" bệnh cho con từ chính nụ hôn của mẹ
Theo câu chuyện của Rachel Faith Badong-Sebastian, cô con gái 21 tháng tuổi của cô - Sky đã bị sốt vào tối thứ 2. Ngày hôm sau, bé lại trở lại bình thường, vui chơi và hoạt động khỏe mạnh. Nhưng đến tối hôm ấy, cơn sốt quay lại.
Rachel cho con gái uống một viên Paracetamol - thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng. Ngay lập tức, Rachel hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi khoa và cô nhận được lời khuyên nên đưa Sky đến viện để làm xét nghiệm phân tích nước tiểu và máu. Từ đó các bác sĩ chuyên khoa mới có thể thực hiện chẩn đoán chính xác loại nhiễm trùng.
Tuy nhiên, vì lý do công việc mà bố mẹ của Sky không thể đưa con đến viện ngay. Họ dự định sẽ cho con gái vào viện nếu sốt dai dẳng. Sang thứ 3, Sky lại trở lại năng động như bình thường nhưng cô bé ăn không được ngon và không chịu uống sữa.
Sang thứ 4, mọi thứ trở nên tồi tệ, cha của Sky phát hiện ra cô bé có rất nhiều nốt phát ban thành một đường dài trên lưng. Rachel cũng lo lắng vì các vết ban không giống mụn nước thông thường. Vết ban xuất hiện khắp cơ thể cô bé kể cả trong miệng.
Sau tất cả các dấu hiệu trên, cha mẹ Sky đưa cô bé vào thẳng khoa cấp cứu. Các bác sĩ sau khi thăm khám ban đầu chẩn đoán cô bé bị nhiễm virus HFMD hay còn gọi là bệnh tay chân miệng. Họ thông báo, những mụn trên lòng bàn tay của Sky chính là một dấu hiệu của HFMD.
Bác sĩ nhi khoa đã đưa ra chẩn đoán cuối cùng: Sky bị nhiễm virus Herpes.
Nhưng các ban lại không lan rộng nên sau khi xem xét kĩ lưỡng hơn, bác sĩ nhi khoa đã đưa ra chẩn đoán cuối cùng: Sky bị nhiễm virus Herpes. Ông cũng giải thích rằng virus này có thể truyền từ nước bọt sang nước bọt khi mọi người hôn nhau.
Bác sĩ cho biết thêm: người lớn có thể bị bệnh nhưng họ lại không có những biểu hiện nhiễm virus ra bên ngoài vì hệ miễn dịch mạnh. Ngược lại, hệ thống miễn dịch của trẻ con còn non yếu hơn nên việc bị nhiễm trùng Herpes là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Virus Herpes HSV1 gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể (từ rốn trở lên) như mắt, mũi, miệng, tay. Chúng lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua trầy xước hoặc qua nước bọt. Hôn là hành động dễ bị lây nhiễm loại virus này. Bệnh tự tiến triển và khỏi sau 7-10 ngày, không để lại sẹo nhưng đây là bệnh dễ tái phát. Trong trường hợp mới nhiễm lần đầu, tổn thương lan tỏa nhiều nhất, sau khi khỏi, khi cơ thể gặp stress, nhiễm khuẩn, làm sức đề kháng giảm, chúng sẽ tái phát. Lần sau biểu hiện ít hơn lần đầu tiên.
Sky đã phải nhập viện trong tình trạng mất nước và giảm cân nhanh chóng. Qua đó, người mẹ Rachel nhắc nhở các phụ huynh trong bài đăng của mình trên Facebook về sự cố vừa rồi: " Bài học kinh nghiệm to lớn. Khi còn mang bầu, tôi đã được đọc rất nhiều tài liệu về những căn bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Đó chính là lý do vì sao tôi rất cẩn thận, không cho ai hôn con bé. Nhưng với chính bản thân mình, tôi lại không hề cảnh giác. Mức độ nghiêm trọng của virus đối với trẻ em thật đáng sợ".
Cô cũng đưa ra lời khuyên: " Đây là lời nhắc nhở để chúng ta luôn nhớ rửa tay và khử trùng trước khi ôm ấp em bé. Nhớ đừng để mọi người hôn lên mặt con bạn. Chỉ hôn vào tóc, lưng hoặc chân của đứa trẻ".
Nếu những nụ hôn ấy đặt trên miệng hay trên mặt một đứa trẻ sơ sinh nào cũng mang lại rủi ro rất cao (Ảnh minh họa).
Các triệu chứng của virus Herpes
Rất nhiều bệnh có khả năng lây lan qua việc hôn. Loại virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) chỉ là một trong số chúng. Các triệu chứng của nó bao gồm:
- Phát ban rải rác trên môi, miệng và nướu răng.
- Sốt.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Viêm họng.
- Cáu gắt.
- Chán ăn, ăn không ngon hoặc cơ thể mệt mỏi.
Không phải tất cả các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng một lúc hay trên cùng 1 đứa trẻ. Đôi khi nó sẽ có những biểu hiện nhẹ hơn. Điều quan trọng là phải quan sát cẩn thận trẻ để chẩn đoán chính xác. Đặc biệt là nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì hệ miễn dịch của chúng chưa trưởng thành. Các triệu chứng của virus Herpes simplex thường xuất hiện từ 2 đến 12 ngày sau lần nhiễm đầu tiên.
Theo Helino
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh các mẹ cứ nghĩ là đúng nhưng bác sĩ khuyên hoàn toàn ngược lại Có nhiều kinh nghiêm chăm sóc trẻ sơ sinh tư thời ông bà ngay xưa co thê đa không con phu hơp vơi cuộc sống hiên đai, thâm chi có những kinh nghiêm sai con gây hai cho sưc khoe của các be. Người mẹ hiện đại khi nuôi con cần có bản lĩnh vững vàng để có thể tỉnh táo nhận biết...