7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
Đau ngực, nhức đầu, đau lưng là những triệu chứng phổ biến tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Đau ngực: Theo Health’s Digest, đau ngực là một trong những triệu chứng của ợ chua. Tuy nhiên, đau ngực cũng cảnh báo các cơn đau tim có thể xảy ra đột ngột, nghiêm trọng và gây nguy hiểm tính mạng – và bất kỳ ai cũng có thể bị đau tim, bất kể tuổ.i tác. Ngoài ra, đau ngực còn là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác như tắc mạch phổi – tắc nghẽn đột ngột trong phổi, thường do cục má.u đông gây ra. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua triệu chứng đau ngực, kể cả nhẹ. Ảnh: Phelpshealth.
Khó thở, hụt hơi: Theo Johns Hopkins Medicine, khó thở khiến bạn cảm thấy như không thể có đủ không khí, ngực căng cứng hoặc bạn có thể thấy hụt hơi. Cảm giác khó thở khi tập thể dục là một phần bình thường khi tập luyện. Ngoài ra, khó thở có thể là triệu chứng của lo lắng hoặc hoảng loạn. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng là dấu hiệu nguy hiểm nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, chẳng hạn đau tim, cục má.u đông trong phổi hoặc vấn đề với động mạch chủ. Hãy đi khám ngay nếu bạn bị khó thở kèm theo đau ngực hoặc xảy ra đột ngột và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn. Ảnh: Freepik.
Dấu hiệu đột quỵ: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm lú lẫn đột ngột, tê đột ngột (ở mặt, tay hoặc chân hoặc một bên cơ thể), khó nói, không thể nhìn rõ ở một hoặc cả hai mắt, đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp và đau đầu dữ dội. Bạn nên gọi cấp cứu nếu chính mình hoặc người khác gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sức khỏe này. Ảnh: Shutterstock.
Rối loạn tiêu hóa: Theo Cleveland Clinic, các triệu chứng nghiêm trọng về đường tiêu hóa bao gồm khó thở, không thể ăn được trong vài ngày, nôn ra má.u hoặc đi ngoài ra má.u hoặc đau bụng dai dẳng (kéo dài vài ngày). Chúng cho thấy bạn có thể bị nhiễ.m trùn.g, viêm bên trong hoặc chả.y má.u dạ dày. Theo Healthline, các triệu chứng tiêu hóa ít nghiêm trọng khác kéo dài nhiều ngày cũng nên được thăm khám sớm. Chúng bao gồm liên tục cảm thấy no ngay cả khi bạn hầu như không ăn, chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, đầy hơi và chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón và phân có màu hoặc mùi bất thường. Ảnh: Freepik.
Nhức đầu dữ dội: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 50% người trưởng thành bị đau đầu ít nhất một lần mỗi năm. May mắn là hầu hết cơn đau đầu đều vô hại và rất ít loại đau đầu là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng, chẳng hạn đột quỵ. Tuy nhiên, nếu bị đau đầu thường xuyên và trầm trọng hơn cử động, bạn nên cẩn trọng. Nhức đầu kèm theo thay đổi về tính cách hoặc chức năng tâm thần hoặc bao gồm các triệu chứng khác như sốt, cứng cổ hoặc rối loạn thị giác cũng cần đi bệnh viện. Ảnh: Freepik.
Video đang HOT
Trầm cảm ngày càng trầm trọng: Trầm cảm không chỉ là cảm giác chán nản hay trải qua một chuỗi ngày tồi tệ. Nếu thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc tức giận trong nhiều tuần, bạn có thể bị trầm cảm lâm sàng. Trầm cảm có thể khiến bạn kiệt sức và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và nghiêm trọng khác cao hơn, bao gồm cả bệnh tim, theo Johns Hopkins Medicine. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến ý định t.ự sá.t hoặc t.ự t.ử. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không cảm thấy như chính mình. Trầm cảm là tình trạng có thể điều trị được và bạn không phải chịu đựng một mình. Ảnh: Bestdaypsychiatry.
Đau lưng: Nhiều người thỉnh thoảng bị đau lưng và hầu hê cơn đau lưng sẽ tự khỏi. Đau lưng mạn tính, kéo dài từ 12 tuần trở lên, có thể do chấn thương hoặc viêm khớp (viêm cột sống dính khớp hoặc viêm khớp vẩy nến). Đau lưng hoặc cổ nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh suy nhược cần được đi khám. Một số triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn khi bị đau lưng cần chú ý là đau nhói, đau lan xuống mông, yếu chân đột ngột, không tự chủ (không thể kiểm soát bàng quang hoặc ruột) và tê hoặc như kim châm ở háng hoặc mông. Ảnh: Health.
Suy giáp và cường giáp ảnh hưởng như nào đến giấc ngủ?
Suy giáp, cường giáp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ là những vấn đề khá phổ biến và liên quan, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i, hoàn cảnh, giới tính, đặc biệt là phụ nữ.
Khoảng 1/4 số người bị suy giáp gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Mặc dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng có khả năng rối loạn giấc ngủ cũng phổ biến ở những người bị cường giáp.
Suy giáp, cường giáp và rối loạn giấc ngủ là những vấn đề khá phổ biến và liên quan, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i, hoàn cảnh, giới tính, đặc biệt là phụ nữ.
Cơ chế tác động của tuyến giáp và giấc ngủ
Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến giấc ngủ thông qua đồng hồ sinh học (nhịp sinh học).
Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có mô hình bài tiết ngày/đêm rõ rệt, ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp trong má.u.
Giấc ngủ sâu (slow-wave sleep) làm giảm biên độ bài tiết TSH và hormone tuyến giáp, giúp duy trì cấu trúc giấc ngủ và mang lại sự thư giãn. Ngược lại, giấc ngủ kém chất lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình bài tiết hormone tuyến giáp.
Sự gia tăng nồng độ T4 khi thiếu ngủ có thể là cơ chế thích nghi sinh lý, giúp tăng cường năng lượng cho các tế bào thần kinh.
Dopamine đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa giấc ngủ và tuyến giáp. Dopamine vừa ức chế bài tiết prolactin, TSH và hormone tuyến giáp, vừa thúc đẩy giấc ngủ.
Ảnh hưởng của suy giáp và cường giáp đến giấc ngủ
Suy giáp
Tăng thời gian ngủ ở giai đoạn N1 (ngủ nông) và N2 (ngủ sâu), giảm thời gian ngủ ở giai đoạn N3 (ngủ rất sâu) và giấc ngủ REM (ngủ mơ).
Tăng số lần thức giấc vào ban đêm và giảm giấc ngủ sâu.
Giấc ngủ kéo dài có liên quan đến giảm nồng độ T3 tự do, nhưng mối liên hệ này chỉ có ý nghĩa khi thời gian ngủ dưới 7 tiếng.
Cường giáp
Cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn N3, gây khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
Các triệu chứng như tim đậ.p nhanh, bồn chồn, lo lắng cũng có thể góp phần gây rối loạn giấc ngủ.
Nên tầm soát tuyến giáp ở những bệnh nhân có các triệu chứng như buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, không chịu được lạnh và tăng cân.
Lời khuyên của thầy thuố.c
Không có phương pháp lâm sàng đặc hiệu để phân biệt rối loạn giấc ngủ do tuyến giáp với các rối loạn giấc ngủ khác. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm má.u để kiểm tra chức năng tuyến giáp là cách tốt nhất để chẩn đoán.
Nên tầm soát tuyến giáp ở những bệnh nhân có các triệu chứng như buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, không chịu được lạnh và tăng cân.
Nếu sau vài tuần điều trị mà giấc ngủ không cải thiện, cần đán.h giá lại hiệu quả điều trị hoặc xem xét khả năng có rối loạn giấc ngủ nguyên phát khác.
Giấc ngủ và chức năng tuyến giáp có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Để có giấc ngủ tốt, bạn cần thực hiện:
Duy trì ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Tạo môi trường ngủ thoải Không dùng những chất kích thích như trà, thuố.c l.á, cà phê, sô cô la, vitaman C vào buổi tối.
Ăn tối không trễ quá, nên ăn nhẹ nhàng, không ăn quá no và nên uống một ly sữa vào buổi tối.
Không nên chơi những môn thể thao nặng vào buổi tối, trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, mát xa nhẹ nhàng tạo cảm giác thư giãn.
Phòng ngủ nên bố trí thoáng mát, yên tĩnh, giường gối êm ái, ánh sáng dịu nhẹ.
Tránh lạm dụng thuố.c ng.ủ, chỉ dùng khi cần thiết và tham khảo ý kiến thầy thuố.c.
Nếu nghi ngờ có rối loạn giấc ngủ nguyên phát, cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ để đán.h giá và điều trị phù hợp.
Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào? Hội chứng Mallory Weiss là vết rách ở lớp niêm mạc nối dạ dày - thực quản. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chả.y má.u nghiêm trọng không cầm, cần điều trị. 1. Ai có nguy cơ cao...