7 đặc điểm của bố mẹ ‘điểm 10′
Không đặt nặng điểm số, lắng nghe con… là những phẩm chất để xác định một người phụ huynh ‘điểm 10′ đối với con cái.
Mọi cha mẹ đều luôn cố gắng trở nên hoàn hảo trong mắt con. Một số người nghiêm khắc, số khác lại không như vậy. Tất cả các phụ huynh luôn làm những gì họ cho là đúng, tuy nhiên, nhiều người lại quên mất đâu mới là điều quan trọng nhất với con cái của họ.
Theo Bright Side, có những dấu hiệu cơ bản để nhận biết một người phụ huynh tốt.
Con cái sẵn sàng chia sẻ mọi vấn đề bố mẹ
Thật tuyệt khi các con chia sẻ với bạn về những thành công, thành tích chúng đạt được. Nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng có thể nói với bạn về những vấn đề mà chúng gặp phải trong cuộc sống.
Việc muốn chia sẻ với ai đó về vấn đề cá nhân vốn là một điều rất tự nhiên, mỗi chúng ta đều mong muốn có được sự lắng nghe, sự ủng hộ. Trẻ em nên hiểu rằng những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong đời sống, và chẳng có gì là tồi tệ khi phạm sai lầm.
Bố mẹ không đặt nặng điểm số
Nếu con bạn có thành tích học tập ở trường không tốt, chúng cũng không nên sợ hãi việc nói với bạn. Những đứa trẻ sợ hãi thường giấu nhẹm những bài điểm thấp đi và vô cùng sợ hãi khi nghĩ đến việc bố mẹ có thể phát hiện ra.
Lời động viên “Lần sau con sẽ cố gắng hơn” có tác dụng mạnh hơn mọi lời chỉ trích vì điểm xấu của con cái. Minh họa: Brightside.
Cha mẹ tốt là những người có thể giải thích với con cái rằng quan trọng là học tốt ở trường, nhưng kiến thức có được mới thực sự là vấn đề chứ không phải điểm số.
Tôn trọng không gian riêng tư của con cái
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con nên gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, nhưng bản thân bố mẹ lại không tuân thủ theo quy tắc này. Đừng quên rằng các quy tắc trong gia đình phải được áp dụng cho tất cả các thành viên, không ngoại trừ bất cứ ai. Nên tôn trọng không gian riêng tư của trẻ, và chúng cũng sẽ làm như vậy với bạn.
Không chì chiết con cái
Video đang HOT
Những bậc cha mẹ tốt không chỉ trích con cái của họ bằng những từ như “mày ngu dốt”, “mày béo ú”, “mày lười như hủi”… Những lời lẽ như vậy có thể khiến đứa trẻ có tâm lý bất an trong suốt một thời gian dài, có thể là kéo dài cả đời. Nên chọn lựa lời nói với con cái một cách thận trọng và bày tỏ chính xác nguyên nhân khiến bạn thất vọng vì con, thay vì nhục mạ đứa trẻ.
Thừa nhận sai lầm của mình và sẵn sàng xin lỗi con
Mọi người đều có lúc mắc sai lầm, kể cả trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ quên rằng họ không chỉ cần dạy con xin lỗi, mà cũng cần cho chúng thấy cách làm điều đó. Nếu bạn nhận thấy rằng mình đã phản ứng thái quá và không nên như vậy, đừng ngại ngần xin lỗi con. Người có thể thừa nhận những điểm yếu của họ đích thực là một người mạnh mẽ.
“Bố xin lỗi. Đáng lẽ bố không nên to tiếng với con”.Minh họa: Brightside.
Không áp đặt sở thích cá nhân lên con cái
Trẻ con nên được làm những việc mà chúng thích (đương nhiên điều đó trong khuôn khổ), không phải là điều mà phụ huynh thích. Thật tuyệt nếu một người bố yêu thích bóng đá và đứa con cũng vậy. Tuy nhiên, cũng rất bình thường nếu đứa bé không thích bóng mà lại thích âm nhạc, khiêu vũ…
Học cách chú ý tới năng lực thực sự của đứa trẻ và đừng áp đặt những mơ ước của mình lên chúng. Chỉ những bậc phụ huynh tốt mới khuyến khích con phát triển và giúp chúng trưởng thành là một người hạnh phúc, được làm điều chúng muốn.
“Không, đó không phải lỗi của con bé”. – Một người bố, mẹ tốt là người biết bình tĩnh lắng nghe lời giải thích của con và sẵn sàng bảo vệ nếu con bị oan ức. Minh họa: Brightside.
Lắng nghe lời giải thích của con
Có một tình huống rất thường xuyên diễn ra, đó là khi giáo viên gọi phụ huynh đến trường để phản ánh việc con của họ cư xử không đúng mực. Phụ huynh thay vì tìm hiểu kỹ việc làm của con, đã dành cho con những lời nặng nề, hoặc lôi con về nhà xử lý.
Tuy nhiên, trước khi la mắng con, tốt nhất là bạn nên hỏi đứa trẻ xem chúng suy nghĩ gì về việc làm của mình. Đó có thể không phải lỗi của con bạn, và chúng cần sự giúp đỡ của bạn để có thể xử lý tình huống tốt hơn. Nếu bạn làm được điều đó, bạn mới thực sự là một người phụ huynh tốt.
Thùy Linh (Bright Side/vnexpress.net)
Hãy lắng nghe cách con bạn cảm nhận về covid-19
Trong tâm trí của trẻ nhỏ, virus corona dường như rất đáng sợ. Và dưới đây là một số cách để thảo luận với con về virus mà không gây ra sự sợ hãi cho trẻ bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đang lo lắng về Covid-19, hãy đặt bản thân vào vị trí của con. Theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 80% trẻ em ở Anh lo lắng về Covid-19.
Trẻ em thường nghe thông tin qua những tin đồn và các đoạn trích báo động từ các tin tức, vì vậy, thật dễ dàng để biết vì sao trẻ lo lắng về Covid-19.
Đó là lý do tại sao phụ huynh không nên ngại trò chuyện với trẻ em về Covid-19. Một chuyên gia về phát triển trẻ em đã cảnh báo rằng việc giáo dục trẻ về sự bùng phát này có thể bảo vệ sức khỏe tâm thần của con trong tương lai.
Theo tiến sĩ Zoi Nikiforidou - giảng viên Nghiên cứu Mầm non tại ĐH Liverpool Hope, tránh nói chuyện với con về vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự hiểu biết của trẻ về lâu dài.
Biển báo của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh ở sân vận động Stamford Bridge nhắc nhở về việc rửa tay. (Nguồn: PA)
Ông nói: "Con bạn có thể mới chỉ 5 hoặc 6 tuổi. Nhưng trẻ có khả năng thu thập các mẫu thông tin một cách gián tiếp, dù đó là những tin họ nghe được trên radio, trong xe hơi, các tin tức trên tivi hoặc các cuộc thảo luận với bạn bè ở trường"
"Họ có thể không hỏi bạn về vấn đề này. Nhưng bản thân con bạn có thể đang cố xử lý thông tin mới này và con bạn có thể đang sợ hãi. Tuy nhiên, cách đánh giá của bạn về những gì trẻ nên biết hoặc không cần biết có thể thực sự gây bất lợi cho sự phát triển nhận thức."
Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan và các số liệu thống kê có vẻ khá đáng sợ: tính đến ngày hôm nay, hơn 126.000 người đã mắc virus, 4.600 người đã chết và các trường hợp này được xác nhận ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thông tin được cập nhật hàng ngày, tất cả các trường học ở Ý đã đóng cửa để hạn chế sự lây nhiễm của virus. Tổng giám đốc của WHO tuần trước đã công bố tỉ lệ tử vong là 3,4%. Con số này được tính bằng cách chia số người chết cho số trường hợp được xác nhận.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu những con số báo động này tác động đến trẻ em?
Nhiều trẻ em lấy thông tin từ các cuộc trò chuyện của người lớn hoặc nghe các chương trình tin tức. Điều này không có điều gì đáng ngạc nhiên khi trẻ em tin rằng loại virus mới này là khởi đầu cho ngày tận thế.
Để cung cấp thông tin tốt hơn cho con bạn và ngăn chặn sự hoảng loạn không cần thiết, chúng tôi đã biên soạn những hướng dẫn sau đây về cách nói chuyện với con về Covid-19.
Hãy cho trẻ có cảm giác an toàn
Bạn có thể giải thích về điều này cho con và việc cần thiết là đảm bảo rằng con bạn không cảm thấy lo sợ. Giải thích cho trẻ nhỏ về virus, dùng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi và nhấn mạnh rằng con bạn vẫn được an toàn và virus không có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
Hầu hết mọi người đã phục hồi. Báo cáo cho thấy rằng trẻ em có ít khả năng nhiễm virus và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong cũng rất thấp và đối với những người có sức khỏe tốt cũng vậy.
Trên hết, điều quan trọng cần làm là rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn.
Truyền thông xã hội
Những trẻ lớn tuổi hơn có thể đã đọc về Covid-19 trên các trang mạng xã hội. Nhắc nhở họ rằng đây có thể là một nguồn thông tin chưa được xác minh, vì vậy một số điều họ đang đọc có thể không đúng.
Hãy lắng nghe cách con bạn cảm nhận về Covid-19, trò chuyện và hướng họ đến các nguồn tin tức đáng tin cậy.
Không định kiến
Có nguồn gốc ở Trung Quốc, virus corona được mệnh danh là "virus Trung Quốc".
Trò chuyện với con là quan trọng nhưng hãy chú ý đến ngôn ngữ của mình. Nếu phụ huynh tạo ra mối liên kết giữa Trung Quốc và virus, trẻ em sẽ tiếp thu quan điểm đó và có thể hiểu theo một cách tiêu cực.
Các đột phá của khoa học
Nhắc nhở con bạn rằng các nhà khoa học đang làm việc cật lực để tìm ra phương pháp chữa trị. Ở San Diego (Mỹ), các nhà khoa học đang sử dụng công nghệ DNA mới để tìm ra vắc-xin.
Tháng trước, các nhà khoa học ở ĐH Hoàng gia London đã tạo ra một bước đột phá đáng kể trong việc tạo ra một loại vắc-xin điều trị virus.
Thảo Vân (The Telegraph/toquoc.vn)
Cảm thấy thương con hơn qua mùa dịch Covid-19 Suốt cả tuần nay, hai cậu con trai của tôi (học lớp 7 và lớp 10) đã thay đổi rất nhiều. Lúc nào các con cũng vui vẻ và hào hứng. Chưa bao giờ tôi thấy chúng "dễ thương" như bây giờ. Nhìn các con như vậy, tự nhiên nước mắt tôi trào ra vì thương con. Trước đây, chúng tôi từng rất...