7 cách ăn sữa chua sai trầm trọng rất nhiều người mắc
Một số chị em tin rằng sữa chua là một “viên thuốc ăn kiêng”. Nhưng trong nhiêu trường hợp lượng calo trong sữa chua còn làm cho chị em tăng cân nhanh hơn.
1. Ăn bao nhiêu cũng được
Môt sô người đặc biệt thích sữa chua, nhưng cung giông như bât ki loai nươc uông nao đươc dung trong bưa ăn, nhiêu ngươi cam thây, ăn sưa chua lam cho bung kho chiu. Nêu ăn it thi tôt, nhưng nêu ăn nhiêu thi co thê dân đên tăng cân. Ban thân sữa chua cũng chứa một lượng nhiệt nhất định, sau khi ăn uống sữa chua, một lượng calo tương đương sẽ được bổ sung vào cơ thể khiến bạn tăng cân.
Hơn nữa, ăn quá nhiều sữa chua khiến các axit dịch vị tăng quá mức gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và các enzym tiêu hóa. Quá trình này kéo dài sẽ làm cho bạn không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn các món ăn khác và phá hủy sự cân bằng điện phân của cơ thể. Đặc biệt, tình trạng dư thừa axit dạ dày còn khiến bạn lanh bung, cồn cào, đầy bụng và không ăn được nhiều.
2. Không bao giờ làm nóng sữa chua
Sữa chua là do lên men, do đó thường được lưu trữ trong tủ lạnh. Vào mùa đông, vi rất muốn ăn sữa chua nên nhiều người nghĩ rằng giá mà có thể làm cho sữa chua nóng lên thì tốt. Nhưng hầu hết mọi người nghĩ rằng làm nóng sữa chua sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của nó.
Người ta cho rằng không được làm nóng sữa chua vì như vậy sẽ giết chết hầu hết các vi khuẩn tạo axit lactic có trong sữa chua, và làm tăng tính axit trong ruột. Trong thực tế, sữa chua hoàn toàn có thể được kết hợp để uống cùng các thức uống nong khác, vì sữa chua nóng còn làm tăng hoạt động của vi khuẩn acid lactic, tốt hơn cho sức khỏe.
3. Không trộn sưa chua với đồ ăn thức uống khác
Ngày nay, người ta không chỉ ăn uống sữa chua như một thứ nước giải khát mà sữa chua còn được kết hợp trong một số món ăn. Sữa chua phù hợp với rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là bữa ăn sáng với bánh mì, đồ ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng và có vị ngon đặc biệt.
Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua cùng với kem. Không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư. Ngoài ra, sữa chua không được dùng cùng với một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như chloramphenicol, erythromycin, kháng sinh, sulfonamides, vi nó có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn acid lactic trong sữa chua.
4. Ăn sữa chua lúc đói
Khi đói, tính axit trong dạ dày càng dễ tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua, do đó, tác dụng của sữa chua sẽ bị giảm đi rất nhiều. Tốt nhất nên ăn sữa chua lúc 1-2 giờ sau bữa ăn, bởi đây là lúc dịch dạ dày đã được pha loãng và tính axit hoặc kiềm trong dạ dày sẽ làm cho các vi khuẩn axit lactic tăng trưởng thích hợp nhất.
5. Nghĩ rằng sữa chua tốt hơn sữa
Video đang HOT
Sữa chua là được hình thành qua quá trình lên men của sữa, vì vậy nhiều người tin rằng sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa. Trên thực tế, từ góc độ dinh dưỡng, sự khác biệt giữa hai loại sữa này không phải là rất lớn. Nhưng cần công nhận rằng sữa chua tốt cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hơn so với sữa nói chung.
Ngoài ra, cơ thể một số ít người không thể hấp thụ và tiêu hóa lactose trong lactase có trong sữa, thậm chí còn cảm thấy khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa, vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.
6. Ăn sữa chua để giảm cân
Một số chị em không thể làm chủ trọng lượng cơ thể mình tin rằng sữa chua là một “viên thuốc ăn kiêng”. Mặc dù sữa chua có chứa hoạt động cao của vi khuẩn axit lactic có một số tác dụng nhất định trong việc giảm cân, nhưng đó là bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, làm giảm bớt táo bón.
Ở một mặt khác, sữa chua thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, trong sữa chua có lượng nhiệt cao hơn so với sữa nên trong nhiều trường hợp lượng calo trong sữa chua còn làm cho chị em tăng cân nhanh hơn.
7. Tưởng rằng ai cũng có thể uống sữa chua
Sữa chua hỗ trợ cho tiêu hóa, điều tiết sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, một số nghiên cứu còn chứng mình là sữa chua có chứa protein với các vitamin có thể giúp cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ.
Nhưng sữa chua không thích hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là khi bạn bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua, bởi trong giai đoạn phôi thai, hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày không phải là hoàn hảo, acid dạ dày và pepsin hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua. Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, bệnh nhân viêm tụy cũng không nên ăn sữa chua có đầy đủ đường và chất béo, vì nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Trí Thức Trẻ
Nước mát trong mùa nắng nóng
Đây là các loại thực - thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng.
Dừa
Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt.
Rau má
Ngày dùng 50 g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc cho vào máy xay sinh tố) chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng dùng tươi. Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, vàng da, đái dắt, tiểu buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.
Sắn dây
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Mía lau
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly ướp lạnh. Hoặc dùng 100 g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa sốt, khát nước, tiểu tiện ra máu, chữa nôn ọe.
Rễ tranh
Mỗi ngày dùng 50 g rễ tranh 50 g râu ngô (râu bắp) và nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, sốt nóng
Râu ngô
Còn gọi là râu bắp. Mỗi ngày dùng 50 g râu ngô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, được dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật.
Mã đề
Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày uống 2 lần. Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ.
Râu mèo
Tốt nhất dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50 g lá khô cho vào 2 lít nước sôi, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật.
Bí đao
Dùng 500 g bí đao tươi cả vỏ, hạt nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Tiêu phù, thông tiểu, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng, tiêu mụn nhọt. Vỏ quả dùng chữa tiểu dắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu ra chất nhầy.
Thuốc dòi
Mỗi ngày dùng 200 g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng canh mật ong. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Trị cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện.
Hoa cúc
Dùng 20 g hoa cúc khô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt khô, mắt mờ, tăng huyết áp, mụn nhọt, sưng tấy.
Lười ươi
Ngày dùng 5 hạt bỏ vào 1 lít nước nóng, chờ 10 phút cho hạt nở ra, khuấy đều thành một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường hoặc mật ong vào cho đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.
Mủ trôm
Mỗi lần dùng 20 g mủ trôm khô rửa sạch ngâm với 1 lít nước cho nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt. Công dụng: Ăn để giải khát, giải nhiệt, giải độc.
Sương sâm (còn có tên sâm long, dây sâm, sâm nam leo, lá mối).
Lấy 100 g lá sương sâm tươi già, bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch, tránh làm rách lá, dùng 1 rây lớn đặt vào 1 thau sạch có sẵn 1 lít nước đun sôi để nguội. Bỏ lá sương sâm vào rây vò mạnh cho nát lá từ 15-20 phút, lọc nhanh, bỏ bã. Vớt hết bọt nổi lên trên mặt rồi để yên cho đông lại thành thạch sâm. Khi ăn thì xắt nhỏ, trộn đường. Công dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Chữa tiểu vàng, tiểu rắt, nóng ruột, sôi bụng.
Sương sáo
Thân lá sương sáo khô xay thành bột, đổ nước ngập dược liệu rồi nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo vào, khuấy đều và nấu cho sôi lại, để nguội sẽ có một thứ keo đặc nhưng mềm gọi là sương sáo. Khi ăn xắt nhỏ thạch đen và cho thêm đường. Công dụng: Mát.
Lương y - dược sĩ Bàng Cẩm
Người lao động
Thuốc trị mụn khiến người dùng muốn tự sát Một phụ nữ Pháp đâm đơn kiện bác sĩ da liễu vì người này kê toa thuốc trị mụn trứng cá cho con trai bà và chàng trai trẻ sau khi uống thuốc đã thay đổi hẳn tính tình, dẫn đến hành vi tự sát! Thường thức về mụn Một nghiên cứu thực hiện tại Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM,...