7 bí quyết luộc bánh chưng, bánh tét xanh, chắc, bảo quản lâu
Bánh chưng, bánh tét là những món ăn không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Hôm nay Bách hóa XANH xin tiết lộ 7 bí quyết luộc bánh chưng, bánh tét xanh, chắc, bảo quản lâu mà có lẽ các bạn sẽ cần đến. Nào cùng tìm hiểu thôi!
Qua nhiều thế hệ, những kinh nghiệm để luộc món bánh chưng – bánh tét sao cho bánh được chắc, xanh và bảo quản được lâu đã được cha ông ta đúc kết. Nhưng liệu chúng ta đã nắm được hết những tinh túy tích lũy bao đời đó, hãy cùng Bách hóa XANH điểm lại trong bài viết dưới đây.
1Đảm bảo lá gói bánh thật sạch
Lá là yếu tố quan trọng đầu tiên để gói bánh. Với bánh tét hay bánh chưng, người ta thường dùng lá dong, có khi lá chuối. Khi mua về, hãy nhớ rửa sạch bằng nước ấm, sau đó dùng chiếc khăn sạch lau lại và để dưới ánh nắng mặt trời một thời gian để lá được khô, tránh ẩm mốc bạn nhé.
2Gói bánh vừa tay
Nếu gói quá chặt, chất lượng bánh sẽ bị ảnh hưởng. Nếu quá lỏng, bánh sẽ rời rạc và dễ bị rơi vãi ra bên ngoài khi nấu. Vì vậy hãy gói bánh vừa tay bạn nhé.
3Luộc bánh thật kỹ
Luộc bánh kỹ là cách tốt nhất để hạt gạo nếp nở đều. Bạn sẽ không muốn phần bánh của mình sau khi mở ra thì thấy nếp vẫn còn bị sống đâu.
Video đang HOT
4Dùng nước sạch rửa lại vỏ bánh sau khi luộc chín
Khi luộc bánh xong, bạn sẽ thấy bánh bị nhớt và tiết ra nước, đây chính là nguyên nhân làm bánh nhanh bị ôi thiu. Hãy nhanh chóng dùng nước sạch loại bỏ đi những “nhân tố gây hại” này, bạn sẽ không còn phải lo quá nhiều về tuổi thọ bánh nữa.
5Để bánh ráo nước sau khi luộc chín
Với bánh chưng, khi bánh đã được luộc chín, đặt lên mặt phẳng. Kế đến, hãy dùng một tấm bìa ép lên bánh, rồi dùng vật nặng hoặc lực tay để đè ép bánh ra hết nước. Đối với bánh tét, bạn chỉ cần treo lên để ráo ở nơi khô thoáng, không bụi và không có ánh nắng trực tiếp là được.
6Chỉ cắt bánh vừa đủ dùng và bảo quản kỹ
Một chiếc bánh tét, hay bánh chưng thường hiếm khi được ăn hết trong một lần. Do đó, khi dùng xong hãy nhớ dùng màng bọc bảo quản thực phẩm gói lại. Điều này sẽ hạn chế không cho bánh tiếp xúc với bụi bẩn, không khí bên ngoài. Ngoài ra, khi cắt bánh phải lưu ý phải vệ sinh dao sạch vì dao có chất bẩn từ các thực phẩm khác, bánh sẽ rất dễ bị thiu.
7Bảo quản trong tủ lạnh
Bánh chưng, bánh tét là các loại bánh làm từ gạo nếp, nên khi để vào tủ lạnh sẽ bị cứng. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết đang nắng nóng, ẩm nhiều thì bảo quản trong tủ lạnh lại là điều cần thiết. Bạn nhớ là hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc phần mặt bánh để vỏ chúng không bị quá khô nhé. Sau khi lấy từ tủ lạnh ra, bạn chỉ cần luộc, hấp hoặc rán là bánh sẽ mềm lại ngay.
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn có cho mình và gia đình những chiếc bánh tét, bánh chưng ngon lành mà cũng an toàn cho sức khỏe. Nắm được những kiến thức này, Bách hóa XANH hi vọng cái tết của bạn sẽ thật sự lành và hạnh phúc. Chúc bạn luôn vui!
Ẩm thực Việt Nam có gì hấp dẫn du khách khắp thế giới hiện nay
Nền văn hoá ẩm thực của Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay theo một cách tự nhiên.
Được phát triển từ những quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với người Việt Nam thì phong cách ẩm thực không chỉ là những bữa ăn mà nó còn truyền tải được truyền thống và giá trị văn hóa tinh tế. Vì thế mà văn hóa ăn uống của người Việt đã ngày càng nổi danh. Và rất nhiều món ăn được xếp hạng cao trong danh sách bình chọn không những trong nước mà còn trên thế giới. Vậy nền ẩm thực Việt Nam có gì hấp dẫn du khách khắp nơi.
Những đặc điểm nổi bật của ẩm thực Việt Nam
Điểm nổi bật và đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được thể hiện qua những vùng miền theo khu vực miền Bắc Trung Nam. Không chỉ lạ miệng với những món ngon độc đáo mà ẩm thực của dân tộc Việt Nam còn thu hút mọi người. Đó là nhờ sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu và những gia vị nêm nếm. Những đặc điểm nổi bật của nền ẩm thực Việt từ bao nay và cả trong mắt bạn bè quốc tế là:
Nền văn hóa ẩm thực Việt lâu đời
Khi đất nước được hình thành và nền ẩm thực Việt Nam cũng theo đó ra đời và phát triển. Trải qua theo năm tháng cùng với nhiều giai đoạn lịch sử, nền ẩm thực Việt đã có nhiều thay đổi cùng với sự tiến bộ và sự sáng tạo của người.
Mọi người dân Việt Nam vẫn luôn gìn giữ những đặc sắc văn hóa của ẩm thực truyền thống mà ông cha ta đã để lại. Và cũng không phải vì thế mà nói rằng nền ẩm thực của nước ta đã bị lạc hậu. Luôn kế thừa và phát huy truyền thống ẩm thực, người Việt lại không ngừng sáng tạo. Bên cạnh đó là đón nhận những tinh hoa ẩm thực từ những nước để làm nên những món ăn độc đáo khác.
Cách chế biến món ăn
Việt Nam là một quốc gia đặc trưng lúa nước từ bao đời nay. Chính vì thế mà bất kể những lễ hội truyền thống nào cũng không thể thiếu vắng những món ngon nấu từ gạo. Người Việt có những cách khác nhau để nấu cơm và sáng tạo vô cùng độc đáo. Bên cạnh những cách nấu cơm thông thường của mọi người trong cả nước. Thì ở một số nơi lại sáng tạo về hình thức nấu hay những nguyên liệu đi kèm và nước nấu gạo,...
Khi chúng ta về những món ăn truyền thống từ gạo của người Việt thì chắc chắn phải kể đến những món ăn đặc trưng. Đó chính là bánh chưng, bánh tét,... . Đây là những món ăn đại diện cho đất trời theo quan niệm người xưa. Những món ăn thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi những công đoạn làm bánh công phụ và khéo léo. Nhân bánh được làm từ nhân thịt hoặc đậu xanh và bên ngoài là gạo và bao bọc trong lá chuối sau đó dùng dây lạc bó chặt.
Hương vị hài hòa, tốt cho sức khỏe
Từ những món đơn giản cho đến vô cùng cầu kỳ thì những người Việt Nam đều có sự phối kết hợp hài hòa. Mang đến cho những vị du khách nước ngoài thường vô cùng bất ngờ. Và tạo nên ấn tượng bởi cách chế biến vô cùng đa dạng. Mọi thứ được tẩm ướp gia vị của người Việt mà đem lại hương vị đặc biệt. Những món mang tính thanh mát như vịt hay ốc thường sẽ kết hợp với các gia vị có tính nóng. Ví dụ như rau răm, gừng hay sả, ớt,... Đây cũng chính là điều đặc biệt nổi bật chỉ có ở Việt Nam.
Những nguyên liệu đa dạng tạo món ăn đặc trưng
Với những nguyên liệu đa dạng và chủ yếu được chế biến từ rau, củ, hải sản, cá, thịt,... . Thì những người dân Việt luôn có những cách biến tấu và cũng kết hợp để làm nên các món ăn vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, ẩm thực Việt được biết đến trên thế giới được đánh giá là ít mỡ và rất tốt cho sức khỏe. Khác với những nước phương Tây được sử dụng nhiều nguyên liệu từ thịt hoay dầu mỡ. Những những món Việt lại ưu tiên thực phẩm ít chất béo hơn. Và chúng cũng kết hợp nhiều thành phần thay thế và nhằm cân bằng dưỡng chất.
Người Việt với quan niệm ăn uống là để no. Vì thế nên yếu tố được đặt lên hàng đầu là món ăn phải ngon. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, hiện đại thì ẩm thực được phát triển lên một tầm cao mới. Và người Việt cũng đã có những thay đổi trong sự suy nghĩ. Góp phần để món ăn hoàn hảo sức khỏe thì ăn không những cần ngon mà còn phải bổ dưỡng.
Phong phú và đa dạng
Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia với nền ẩm thực phong phú. Và vô cùng đa dạng trên thế giới. Mỗi nơi hay mỗi dân tộc lại có những cách chế biến món ăn đa dạng từ những nguyên liệu khác nhau.
Ẩm thực Việt Nam không chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với những hương vị độc đáo. Mà chúng còn có phong phú theo đặc trưng riêng của từng vùng miền.
2 cách làm bánh tét chiên, bánh chưng chiên (rán) ngon không dầu mỡ Hãy cùng vào bếp và thử ngay 2 cách làm bánh tét, bánh chưng chiên cực ngon không ngán dầu mỡ và vẫn thơm ngon, trọn vị! 1. Bánh chưng, bánh tét chiên Nguyên liệu làm Bánh chưng, bánh tét chiên Bánh chưng hoặc bánh tét 250 gr Dây lạt 20 gr Dầu ăn 100 ml Xì dầu 20 ml Dưa hành muối...