67.000 tỷ USD chảy trong các ‘ngân hàng ngầm’
Được định nghĩa là các khoản vay ngoài nhà băng, “ ngân hàng ngầm” đang ngày một lan rộng trên thị trường tài chính thế giới và VN. Theo Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, đây có thể là căn nguyên cho một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Hội nghị Ổn định tài chính Đông Á vừa kết thúc tại Hà Nội dành nhiều thời gian đề cập tới khái niệm “ngân hàng ngầm” ( Shadow Banking), một vấn đề thu hút sự chú ý của thị trường tài chính quốc tế đặc biệt ngay sau sự sụp đổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, của ngân hàng Lehman Brothers.
Lúc sơ khai, khái niệm ngân hàng ngầm được hiểu là việc các ngân hàng chuyển từ huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp… sang huy động từ các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm hoặc các hình thức phát hành giấy tờ có giá khác. Số tiền này sau đó lại được nhà băng đầu tư vào một số loại chứng khoán có tính an toàn tương đối cao (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, thương phiếu…). Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, việc các tổ chức tín dụng ngoài ngân hàng huy động vốn, rồi cho vay lại hoặc cung cấp các dịch vụ khác như một ngân hàng đã tại nên rủi ro chéo trong hệ thống. Đây là vấn đề khiến các chuyên gia lo ngại nhất.
Cùng với đó, bên cạnh các giao dịch hợp phát (nhưng chưa được chế tài chặt chẽ nêu trên), hoạt động ngân hàng ngầm ở nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc hay Việt Nam còn bao gồm nhiều hình thức vốn được cho là “ngoài luồng” như tín dụng đen, cầm đồ… vốn rất khó kiểm soát bởi các cơ quan quản lý.
Giữa tháng 11 vừa qua, báo cáo của Ủy ban Ổn định tài chính quốc tế (FSB) đã cho biết giá trị giao dịch năm 2011 của thị trường ngầm này lên tới 67.000 tỷ USD. Đây là một con số khổng lồ (lớn hơn tổng GDP của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) nhưng cũng không quá bất ngờ bởi tính đến năm 2007, mức giao dịch đã đạt khoảng 62.000 tỷ USD, sau khi tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm trước đó. Hiện Mỹ là nước có hệ thống ngân hàng ngầm lớn nhất, với giá trị đạt khoảng 23.000 tỷ USD, khu vực đồng euro là 22.000 tỷ trong khi con số tại Anh là 9.000 tỷ USD.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, lo ngại lớn nhất mà giới nghiên cứu cũng như quản lý đặt ra hiện nay là những hoạt động ngầm nêu trên có thể gây ra rủi ro chéo giữa thị trường chứng khoán và ngân hàng. Theo Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán – Nguyễn Đoan Hùng hiện các công ty chứng khoán tại Việt Nam đang thực hiện khá nhiều nghiệp vụ có bản chất giống với hoạt động tín dụng.
Ví dụ tiêu biểu nhất là nghiệp vụ repo (cho phép nhà đầu tư mua – bán lại chứng khoán có kỳ hạn). Theo đó, mặc dù bản chất của hoạt động này là công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tiền (thế chấp bằng chứng khoán), giống với hoạt động của ngân hàng nhưng các quy định liên quan lại hết sức lỏng lẻo. “Luồng tiền mà công ty chứng khoán cho vay nhà đầu tư thông qua repo hiện khá lớn, nếu để phát triển mà thiếu sự kiểm soát thì đến lúc nào đó sẽ không quản lý được”, ông Hùng cảnh bảo.
Tương tự như repo, việc các công ty chứng khoán cho vay nhà đầu tư thông qua đòn bầy tài chính (margin) cũng được đánh giá là tiềm ẩn rủi ro, mặc dù đã được quy định chặt ngay trong luật các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các hình thức chuyển tiền từ ngân hàng qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, sau đó chuyển qua các công ty khác hiện cũng diễn ra phức tạp khó kiểm soát. “Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam, các nước khác cũng đang mắc phải khó khăn này”, ông Hùng nói thêm.
Khó tiếp cận ngân hàng là lý do khiến doanh nghiệp phải đi tìm vốn “ngầm”. Ảnh: Hoàng Hà
Không chỉ riêng lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng ngầm, trong nhiều trường hợp còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng chính thống. Là thành viên Hội đồng quản trị của một ngân hàng thương mại, chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu cho biết nhà băng của ông thường xuyên nhận được lời đề nghị phát hành chứng thư bảo đảm. Theo đó, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức sẵn sàng cho một doanh nghiệp khác vay nếu ngân hàng đứng ra phát hành chứng thư bảo đảm. “Việc làm này tương đối mạo hiểm bởi ngân hàng, trong nhiều trường hợp, sẽ không thẩm định kỹ doanh nghiệp, dự án như chính mình cho vay. Khi đối tác không trả được nợ thì tranh chấp dễ xảy ra. Thực tế vừa qua đã có vài trường hợp như vậy”, ông Hiếu cho biết.
Theo chuyên gia này, sở dĩ doanh nghiệp đang có xu hướng tìm nhiều hơn tới kênh tín dụng ngầm là bởi kênh cung cấp vốn chính thức bị co hẹp khá nhiều trong thời gian qua. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam. Cũng theo ông Nguyễn Chí Hiếu, cùng với các công cụ “ngoài luồng” như cho vay nặng lãi, cầm đồ…, ngân hàng ngầm phát triển sẽ là cơ hội cho một loạt các hoạt động phi pháp khác, mà tiêu biểu là rửa tiền. “Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê về vấn đề này, nhưng chắc chắn số tiền phi pháp, cả trong nước và quốc tế, được rửa thông qua ngân hàng ngầm là không nhỏ”, chuyên gia này nhận định.
Trước những hệ lụy của hoạt động ngân hàng ngầm, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia – Vũ Viết Ngoạn cho biết Ủy ban Ổn định tài chính quốc tế đã khuyến cáo rằng nếu các cơ quan quản lý không sớm coi trọng và có giải pháp xử lý vấn đề này, một cuộc khùng hoảng tài chính mới rất có thể trong vòng 5 – 10 năm tới.
Tại hội thảo ổn định tài chính vừa kết thúc, thành viên các nền kinh tế Đông Á cũng thống nhất đưa việc xử lý vấn đề ngân hàng ngầm là một trong số những nội dung cơ bản của quá trình cải cách tài chính quốc tế, đồng thời khuyến cáo các nhà làm luật lưu tâm hơn đến các chế tài điều tiết hoạt động này. Chia sẻ quan điểm nêu trên, chuyên gia Nguyễn Chí Hiếu cho rằng để giải quyết vấn đề, không thể thiếu vai trò của cơ quan an ninh kinh tế. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan quản lý và người hoạt động trực tiếp, các nhà làm luật, định chế tài chính, doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài quá trình xử lý rủi ro không mới, nhưng rất đang lưu tâm này.
Theo VNE
Trọng án tăng vì hình phạt nhẹ
Phản hồi một loạt bài viết về các vụ trọng án những ngày qua, nhiều bạn đọc cho rằng cần xem xét sửa luật để tăng tính răn đe tội phạm. Đồng thời, bạn đọc cũng đề nghị giảm án tử hình cho một người chồng, người cha tội lỗi.
Ảnh minh họa: Nguyên Vũ
Nương nhẹ tội phạm vị thành niên?
Đọc bài "Nam sinh 16 tuổi giết bạn gái, cướp ĐTDĐ rồi dâm ô với xác chết", bạn đọc Trần Đức Thành đặt câu hỏi: "Tuổi trẻ bây giờ sao có nhiều em mất nhân tính quá vậy? Có phải do sự hạn chế của giáo dục, lối sống, hay do luật pháp chưa đủ sức răn đe?". Bạn đọc Lê Đình Huy cũng phản hồi: "Trong bài viết trên có nói hung thủ đã đưa nạn nhân ra 1 bãi đất hoang để tâm sự. Mới quen nhau có 10 ngày mà dễ dụ ra chỗ hoang vắng đến vậy sao, hay có sự cuỡng ép với nạn nhân. Sẽ còn nhiều vụ tương tự xảy ra nếu cứ để việc này trôi qua lặng lẽ như vậy".
"Hành động giết người gạt nợ mà chỉ phạt tù 13 đến 18 năm thì quá nhẹ với tội phạm. Hèn gì ngày càng có nhiều côn đồ xuất hiện gây tang tóc cho dân lành", một bạn đọc kêu trời trước bài viết "Thanh niên 9x rủ nhau chế kiếm, giết chết "chủ nợ".
Trong khi đó, bạn đọc Do Tuan nhận định khi đọc bài viết "Hé lộ tình tiết đáng sợ về 2 nhóm bắn nhau giữa trưa": "Vay nặng lãi sẽ xảy ra đòi nợ thuê. Đại đa số người nghèo mới vay nặng lãi, còn người giàu, đủ điều kiện mới vay được ngân hàng. Nghèo, vay nặng lãi rồi không trả được thành ra mâu thuẫn, đánh chém, bắn giết lẫn nhau thôi".
"Xã hội bây giờ sợ quá, mua súng cũng dễ như mua bất cứ mặt hàng nào. Cứ vài ba ngày lại thấy có vụ thanh toán nhau bằng súng" - bạn đọc Việt Khánh lo ngại.
Nên sửa luật để tăng tính răn đe?
"Pháp luật trừng trị như vậy là tương đối thích hợp cho loại đối tượng này", nhận định như vậy khi đọc bài "Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội kẻ chuyên hãm hiếp các bé gái", bạn đọc Trần Thị Thương đặt vấn đề: "Xã hội ngày nay không thể hết những kẻ dâm đãng như vậy nếu như phim truyện mang tính chất tương tự cứ trôi nổi trên sóng giải trí Việt Nam!".
"Thay đổi một số chế tài, áp dụng cho lứa tuổi từ 16 đến 18, nếu không thì không đủ sức răn đe đâu", bạn đọc Vanquoc kêu gọi khi đọc bài "Gã choai sát hại, cưỡng bức thi thể bạn gái tuổi teen".
"Theo tôi nên chỉnh sửa lại Bộ luật Hình sự, như bên nước Mỹ là tù chung thân được giảm án và tù chung thân không bao giờ được giảm án. Có như vậy khi lượng hình tòa án mới có thể tuyên án tù chung thân phù hợp với tội ác mà người đó gây ra. Chứ như ở nước ta hiện nay tù chung thân cũng vẫn được giảm án xuống thành tù có thời hạn, như thế những kẻ ác vẫn còn đường về gây nguy hiểm cho xã hội", bạn đọc Trần Văn Tứ đề nghị.
"Sao dạo này nhiều án mạng khủng khiếp thế, toàn những vụ đâm chém, bắn giết lẫn nhau. Mà nguyên nhân toàn vớ vẩn đâu đâu. Thực sự đã đến lúc các ngành chức năng cần xem lại quy định pháp luật, về cách giáo dục thanh thiếu niên. Học kiến thức nhiều nhưng không biết cách xử lý tình huống trong cuộc sống thì rất dễ sa vào những việc làm vi phạm pháp luật", bạn đọc Minh Trí phân tích.
Đọc bài viết: "Vụ "Đột nhập phòng trọ, giết hại nữ sinh": Hung thủ quỷ quyệt và máu lạnh", bạn đọc Quang Teo nêu câu hỏi: "Có nên chăng dùng biện pháp mạnh trấn an tội phạm?". Bạn đọc này phân tích: "Ở nước ngoài đây được cho là vụ bắt cóc con tin. Để đảm bảo an toàn cho nạn nhân, lực lượng giải cứu kết hợp thương thuyết và biện pháp mạnh. Ví dụ như bố trí người bắn tỉa, nếu gây nguy hiểm đến tính mạng con tin thì có thể hạ gục đối tượng ngay. Tôi thấy bên mình còn quá nhẹ tay với tội phạm. Nếu mạnh tay thì chắc sẽ giảm bớt các vụ án đau lòng như kể trên".
Theo ANTD
Vụ cho vay lãi nặng ở Biên Hòa: Thêm nhiều nạn nhân khốn cùng Ông trùm" Phạm Giang Bắc né việc điều tra của công an bằng chiêu giao cho đàn em đi thu nợ. Ngày 28-8, liên quan đến việc cho vay lãi nặng của Phạm Giang Bắc (25 tuổi) ngụ khu phố 5A, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Công an TP Biên Hòa đã mời chị Nguyễn Thị Linh Ph. ở phường Tân Biên,...