63 tỉnh, thành hỏa tốc lập danh sách 10 nhóm được tiêm vắc xin Covid-19 miễn phí
Để có kế hoạch phân bổ vắc xin Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách người tiêm.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hỏa tốc, yêu cầu Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách 10 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.
Số lượng từng nhóm phải gửi về Cục Y tế Dự phòng, các viện Pasteur khu vực trước ngày 15/4 để tổng hợp.
Đây là cơ sở để Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phân phối, triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong thời gian tới.
Đến nay, Việt Nam mới triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 được hơn 52.000 người tại 19 tỉnh, thành phố từ lô vắc xin 117.600 liều nhận ngày 24/2 thông qua VNVC.
Lô vắc xin đầu tiên của Covax với hơn 800.000 liều đang được bảo quản tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chờ kế hoạch phân phối
Với vắc xin hỗ trợ từ Covax, Việt Nam mới nhận lô đầu tiên gồm 811.200 hôm 1/4 và từ nay đến cuối tháng 5 sẽ có thêm gần 3,4 triệu liều nữa.
Tại buổi lễ tiếp nhận vắc xin, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, các quốc gia nhận được vắc xin từ Covax sẽ gặp thách thức khá lớn về hạn sử dụng vắc xin.
Video đang HOT
Vắc xin AstraZeneca chỉ có hạn 6 tháng từ khi sản xuất nên khi đến được các quốc gia, thời gian còn lại không nhiều. Vì vậy kế hoạch tiêm cần triển khai khẩn trương nhưng chặt chẽ, quy củ, trong đó ưu tiên lực lượng tuyến đầu chống dịch, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền…
Theo kế hoạch, trong năm nay Việt Nam chắc chắn có 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều do Covax hỗ trợ, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua thông qua hệ thống tiêm chủng VNVC.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội được tiêm vắc xin AstraZeneca loạt đầu. Ảnh: Phạm Hải
Với nguồn vắc xin từ Covax, do khan hiếm nguồn cung nên các lô vắc xin có thể đến Việt Nam trễ hơn so với dự kiến, kéo dài sang 2022.
Việt Nam đặt mục tiêu có đủ 150 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 trong năm nay để tiêm đủ cho trên 70% dân số, đảm bảo miễn dịch cộng đồng.
Ngoài AstraZeneca, hiện Việt Nam đã cấp phép cho vắc xin Sputnik V của Nga và đang tiếp tục đàm phán với Mỹ, Trung Quốc… để có thêm vắc xin nhập khẩu song song với nguồn vắc xin trong nước đang thử nghiệm giai đoạn 2 với nhiều khả quan.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch và cung ứng vắc xin COVID-19
Bộ trưởng Y tế cho biết, về vắc xin COVID-19, đã rút ngắn thời gian xem xét thủ tục hành chính, đảm bảo cấp phép thuận lợi, nhanh nhất; đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP/Trần Minh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có các buổi làm việc với Đại sứ Trung Quốc, Ấn Độ và Tham tán công sứ Liên bang Nga tại Việt Nam về việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch và những vấn đề liên quan đến vắc xin phòng COVID-19.
Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long gửi lời chúc mừng các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Liên bang Nga đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cũng như trong công tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Về vắc xin phòng COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã rà soát tổng thể quy trình cấp phép vắc xin do nước ngoài sản xuất trong tình trạng khẩn cấp, theo đó đã rút ngắn thời gian xem xét các thủ tục hành chính, đảm bảo cấp phép thuận lợi và nhanh nhất. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo nguyên tắc an toàn, khoa học, hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu.
Tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chúc mừng Trung Quốc đến nay đã triển khai chương trình tiêm vắc xin cho hơn 100 triệu người dân.
Đại sứ Hùng Ba cho biết, hiện Trung Quốc đã viện trợ vắc xin COVID-19 cho 69 quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, trong đó có các công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại Trung Quốc do nước bạn đã triển khai chính sách "hộ chiếu vắc xin", trong đó ưu tiên với người tiêm vắc xin của Trung Quốc.
Trong buổi tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Đại sứ Pranay Verna đã trao đổi về các chương trình hợp tác y tế, đặc biệt là vấn đề về vắc xin COVID-19.
Ấn Độ hiện đang sản xuất 2 loại vắc xin phòng COVID-19, trong đó một loại do hãng AstraZeneca đặt hàng (loại này không phục vụ thị trường Việt Nam) và một loại do Công ty Bharat Biotech sản xuất có tên Covaxin. Một công ty của Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Bộ Y tế để xin đăng ký cấp phép cho vắc xin Covaxin.
Với đề xuất của Việt Nam trong việc phối hợp hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu, phát triển, phía Ấn Độ cho biết, sẽ trao đổi vấn đề này với các công ty nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắc xin của Ấn Độ để bàn luận phương thức hợp tác.
Làm việc với Tham tán Công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam Bublikov Vadim, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch đối với vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V của Nga.
Tham tán Công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam Bublikov Vadim cho biết, Nga sẵn sàng phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành của Việt Nam trong việc thực hiện các thoả thuận liên quan đến vắc xin Sputnik V.
Nghiên cứu sử dụng hộ chiếu vắc xin: Cân bằng lợi ích - nguy cơ
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ đang chuẩn bị kế hoạch, kịch bản cho việc sử dụng hộ chiếu vắc xin trong thời gian tới. Các kịch bản này sẽ phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Ảnh: VGP.
Hộ chiếu vắc xin hiện nay vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu và gây tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Về phía Bộ Y tế, đơn vị đang phối hợp với các bộ, ngành để nghiên cứu các phương án, kịch bản, để báo cáo với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 và báo cáo Chính phủ, với mục tiêu làm sao vừa đảm bảo an toàn phòng bệnh cho người dân, vừa nối lại các đường bay quốc tế cũng như mở cửa đảm bảo nền kinh tế.
Các phương án, kịch bản mà Bộ Y tế đang chuẩn bị cũng là những phương án mà nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang phải bàn luận rất kỹ vì phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ, trong đó nguy cơ vẫn còn khả năng cao lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Đây là việc triển khai không đơn giản và cần phải làm từng bước.
Trong các phương án Bộ Y tế đang nghiên cứu, có phương án cách ly phù hợp đối với người nhập cảnh và đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
Hộ chiếu vắc xin thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19. Tại một số quốc gia hiện nay cho phép người có hộ chiếu vắc xin được tự do đi lại để kích cầu du lịch và nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ông Putin: Khả năng kiểm soát dịch của Nga tốt hơn nhiều các nước khác Dù Tổng thống Nga lạc quan trước tình hình kiểm soát dịch nhưng Thứ trưởng Y tế nước này vẫn cảnh báo rằng tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 báo hiệu có thể sẽ có làn sóng lây nhiễm thứ ba tại Nga. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 23/3/2021. (Nguồn: THX/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng...