6/12 ca ngộ độc rượu công nghiệp tử vong tại bệnh viện Thống Nhất trong tháng 9
Chỉ trong tháng 9-2021 bệnh viện Thống Nhất ( TP.HCM) cấp cứu cho 12 ca ngộ độc rượu công nghiệp, trong đó có 6 ca tử vong.
Bệnh viện đã báo cáo tình trạng trên cho Sở Y tế và cơ quan công an.
Cấp cứu cho bệnh nhân Đ.V.N (69 tuổi, ngụ quận Bình Tân) ngộ độc rượu với nồng độ Methanol máu hơn 160mg/dl – Ảnh: Bệnh viện Thống Nhất
Chiều 30-9, Bệnh viện Thống Nhất cảnh báo về tình trạng gia tăng các ca ngộ độc rượu công nghiệp (methanol) ghi nhận tại bệnh viện này trong tháng 9-2021.
PGS.TS. Hồ Thượng Dũng – phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất – cho biết trong tháng 9-2021, bệnh viện tiếp nhận 12 ca cấp cứu ngộ độc rượu, trong đó 6 ca đã tử vong và một số ca rất nặng. Quá trình thử độc chất bệnh viện xác định nguyên nhân là do ngộ độc methanol.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Quang, trưởng khoa hồi sức tích cực, chống độc bệnh viện Thống Nhất, cho hay rượu nấu từ gạo, mì là rượu ethanol có giá cao hơn. Còn rượu công nghiệp chứa methanol có giá bán rẻ hơn nhiều.
Thông thường 2 loại rượu này cũng khó phân biệt. Tuy nhiên để có giá bán phù hợp với nhu cầu của người lao động ít tiền thì người bán thường trộn rượu công nghiệp vào rượu gạo để hạ giá bán.
Khi uống rượu chứa độc, chất methanol vào cơ thể rất gây hại cho tim mạch, hệ hô hấp, gây suy thận cấp, não, trụy mạch, co thắt võng mạc làm mù mắt và nhiều biến chứng khác…
Video đang HOT
Theo y học, nếu nồng độ methanol trong máu trên 50mg/dl thì có thể gây ngộ độc đến mức phải lọc máu và trên 80mg/dl khả năng tử vong cao.
“Tuy vậy, cá biệt có ca ngộ độc tử vong bệnh viện ghi nhận có nồng độ methanol trong máu lên đến hơn 160mg/dl hoặc có ca ngộ độc cấp cứu còn rất trẻ, mới 26 tuổi…” – bác sĩ Quang thông tin.
Điển hình như, ngày 29-9, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cho bệnh nhân Đ.A.P (39 tuổi, ngụ Bình Tân) ngộ độc methanol nặng, dù được lọc máu liên tục nhưng bệnh nhân đã tử vong. Trước đó 1 ngày, cha của bệnh nhân Đ.A.P là ông Đ.V.N (69 tuổi) ngộ độc methanol cũng được cấp cứu tại Thống Nhất, hiện vẫn đang hôn mê sâu.
Giữa tháng 9-2021 bệnh viện cũng cấp cứu cho 2 thanh niên (ngụ huyện Bình Chánh) ngộ độc methanol, dù không tử vong nhưng một người bị mù vĩnh viễn còn một người giảm thị lực 50%.
Bệnh nhận T.V.B (38 tuổi, ngụ quận Bình Tân) đang cấp cứu tại bệnh viện Thống Nhất vì ngộ độc Methanol – Ảnh: BVTN
Bác sĩ Hồ Thượng Dũng cũng cho hay bình thường bệnh viện chỉ thỉnh thoảng mới tiếp nhận cấp cứu do ngộ độc rượu công nghiệp.
“Nhưng chỉ trong tháng 9-2021 bệnh viện tiếp nhận đến 12 ca, 6/12 ca tử vong. Đa số các trường hợp là người lao động nghèo. Gặp hoàn cảnh giãn cách kéo dài cũng phát sinh tâm lí buồn, chán và mua rượu rẻ tiền uống rồi dẫn đến ngộ độc. Đây cũng là một hệ quả về tâm lí từ giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Bệnh viện đã báo cáo về tình trạng trên cho Sở Y tế và cơ quan công an…”- bác sĩ Hồ Thượng Dũng chia sẻ.
Ngộ độc rượu xử lý thế nào cho đúng?
Khi bị ngộ độc rượu bạn cần có phương án xử lý đúng nếu không sẽ gây nên tình trạng nguy hiểm.
Ngộ độc rượu
Ảnh minh họa.
Rượu là một dạng ethanol (cồn ethyl) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Rượu mang lại cho người uống cảm giác hưng phấn, gây ra giảm khả năng ức chế, rối loạn hành vi. Khi uống rượu, con người sẽ giảm khả năng kiềm chế, các phản xạ liên quan đến mắt và tai đều giảm rõ rệt, đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Ngộ độc rượu ethyl thường là do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như với nồng độ rượu từ 80-100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Bạn càng uống nhiều, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.
Ngộ độc rượu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nhằm tránh ngộ độc rượu và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm, mỗi người hãy trang bị cho mình những kiến thức về sơ cứu và điều trị ngộ độc rượu.
Cách xử trí khi ngộ độc rượu
ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, khi ngộ độc rượu thông thường, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu như mặt tái lạnh, ôn ọe nhiều, đi không vững.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo (có thể nói được), nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi và giữ ấm cẩn thận. Sau đó, cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa tinh bột như cơm, bún, miến phở, cháo và nước đường hoặc sữa có đường.
Việc này giúp bổ sung dinh dưỡng sau nôn, tránh hạ đường huyết. Cần để ý, theo dõi người bệnh cho tới khi các triệu chứng đỡ hẳn. Không được để bệnh nhân tự di chuyển, kể cả đi bộ.
Trong trường hợp người bệnh không thể ăn hoặc có tình trạng nặng hơn như da lạnh tái, run rẩy, co giật, thở khò khè, ... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Với ngộ độc methanol, bác sĩ Nguyên cho biết các triệu chứng khi phát tác đã rất nặng. Bởi vậy, nếu xuất hiện dấu hiệu như đã nêu, "không còn cách nào khác" là ngay lập tức chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.
Những người uống rượu cùng bệnh nhân ngộ độc methanol cũng cần tới bệnh viện kiểm tra ngay dù chưa có biểu hiện đặc biệt.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân tốt nhất nên hạn chế uống rượu. Uống ít nhất có thể, giảm cả về số lần uống và số lượng rượu uống. Nếu muốn sử dụng rượu, nên uống sau giờ làm việc, không điều khiển phương tiện giao thông sau uống.
Đặc biệt, những người trẻ tuổi, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ, người mắc bệnh tim mạch, bệnh về hô hấp không nên sử dụng rượu bia vì rất dễ gặp hệ lụy xấu về sức khỏe.
Loại rượu chọn uống tốt nhất nên là rượu tự nấu hoặc mua ở những nơi có đăng ký kinh doanh, những đại lý siêu thị chính thống , có quản lý mã hàng, nhãn hàng. Không nên ham rẻ mà chọn mua rượu trôi nổi, không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.
Để giảm các ca ngộ độc methanol do mua cồn y tế về tự pha rượu, theo bác sĩ Nguyên, cần tăng cường quản lý hóa chất cồn công nghiệp methanol, không để loại hóa chất này có cơ hội "tuồn" ra ngoài hoặc xuất hiện từ nguồn nhập lậu, vào tay những người làm ăn không chân chính.
Tại sao tiêm chủng rồi vẫn bị nhiễm COVID-19? Nghiên cứu tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) ở bệnh nhân trên 60 tuổi suy thận mạn phải chạy thận chu kỳ cho thấy, có 19,05% bệnh nhân đáp ứng tăng kháng thể sau khi tiêm mũi 1, tỉ lệ này tăng lên 83,87% ở mũi 2. Người bệnh được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại...