6.000 người sập bẫy virus lây qua Facebook Notification tại Việt Nam
Thủ đoạn phát tán virus qua thông báo “ai đó đã nhắc đến bạn trong một bình luận” từng gây xôn xao cuối năm ngoái đang xuất hiện trở lại và đã có hơn 6.000 người sập bẫy.
Đây là mánh khóe được đánh giá là tinh vi bởi người dùng thường sẽ bấm ngay vào thông báo để xem bạn bè đề cập gì tới mình. Người dùng Facebook hiện nay đã thận trọng và tỏ ra cảnh giác, hạn chế truy cập link lạ, có nguồn gốc không rõ ràng. Thế nhưng, không có dấu hiệu nào để người nhận biết được rằng ẩn sau Notification đó là một đường link xấu.
Sáng 25/4, thành viên Facebook có tên Tuấn Hưng cho biết anh thấy có thông báo rằng mình được “mention” trong một bình luận nên nhấn vào mà không hề nghi ngờ. Thiết bị của anh nhanh chóng bị điều hướng đến một trang xem video có giao diện giống hệt Facebook. Tuy nhiên, link không phải Facebook.com và chữ https cũng không có màu xanh lá.
Đường link độc ẩn dưới một thông báo khiến người nhận chủ quan.
Link dẫn đến một trang giả giao diện Facebook.
Video đang HOT
Trang này yêu cầu người dùng cài đặt tiện ích (plugin) thì mới xem được video. Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho biết đã có hơn 6.000 người cả tin cài plugin, khiến trình duyệt của họ bị kiểm soát cũng như biến tài khoản thành công cụ phát tán spam.
Hình thức tấn công này từng xuất hiện vào tháng 11/2015. Khi đó, chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc khuyến cáo: “Facebook không bao giờ yêu cầu kêu người dùng cài thêm bất kỳ plugin, extension, add-on hay tiện ích nào mới xem được comment, video… Khi duyệt Facebook, nếu bị đề nghị cài phần mềm thì người dùng không nên làm theo”.
Cũng trong ngày 25/4, một số người dùng Skype tại Việt Nam cũng trở thành nạn nhân của virus. Họ nhận được một số đường link gửi từ bạn bè với nội dung “ phim”, “tranh của tôi”…
Đường link được phát tán qua Skype.
Chuyên gia Nguyễn Minh Đức nhận định: “Khi bấm vào, mã độc sẽ được tải về máy tính của nạn nhân. Mã độc này bung ra vài file .exe khác và thậm chí tải thêm một file skyplex.exe. Chỉ một số phần mềm diệt virus nhận diện được loại này. Đã có ít nhất một trường hợp bị mã hóa file trong máy tính sau khi nhấn link và bị yêu cầu đòi tiền chuộc”.
Đây là một trong những lần hiếm hoi virus kèm chú thích tiếng Việt bị phát tán qua dịch vụ chat của Microsoft.
Châu An
Theo VNE
Virus mới xuất hiện, lan qua công cụ Notification của Facebook
Thay vì phát tán đường link, thủ đoạn mới của kẻ tấn công là khai thác tính năng nhắc báo Notification với nội dung "ai đó đã nhắc đến bạn trong một bình luận" để đánh lừa người dùng.
Các chuyên gia bảo mật đã nhiều lần khuyến cáo thành viên Facebook không bấm vào đường link lạ, có nguồn gốc không rõ ràng, hay trước khi đăng nhập thông tin tài khoản cần kiểm tra kỹ địa chỉ website xem có đáng tin cậy hay không. Tuy nhiên, họ chưa từng để cập đến việc tài khoản của người sử dụng cũng có thể bị hack qua công cụ Notification, do đó nhiều người đã chủ quan.
Hệ thống Notification bị lợi dụng để phát tán virus
Ngày 15/11, một số người dùng Facebook cho biết họ nhận được nhắc báo rằng một người bạn của họ đã đề cập (mention) đến mình trong một bình luận. Khi bấm vào, thiết bị của người dùng sẽ bị điều hướng đến một trang xem video có giao diện giống hệt Facebook (nhưng đường link không phải Facebook.com).
Trang này sẽ yêu cầu người dùng cài đặt tiện ích (plugin) tên Buz cho trình duyệt Chrome và biến tài khoản của nạn nhân thành công cụ phát tán spam.
Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho hay sự khác biệt lớn nhất so với những chiến dịch spam trước đây là kẻ tấn công dùng Notification, khiến người nhận dễ mất cảnh giác hơn so với các phương thức cũ như gửi link qua chat vốn đã liên tục được cảnh báo.
"Dù tấn công qua hình thức nào, điều quan trọng nhất là người sử dụng phải luôn thận trọng khi cài đặt các plugin, sử dụng mật khẩu hai lớp trên Facebook và cài phần mềm bảo mật để bảo vệ máy tính, điện thoại...", ông Đức nhấn mạnh.
Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc cũng khuyến cáo: "Facebook không bao giờ yêu cầu kêu người dùng cài thêm bất kỳ plugin, extension, add-on hay tiện ích nào mới xem được comment, video... Do đó, khi duyệt Facebook, nếu bị đề nghị cài phần mềm thì người dùng không nên làm theo".
Châu An
Theo VNE
Tổng hợp Microsoft Build 2016: Trí tuệ nhân tạo lên ngôi Mỗi năm, Microsoft tổ chức sự kiện "Build" dành cho các nhà phát triển. Năm nay, phần mềm tự động hóa là điểm nhấn của chương trình. Sự kiện này hào hứng dần qua từng lần tổ chức. Microsoft vẫn chiến thắng với Windows 10 (trừ thị trường smartphone), trợ lý ảo Cortana phát triển tốt trên laptop và tương lai thực tại...