60 trẻ bị tiêm nhầm nước cất thay cho văcxin
Thấy ống dung dịch hồi chỉnh, cán bộ tiêm chủng lại tưởng là văcxin mới nên tiêm cho trẻ. Rất may đây chỉ là nước cất nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Sự việc xảy ra tại điểm tiêm chủng của Trường mầm non Sao Mai, phường 3, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào giữa tháng 10 vừa qua. Văcxin được tiêm là dạng phối hợp sởi-rubella.
Văcxin sởi-rubella phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng. Ảnh: N.Phương.
Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Viện Pasteur TP HCM đã xuống và giải quyết sự việc. Sở Y tế tỉnh thừa nhận có thiếu sót trong chiến dịch tiêm chủng sởi- rubella tại Trường mầm non Sao Mai.
Theo đó, cán bộ tiêm chủng khi lấy văcxin chỉ thấy các ống dung dịch hồi chỉnh, không để ý các lọ văcxin nằm ở đáy phích nên lầm tưởng các ống này là loại văcxin mới. Vì thế, cán bộ đã tiêm nước hồi chỉnh mà không có văcxin. Khi cán bộ giám sát phát hiện thiếu sót thì 60 cháu đã được tiêm. Ngay sau đó, số cháu trên đã được tiêm văcxin sởi-rubella dưới sự giám sát của các phòng chuyên môn của Sở Y tế.
Lọ văcxin sởi-rubella và lọ dung môi. Ảnh:Moh.
Video đang HOT
“Đây là sự việc lần đầu tiên xảy ra. Rất may đó là dung dịch hồi chỉnh nên không nguy hiểm. Ngoài ra, việc tiêm luôn văcxin sởi-rubella cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu” , phó giáo sư Phu nói.
Cán bộ tiêm chủng này ngay sau đó đã bị điều chuyển công tác. Dự kiến tháng 11, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục thực hiện tiêm chủng mở rộng.
Từ sự việc này, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường công tác an toàn tiêm chủng để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng, đồng thời tập huấn cho tất cả cán bộ tiêm chủng, tham gia khám sàng lọc, sơ cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng, phó giáo sư Phu cho biết.
Văcxin sởi-rubella để phòng đồng thời hai bệnh sởi và bệnh rubella. Đây là văcxin sống, giảm độc lực, được đóng gói dạng bột đông khô, có màu vàng trắng kèm theo lọ dung dịch pha hồi chỉnh. Văcxin này phải được pha hồi chỉnh trước khi sử dụng, được đóng gói dưới dạng lọ thủy tinh 10 liều/lọ. Dung môi được đóng 5 ml/lọ.
Chiến dịch tiêm chủng mở rộng văcxin sởi-rubella được tổ chức thành 3 đợt; đợt một cho các cháu 1- 5 tuổi, thời gian tháng 9-10/2014; đợt 2 tiêm cho trẻ 6-10 tuổi thời gian tháng 11-12/2014 và đợt 3 sẽ tiêm cho trẻ 11-14 tuổi thời gian tháng 1-2/2015. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện tại các trạm y tế hoặc các trường học. Khoảng 5 triệu trẻ đã được tiêm, kết quả cho thấy văcxin đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ một số ít trường hợp bị sốt nhưng sau một ngày là khỏi.
Nam Phương
Theo VNE
Sắp có huyết thanh điều trị Ebola
Theo tin của BBC, huyết thanh được chiết xuất từ máu của các bệnh nhân nhiễm Ebola đã bình phục sẽ có trong một vài tuần nữa ở Liberia, một trong những quốc gia bị dịch Ebola ảnh hưởng nặng nề nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.
Virus Ebola đang là nỗi kinh hoàng ở châu Phi. Ảnh SPL
Phát biểu ở Geneva, Tiến sỹ Paule Kieny cho biết công việc đang được tiến hành khẩn trương để có thể có thuốc chữa trị và vaccine phòng bệnh vào tháng Một năm sau.
Cho đến nay, virus Ebola đã giết chết hơn 4.500 người, đa phần các nạn nhân ở các nước Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Bà Kieny, phó tổng giám đốc WHO phụ trách hệ thống y tế và phát minh, nói: "Đã bắt đầu hình thành những tổ chức liên kết ở ba nước này có khả năng chiết xuất huyết tương một cách an toàn và có những bước chuẩn bị cho việc chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm bệnh."
Hiện vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu huyết thanh và liệu số lượng có đáp ứng được nhu cầu hay không.
Nếu một người khỏi được bệnh Ebola, điều đó có nghĩa là cơ thể họ đã biết cách đẩy lùi virus này và máu của họ có kháng thể có thể tấn công Ebola.
Các bác sỹ sẽ lấy mẫu máu của họ để chuyển thành huyết thanh - bằng cách loại bỏ hồng cầu nhưng giữ lại những kháng thể quan trọng. Huyết thanh này sau đó sẽ được dùng để chữa trị cho các bệnh nhân.
Nữ y tá Tây Ban Nha - người đầu tiên nhiễm virus Ebola bên ngoài châu Phi - đã có kết quả âm tính với Ebola sau khi được cho là đã nhận huyết thanh có kháng thể chống Ebola từ những người khỏi bệnh.
Tiến sỹ Kieny cho rằng cách làm này không phải là không có rủi ro và WHO đã ra hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Bất cứ ai hiến máu cũng cần được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như viêm gan hay HIV.
Bà nói việc thử nghiệm hai loại vaccine Ebola chỉ có thể có kết quả ban đầu vào cuối năm nay.
Trước hết vaccine cần được thử nghiệm để xem chúng có an toàn với con người không và có bảo vệ được con người khỏi virus Ebola hay không.
Một khi những vấn đề này đã rõ, WHO hy vọng sẽ mở rộng việc thử nghiệm sang nhiều người hơn và bắt đầu cho sử dụng ở châu Phi.
"Việc thử nghiệm này sẽ bắt đầu trong vòng hai tuần tới... và sẽ tiếp tục từ sáu tháng đến một năm nhưng để có kết quả ban đầu về sự an toàn và hệ gien miễn dịch để biết chọn liều như thế nào thì phải đợi đến tháng 12 năm nay," bà nói.
Tiến sỹ Keiny cho biết một số loại thuốc đang được thử nghiệm và phát triển ở nhiều nước.
Một dự án liên kết của Đại học Oxford và Quỹ Welcome Trust đang đi đến một số nơi ở ba nước châu Phi ở tâm dịch để xác định xem trung tâm điều trị nào là thích hợp và sẽ sẵn sàng để sớm thử nghiệm thuốc điều trị, bà nói.
Theo NTD/Bizlive
Tiêm vắc xin sởi của Liên Hợp Quốc, 36 trẻ em Syria tử vong Thủ tướng Pháp yêu cầu chấm dứt đình công tại Air France; Xả súng đẫm máu ở trường học, 50 người thương vong ở Nigeria; Liên Hợp Quốc ấn định ngày họp bàn vụ rơi máy bay MH17; 36 trẻ tử vong nghi ngờ do tiêm vắc-xin sởi nhiễm độc... đó là những tin chính. 36 trẻ tử vong do tiêm vắc-xin được...