60 học sinh ngất xỉu tại trường
Hàng chục học sinh ngất xỉu sáng nay, trường THCS thị trấn Thới Bình phải gọi bác sĩ đến sơ cứu.
Sáng 4/11, hàng chục phụ huynh được trường THCS thị trấn Thới Bình ( huyện Thới Bình, Cà Mau) thông báo con, em của họ bị ngất xỉu. Ban giám hiệu cũng đã gọi điện cho Trung tâm Y tế huyện Thới Bình cử bác sĩ đến trường để sơ cứu tại chỗ.
Học sinh có biểu hiện mệt mỏi được nhà trường đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thới Bình cấp cứu. Đến trưa cùng ngày, còn khoảng 20 em đang được bác sĩ theo dõi.
Trường THCS thị trấn Thới Bình. Ảnh: Nhật Tân.
Ông Huỳnh Thanh Hận, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình, cho biết có khoảng 60 học sinh của trường THCS thị trấn Thới Bình bị ngất xỉu do hạ canxi. Trong đó, chủ yếu là học sinh khối lớp 9.
Video đang HOT
Còn lãnh đạo trường THCS thị trấn Thới Bình nói rằng một số em bị ngất xỉu do chưa ăn sáng. Khi thấy các bạn cùng lớp ngất xỉu, hàng chục học sinh khác cũng xỉu theo.
“Các em bị hội chứng ngất xỉu dây chuyền chứ không phải ngộ độc thức ăn. Những học sinh khỏe đã được phụ huynh rước về. Các em còn ở bệnh viện sức khỏe cũng đã ổn định”, lãnh đạo trường THCS thị trấn Thới Bình nói với Zing.
Nắng nóng, lo dịch tay chân miệng bùng phát
Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian học của học sinh bị kéo dài đúng vào cao điểm mùa hè nắng nóng do vậy các chuyên gia lo ngại nếu không cẩn trọng các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, tiêu chảy, đặc biệt là tay chân miệng... có thể tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa hè là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng, đặc biệt đây là bệnh có nguy cơ lây lan cao trong trường học.
Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin nên biện pháp phòng chống chủ yếu vẫn là vệ sinh sạch sẽ.
Tính từ đầu năm đến nay Trung tâm ghi nhận hơn 10 ca mắc bệnh tay chân miệng và hầu như đều là ca bệnh nặng.
Hiện tại Trung tâm đang điều trị cho hai bệnh nhân (Bắc Ninh) mắc bệnh tay chân miệng. Ca bệnh thứ nhất là cháu N.Đ.T.S. (2,5 tuổi) biểu hiện ban đầu của cháu là có sốt, chân tay nổi nốt đỏ khi đi khám tư bác sỹ có cho uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi sốt cao không hạ sốt thì gia đình đưa đến khám và được cho nhập viện.
Gia đình cũng cho biết, cháu S. mới được gia đình cho đi học mầm non trở lại được một một thời gian ngắn, nên nguyên nhân có thể lây từ các bạn học trong lớp. Khi cháu đi học, mẹ ở nhà xem qua webcam thì thấy cô giáo đã cho các cháu ăn chung bát, chung thìa nên gia đình cho rằng đó có thể là nguyên nhân lây bệnh.
Ca chân tay miệng thứ 2 đang điều trị tại trung tâm là cháu Q.B. (23 tháng tuổi) phát hiện bệnh từ ngày 24/5, biểu hiện ban đầu là có vài nốt đỏ ở tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, sau đó, bé có biểu hiện sốt cao, run tay chân.
Tại bệnh viện tuyến dưới khám bác sỹ kết luận bị tay chân miệng, và với biểu hiện run chi, trẻ đã được chuyển lên tuyến trên để tránh những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng não, tim mạch.
Chuyên gia này khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường bảo đảm vệ sinh cho trẻ.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở gia đình và nhà trường theo TS.BS Lâm là luôn giữ bàn tay sạch, đồ chơi sạch. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giấc và giữ gìn nhà cửa thông thoáng.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tay chân miệng đó là sốt, tùy từng bé sẽ có mức độ sốt nặng, nhẹ khác nhau. Nếu như trẻ có biểu hiện sốt cao thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý, đây là biểu hiện báo hiệu bệnh khá nghiêm trọng.
Ngoài ra, dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng nhất là da rát đỏ, nhiều mụn nước xuất hiện. Chúng có thể xuất hiện ở họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc quanh miệng,...
Bên cạnh những dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng kể trên, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, để ý một số triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Dấu hiệu đầu tiên có thể kể đến là tình trạng sốt cao, kéo dài liên tục trong vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Mặc dù cha mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng cũng không đạt hiệu quả.
Ngoài ra, tình trạng trên cũng gây ra một vài triệu chứng khác. Ví dụ như trẻ hay bị giật mình khi ngủ hoặc đang chơi bình thường. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Quấy khóc nhiều trong ngày cũng là 1 dấu hiệu nặng cần theo dõi.
'Đốt thuốc' sau giờ tan học Không còn là câu chuyện cá biệt, "đốt thuốc" sau giờ tan học gần như là thói quen hằng ngày của khá nhiều bạn trẻ đang khoác trên mình chiếc áo trắng học tro. Học sinh của môt trường THPT ở Q.Tân Bình cùng nhau "đốt thuốc" sau giờ tan học tại quán nước - Ảnh: H.THẢO "Đi học cả ngày, nếu không...