6 vụ rò rỉ tin mật gây chấn động thế giới
Trước khi xảy ra vụ việc cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ chương trình theo dõi điện thoại và Internet của chính phủ Mỹ, nước Mỹ cũng chứng kiến hàng loạt vụ rò rỉ tin mật gây chấn động thế giới, như bê bối nghe lén Watergate hay vụ lạm dụng tại nhà tù Abu Ghraib.
Tài liệu Lầu Năm Góc
Daniel Ellsberg
Vào năm 1971, Daniel Ellsberg, một phân tích quân sự, đã tiết lộ các tài liệu của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Năm.
Tài liệu bao gồm một nghiên cứu bí mật của Bộ quốc phòng Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, nói rằng chính phủ Mỹ ngay từ đầu đã biết rằng khó có khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến và việc tiếp tục chiến tranh chỉ dẫn tới nhiều thương vong hơn.
Các tài liệu, mà chính quyền của Tổng thống Richard Nixon cố gắng ngăn chặn việc công bố, còn tiết lộ rằng chính quyền Tổng thống Lyndon Johnson trước đó đã nói dối quốc hội và người Mỹ về sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam.
Ellsberg đã gửi các phần của bản cáo cáo tới New York Times và các tờ báo và tài liệu được các tờ báo đăng tải, tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh mạnh mẽ.
Watergate
Bob Woodward và Carl Bernstein
Có lẽ vụ rò rỉ quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ là bê bối Watergate và các thông tin của một nhân vật có biệt danh “ Deep Throat” – mà sau đó được xác định là Phó giám đốc FBI Director Mark Felt – được gửi cho các nhà báo Mỹ Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post.
Vụ việc bắt đầu vào năm 1972 khi 5 người bị bắt giữ do đột nhập vào trụ sở Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate ở Washington D.C để gài thiết bị nghe trộm.
FBI sau đó phát hiện ra rằng 5 tên trộm trên có liên quan tới chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Nixon. Một ủy ban thượng viện Mỹ đã được triệu tập vào năm 1973 để xem xét các tình huống của vụ trộm.
Cuộc điều tra của 2 nhà báo tờ Washington Post đã tiết lộ quy mô thực sự của tấm màn bao trùm vụ trộm, vốn dẫn tới việc Tổng thống Nixon phải từ chức năm 1974. Ông Nixon đã quyết định từ chức thay vì phải đối mặt với sự buộc tội và nguy cơ bị kết án vì những điều ông biết về vụ bê bối.
Vụ Iran- Contra
Cựu Tổng thống Ronald Reaga (trái) và cựu Bộ trưởng quốc phòng Caspar Weinberger
Mehdi Hashemi, một giáo sĩ Iran, là người đã tiết lộ vụ bê bối Iran-Contra. Theo tiết lộ của ông Hashiemi, Mỹ, dưới thời chính quyền Tổng thống Ronal Reagan, đã bán vũ khí trái phép cho Iran, với sự trợ giúp của Israel, bất chấp một lệnh cấm vận vũ khí và một sự thật rằng Mỹ vẫn ủng hộ Iraq trong cuộc chiến với Iran. Tiền thu được từ các vụ mua bán đã được dùng để trợ giúp lực lượng Contra chiến đấu chống lại chính phủ cách mạnh Sandinista cánh tả tại Nicaragua.
Hashemi đã bị chính phủ Iran tử hình vào năm 1987.
Valerie Plame
Video đang HOT
Valerie Plame và Joseph Wilson
Vào năm 2003, nhà báo Robert Novak đưa tin rằng Valerie Plame, vợ của nhà ngoại giao cấp cao Mỹ Joseph Wilson, thực chất là một nhân viên CIA chìm. Tiết lộ này đã dẫn tới việc sự nghiệp làm mật vụ chìm của Plame kết thúc và khiến bà phải từ chức khỏi cơ quan tình báo.
Vụ viết lộ đã dẫn tới một cuộc điều tra về việc làm thế nào mà Novak lại có được thông tin đó.
Có nguồn tin cho rằng các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng đã tiết lộ thông tin trên nhằm trả thù chồng bà Plame về một bài báo mà trong đó ông vạch trần một số lời biện hộ cho việc mở cuộc chiến tại Iraq.
Trợ lý Nhà Trắng Lewis “Scooter” Libby sau đó bị buộc tội nói dối FBI và bị kết án 30 tháng tù giam. Tuy nhiên, ông này không phải ngồi tù vì được Tổng thống George W Bush ân xá.
Abu Ghraib
Bức ảnh một tù nhân bị lạm dụng tại nhà tù Abu Ghraib
Các cáo buộc về việc các quân nhân Mỹ lạm dụng tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq đã được báo chí đăng tải vào đầu năm 2004.
Nhưng chỉ đến khi các bức ảnh ghi lại cảnh các tù nhân bị ngược đãi được cung cấp cho chương trình 60 Minutes và nhà báo điều tra Seymour Hersh, vụ lạm dụng mới biến thành một bê bối quân sự nghiêm trọng.
Những bức ảnh được đăng tải khắp các mặt báo thế giới cho thấy các tù nhân trần truồng bị lạm dụng thể chất và bị làm bẽ mặt. 11 binh sĩ Mỹ đã bị kết án vì lạm dụng các tù nhân.
Bradley Manning
Binh nhì Bradley Manning
Với tư cách là một nhân tích tình báo trong quân đội Mỹ, binh nhì Bradley Manning đã được tiếp cận nhiều tài liệu nhạy cảm và được tin là đứng sau vụ rò rỉ các tài liệu mật lớn nhất của chính phủ Mỹ.
Manning đã bị truy tố về vài tội danh liên quan tới ăn cắp thông tin mật và phiên tòa xét xử binh sĩ này bắt đầu từ đầu tháng 6.
Trong số hàng nghìn tài liệu mà Manning bị cáo buộc đã trao cho trang web Wikileaks có đoạn video ghi lại cảnh một trực thăng Apache sát hại 12 dân thường ở Baghdad (Iraq) hồi năm 2007.
Manning được cho là đã trở nên bất mãn với sự nghiệp nhà binh và đã tải hàng nghìn tài liệu mật từ các máy chủ quân sự. Binh sĩ này không phủ nhận vai trò trong vụ rò rỉ và có thể đối mặt với án tù chung thân nếu bị buộc tội trợ giúp kẻ thù.
Theo Dantri
Vạch trần thủ đoạn phá hoại Hội nghị Paris của Nixon
Vào năm 1968, ứng viên tổng thống Mỹ Richard Nixon - người sau đó trở thành tổng thống - đã bị phát hiện dùng thủ đoạn để phá hoại Hội nghị Paris và Tổng thống đương nhiệm khi đó là Lyndon Baines Johnson biết rõ chuyện này nhưng lại im lặng.
Cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Các cuốn băng thu âm các cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và được giải mật mới đây đã tiết lộ những thông tin mới trong chính quyền của ông. Trong số các tiết lộ có việc ông Johnson lên kế hoạch "đột nhập" đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ để tái gia nhập cuộc đua tổng thống và việc ông phát hiện Richard Nixon mắc tội phản quốc.
Nixon phạm tội phản quốc
Các cuốn băng ghi âm của Lyndon Johnson đã đưa ra ánh sát một vụ bê bối mà, nếu được tiết lộ đúng thời điểm, có thể phá tan tham vọng Nhà Trắng của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa khi đó, Richard Nixon.
Vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/1968, Tổng thống Johnson đã có bằng chứng cho thấy Nixon phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình chiến tranh Việt Nam. Ông Johnson cáo buộc Nixon tội phản quốc và "tay đã dính máu".
Charles Wheeler, cựu phóng viên của hãng BBC tại Washington, biết được vụ việc trên vào năm 1994 và đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân vật quan trọng thời chính quyền Johnson, như Bộ trưởng quốc phòng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.
Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật năm 2008, toàn bộ những nhân vật chính đã chết, trong đó có cả Wheeler.
Giờ đây, lần đầu tiên toàn bộ câu chuyện được tiết lộ.
Mọi việc bắt đầu vào mùa hè năm 1968. Nixon lo sợ về một bước đột phá tại hội nghị Paris nhằm chấm dứt chiến tranh và biết rằng điều này có ảnh hưởng tới chiến dịch tranh cử tổng thống của ông.
Vì vậy, Nixon đã thiết lập một ủy ban bí mật bao gồm Anna Chennault, một cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử.
Trong một cuộc họp tại căn hộ ở New York của Nixon vào tháng 7/1968, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ đã được thông báo rằng Chennault đại diện cho ông Nixon và phát ngôn viên cho chiến dịch tranh cử. Nếu có bất kỳ thông điệp nào cần chuyển cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu thì đều phải qua Chennault.
Vào tháng 10/1968, Hà Nội đã cam kết tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, trong khi Tổng thống Johnson kêu gọi ngừng ném bom hoàn toàn miền bắc Việt Nam. Đây là chính xác điều Nixon lo ngại.
Bà Chennault đã được phái tới đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa với một thông điệp rõ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối bắt tay với Johnson và nếu Nixon đắc cử, Việt Nam Cộng hòa sẽ có một thỏa thuận có lợi hơn nhiều.
Hội nghị Paris có thể đã kết thúc vài năm trước đó nếu không có hành động phá hoại của Nixon.
Ngay trước khi công bố kế hoạch nừng ném bom, Johnson mới biết rằng Việt Nam Cộng Hòa đã rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông Johnson cũng được cho biết lý do vì sao.
FBI đã nghe lén điện thoại của vị đại sứ và bản chép các cuộc điện đàm của Anna Chennault được gửi tới Nhà Trắng. Trong một cuộc điện đàm, Chennault nói với Việt Nam Cộng Hòa rằng "hãy hoãn cho tới qua cuộc bầu cử tổng thống".
Bộ trưởng quốc phòng Clifford cho thổng thống Johnson biết rằng sự can thiệp của Nixon là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội hòa bình.
Trong một cuộc điện đàm với Thượng nghị sĩ Richard Russell, ông Johnson cũng nói về việc làm sai trái của Nixon. Tổng thống cũng ra lệnh cho FBI giám sát chiến dịch tranh cử của Nixon và muốn biết liệu cá nhân Nixon có liên quan hay không.
Khi tin chắc rằng Nixon có liên quan, Tổng thống Johnson đã gọi điện cho Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện, để chuyển thông điệp tới Nixon.
Trong thâm tâm, Tổng thống Johnson biết rõ những gì đang diễn ra, Nixon nên bị loại khỏi chiến dịch và thủ đoạn của ông này tương đương với tội phản quốc.
Bề ngoài, Nixon tỏ ra như không hay biết vì sao Việt Nam Cộng hòa lại rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Nixon thậm chí còn xung phong tới Sài Gòn để thuyết phục Việt Nam Cộng hòa trở lại bàn đàm phán.
Tổng thống Johnson hiểu rõ đó là sự giả tạo chính trị. Tuy nhiên, trong các cuộc điện đàm được thu âm cùng Clifford, hai người đã bày tỏ lo ngại rằng việc công khai hành động của Nixon có thể tiết lộ chuyện FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ Việt Nam Cộng hòa và Cơ quan an ninh quốc gia đã chặn liên lạc của đại sứ với Sài Gòn.
Do đó, họ quyết định im lặng.
Ông Johnson đã cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hubert Humphrey biết chuyện và cung cấp cho ông đủ các thông tin để "đánh gục" đối thủ. Nhưng khi đó, Humphrey đã được thông báo rằng ông đã thu hẹp khoảng cách với Nixon và có thể giành chiến thắng cuộc bầu cử. Vì vậy, Humphrey cho rằng nếu đảng Dân chủ vẫn giành chiến thắng, nước Mỹ sẽ bị sốc khi các thành viên đảng Cộng hòa bị cáo buộc phạm tội phản quốc.
Nixon kết thúc chiến dịch tranh cử khi nói rằng chính sách chiến tranh của chính quyền Mỹ trong tình trạng lộn xộn. Họ thậm chí cũng không thể đưa Việt Nam Cộng hòa trở lại bàn đàm phán.
Cuối cùng, Nixon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 với tỷ lệ sít sao.
Sau khi trở thành tổng thống, Nixon đã leo thang chiến tranh tại Lào và Campuchia, cướp đi sinh mạng của thêm 22.000 người Mỹ. Hiệp định Paris cuối cùng đã được ký kết năm 1973 mà lẽ ra có thể được ký kết vài năm trước.
"Đột nhập" đại hội đảng Dân chủ
Cố Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson.
Kế hoạch Johnson có thể trở thành ứng viên tổng thống năm 1968, chứ không phải Hubert Humphrey, cũng là một trong số nhiều bí mật được lưu giữ các các cuốn băng Nhà Trắng.
Loạt băng ghi âm cuối cùng được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đã cho thấy các sự kiện năm 1968 và cho phép người ta ghe lại các cuộc điện đàm riêng tư của ông Johnson giữa lúc đảng Dân chủ mâu thuẫn vì cuộc chiến tại Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc của của đảng Dân chủ năm 1968, tổ chức tại Chicago, hoàn toàn là một vụ lộn xộn.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối chiến tranh đã xô xát với các cảnh sát của Thị trưởng Chicago Richard Daley, kiên quyết yêu cầu đảng Dân chủ loại bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.
Khi những người biểu tình chỉ trích cảnh sát với những tiếng hò hét hét như "Cả thế giới đang dõi theo đấy", một nhân vật thực sự đang theo dõi rất chặt chẽ tình hình.
Lyndon Johnson khi đó đang có mặt tại trang tại ở Texas và đã thông báo 5 tháng trước đó rằng ông sẽ không tranh cử nhiệm kỳ 2.
Tổng thống Johnson đã lo ngại về tình trạng bạo lực. Ông nhấc điện thoại lên, yêu cầu kích hoạt máy thu âm và chúc mừng Thị trưởng Daley về cách đối phó với cuộc biểu tình.
Ông Johnson lo sợ rằng các đại biểu tại đại hội đảng Dân chủ sẽ phản đối chính sách chiến tranh của ông và ứng viên tổng thống Hubert Humphrey. Vì vậy, ông đã thực hiện hàng loạt cuộc gọi cho đội ngũ nhân viên tại đại hội để vạch ra một kế hoạch bất ngờ. Ông định rời Texas để bay tới Chicago.
Ông Johnson định vào hội nghị và công bố kế hoạch tái tranh cử.
Điều đó có thể làm thay đổi mạnh mẽ cuộc bầu cử tổng thống năm 1968. Các cố vấn của ông đã thề sẽ giữ bí mật, và thậm chí đệ nhất phu nhân Lady Bird còn không biết chồng đang định làm gì.
Theo các cuốn băng Nhà Trắng được giải mật, ông Johnson muốn Thị trưởng Daley cho biết có bao nhiêu đại biểu ủng hộ việc ông tái tranh cử. Ông Johnson chỉ muốn tham gia lại cuộc đua nếu Thị trưởng Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ sát cánh ủng hộ ông.
Họ cũng thảo luận liệu chiếc trực thăng Marine One của Tổng thống Johnson có thể hạ cánh xuống nóc khách sạn Hilton để tránh những người biểu tình phản đối chiến tranh hay không.
Thị trưởng Daley khẳng định với Johnson rằng có đủ số đại biểu sẽ ủng hộ việc ông tái tranh cử. Tuy nhiên, kế hoạch cuối cùng đã bị hủy bỏ sau khi Cơ quan Mật vụ cảnh báo tổng thống rằng họ không thể đảm bảo sự an toàn cho ông.
Theo Dantri
Washington Post có thể bán trụ sở Washington Post, công ty truyền thông quản lý tờ báo danh tiếng cùng tên, dự định bán trụ sở chính lâu năm tại trung tâm thủ đô Mỹ để trang trải các chi phí. Trụ sở báo Washington Post là địa điểm gắn với một phần lịch sử nước Mỹ. Ảnh: AP Nằm ở trung tâm của thủ đô nước Mỹ, tòa nhà...