6 vũ khí hủy diệt Trump có thể dùng ở Triều Tiên
Trump đang nắm trong tay những vũ khí chiến lược có sức mạnh khủng khiếp, có thể sẽ dùng tới nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.
Tuần trước, Mỹ ném “Mẹ của các loại bom” tiêu diệt 36 tên khủng bố IS ở biên giới Pakistan giáp Afghanistan. Quả bom dài 9 mét, nặng 10 tấn này là vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất thế giới hiện nay.
Đây là lần thứ 2 Trump khoe trương sức mạnh quân sự sau khi nã 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria. Trong tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên gia tăng, sau đây là 6 loại vũ khí hủy diệt mà tờ Daily Star cho rằng Trump sẽ sử dụng nếu có chiến tranh.
Vũ khí hạt nhân
Năm ngoái, Mỹ có 4.000 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng và 2.800 đầu đạn khác sẽ được tiêu hủy. Trump là người đứng đầu quân đội Mỹ nên ông có thể ra lệnh cho tên lửa hạt nhân rời bệ phóng chỉ sau 4 phút.
Sau lễ nhậm chức, Trump được cấp mã số hạt nhân cất trong vali tuyệt mật luôn mang theo người. Trong trường hợp cảm thấy bị đe dọa, Trump có thể gọi điện cho các cố vấn an ninh của mình và quyết định khai hỏa chỉ sau đó 4 giây. Tuy nhiên, khả năng này được cho là ít xảy ra, nếu Mỹ không bị
Tên lửa Tomahawk
Tên lửa Tomahawk Mỹ ném vào căn cứ không quân Syria tuần trước được phóng từ một tàu chiến ở Địa Trung Hải. Tên lửa này nổi tiếng về độ chính xác và khả năng giảm thiểu thương vong cho thường dân.
Mỹ đang tiếp tục phát triển tên lửa Tomahawk và gần như chắc chắn đây là tên lửa đầu tiên được lưa chọn trong một cuộc tấn công. Hải quân Mỹ đã chi 439 triệu USD để xây dựng một phần mềm cho phép tên lửa tấn công chính xác hơn các mục tiêu di động trên biển.
Tomahawk nặng 1,5 tấn, tốc độ 885 km/giờ và tầm hoạt động 1.300km. Loại vũ khí này từng được sử dụng ở Iraq và Libya.
Trực thăng AH-64 Apache
Được mệnh danh là một trong những loại vũ khí tốt nhất của bộ binh Mỹ, máy bay Apache là thứ vũ khí “không phải để đùa”. Trang bị tên lửa Hellfire, súng máy và cảm biến hiện đại, Apache trở thành “quái vật bầu trời” nhờ tốc độ cao, khả năng linh hoạt, chính xác và hỏa lực mạnh. Máy bay này gia nhập biên chế quân đội Mỹ năm 1986 và đã thể hiện được sự hiệu quả trên mọi chiến trường.
Các nhà sản xuất đang tìm cách chế tạo trực thăng chiến đấu mới im lặng hơn, nhanh hơn và tầm hoạt động xa hơn cả Apache. Hãng chế tạo Skorsky Boeing đã cho ra mắt máy bay SB-1 Defiant, được cho là thế hệ tiếp theo của trực thăng chiến đấu của quân đội Mỹ.
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia
Với chiều dài 100m và rộng 9m, tàu ngầm này là một trong những vũ khí thành công nhất sau thời Chiến tranh Lạnh. Sát thủ dưới mặt nước trang bị hệ thống phóng ngư lôi, tên lửa Tomahawk cũng như cảm biến siêu âm hiện đại.
Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường số lượng tàu ngầm tấn công lớp Virginia để đuổi kịp Nga và Trung Quốc trong cuộc chiến ngầm dưới đại dương.
Máy bay không người MQ-9
Video đang HOT
Các chuyên gia nói rằng Mỹ là nước đi đầu về máy bay không người lái, cả về thiết kế lẫn công nghệ. Từ máy bay tàng hình tới máy bay trinh sát không người lái, Mỹ đã thành công trong việc theo đuổi loại vũ khí hiệu quả này. Tuy nhiên, máy bay không người lái vẫn được xem là thủ phạm khiến nhiều thường dân bị thiệt mạng.
Từ thời chiến tranh Balkan năm 1990, Mỹ đã thay thế mẫu MQ-1 bằng MQ-9. Loại máy bay này có thể chở theo 4 tên lửa Hellfire. AGM-114 Hellfire là một tên lửa không đối đất, đất đối đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser được Mỹ sử dụng.
MQ-9 có thể bay với tốc độ 500 km/giờ và tầm xa 1.800 km.
Mẹ của các loại bom
Bom cháy “Mẹ của các loại bom” được thả ở Afghanistan cách đây mấy hôm đã tiêu diệt 36 phiến quân khủng bố IS. Loại bom này thiêu cháy tất cả những sinh vật sống trong bán kính 300 km từ tâm chấn.
Khi quả bom này tiếp đất, nó hút cạn không khí của mọi sinh vật và khiến phổi của người bị nổ tung. Sau đó, một đợt sóng lửa sẽ thiêu đốt toàn bộ những gì cản đường. Chuyên gia phân tích quân sự Rick Francona nhận định: “Tôi nghĩ rằng đây là vũ khí hạt nhân phiên bản thu gọn”.
Theo Danviet
10 vũ khí hủy diệt Nga-Mỹ sát phạt nhau nếu chiến tranh
Nếu Nga-Mỹ xảy ra đụng độ quân sự, người thua cuộc cuối cùng sẽ là nhân dân toàn thế giới.
Cuộc đối đầu của Nga-Mỹ sẽ là rất đẫm máu.
Nhiều nhà quan sát trên thế giới nhận định cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Nga-Mỹ đang căng thẳng không kém gì thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau khi Mỹ phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria, đồng minh của Nga, Iran. Loạt bài này sẽ điểm một số kịch bản có thể xảy ra nếu những cuộc đối đầu gay cấn dẫn đến bùng nổ chiến tranh.
Sau cuộc xung đột ở Ukraine, khủng hoảng Syria, Mỹ cáo buộc Nga hack bầu cử tổng thống Mỹ thì giờ đây, quan hệ Moscow-Washington đang tiếp tục xấu đi. Tờ National Interest của Mỹ nhận định bối cảnh hiện nay tệ không kém gì những ngày đen tối nhất thời kì Chiến tranh Lạnh.
Khu vực châu Âu cũng chứng kiến những động thái gây căng thẳng của hai cường quốc khi Nga liên tục dồn quân sát biên giới hoặc tập trận quy mô lớn. Ngược lại, các quốc gia thành viên NATO cũng điều tăng hạng nặng và quân đội tới các vùng giáp biên.
Kịch bản tồi tệ nhất Nga-Mỹ đánh nhau sẽ là điều không ai muốn. Tác giả Dave Majumdar của tờ National Interest đăng tải bài viết đáng chú ý về vũ khí hủy diệt Nga-Mỹ sẽ sử dụng trong một cuộc đại chiến thực sự.
Nước Nga ngày nay không phải là Liên Xô nhưng vẫn sở hữu kho vũ khí chiến thuật và chiến lược rất đáng gờm. Nga vẫn có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân theo một học thuyết mà nước này gọi là "phi leo thang hóa quân sự".
Sau đây là 5 loại vũ khí "hàng khủng" của Nga mà Mỹ phải cẩn trọng:
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35
Sukhoi Su-35 đến nay vẫn là máy bay chiến đấu tốt nhất của Nga được sản xuất. Đây là biến thể của Su-27 từ thời Liên Xô với khả năng bay cao, nhanh và mang theo nhiều vũ khí. Kết hợp cùng hệ thống tác chiến hiện đại, Su-35 trở thành "con ngáo ộp" với bất kì máy bay nào cùng loại của Mỹ. Ngoại lệ duy nhất có lẽ là chiếc Lockheed Martin F-22.
Lợi thế lớn nhất của Su-35 là tốc độ cao và khả năng điều khiển linh hoạt, cho phép nó tấn công đối phương bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó đáng chú ý là tên lửa không-đối-không hạng nặng. Trong khi không chiến, Su-35 có thể bắn tên lửa ở vận tốc siêu âm Mach 1,5 (khoảng 1.800 km/giờ) ở độ cao 14 km.
Tàu ngầm lớp Amur
Tàu ngầm hạt nhân gắn tên lửa đạn đạo như lớp Borei và Severodvinsk của Nga sẽ không bao giờ được xuất khẩu vì uy lực quá khủng khiếp của nó. Duy chỉ có phiên bản tàu ngầm tấn công lớp Amur chạy điện-diesel là được Nga bán.
Tàu ngầm chạy điện-diesel không mạnh mẽ như tàu ngầm hạt nhân nhưng chúng lại đặc biệt im lặng và là nguy hiểm lớn với tàu tấn công mặt nước. Tàu ngầm loại này phát huy tác dụng rất tốt ở vùng biển gần bờ. Thậm chí, tàu điện-diesel loại cũ vẫn là mối nguy hiểm với hải quân bất kì quốc gia nào.
Năm 2007, tàu ngầm đời cũ lớp Tống mà Trung Quốc mua lại từ Nga tiến sát khu trục hạm USS Kitty Hawk mà không hề bị phát hiện. Tàu ngầm lớp Kilo hay Amur đời mới thậm chí còn im lặng hơn và ưu việt hơn tàu ngầm đời cũ của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Amur là tàu đơn khoang, có hệ thống đẩy độc lập nên giúp tàu ở dưới nước lâu hơn và im lặng hơn. Tàu trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và di chuyển với vận tốc tối đa 20 knot (khoảng 37km/giờ). Tàu ở dưới nước liên tục 45 ngày không cần lên bờ.
Xe tăng chủ lực T-90
Xe tăng T-90 là loại tăng chiến trường tối tân nhất hiện nay của quân đội Nga và được nâng cấp từ phiên bản T-72 huyền thoại. Ưu điểm của T-90 là chi phí sản xuất rất rẻ so với xe tăng cùng loại của châu Âu như Leopard 2 hay M1A2 Abrams. T-90 có vũ khí, cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và khung sườn vững chãi. Nó còn có giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và giáp ma trận bằng composite.
Nga hiện nay có khoảng 1.000 xe tăng T-90 và đủ sức tham chiến nếu một cuộc chiến tăng đẫm máu xảy ra. Nga khẳng định T-90 là mẫu tăng bán chạy nhất thế giới nhưng tới năm 2011 đã ngừng bán để chuyển qua sản xuất tăng Armata đời mới. Tăng Armata được cho là ưu việt gấp nhiều lần T-90.
Tên lửa chống hạm P-800 (BrahMos)
Tên lửa siêu âm chống hạm P-800 được Liên Xô phát triển và sau đó cùng với Ấn Độ cho ra đời tên lửa BrahMos. Mục đích chính của tên lửa tốc độ Mach 3 (khoảng 3.600 km/giờ) này là chống hạm nhưng vẫn có thể dùng vào tấn công mặt đất. Tên lửa này có tầm bắn 300km và vượt xa tầm bắn của tên lửa Harpoon cùng loại của Mỹ.
Theo Hải quân Mỹ, tên P-800 là một vũ khí chống hạm đặc biệt nguy hiểm. Thông tin chi tiết không được công bố nhưng Hải quân Mỹ nói rằng việc bắn hạ tên lửa này đang gặp rất nhiều khó khăn với các hệ thống phòng thủ hiện có. Đội tàu chiến hùng hậu nhất thế giới của Mỹ sẽ dễ trở thành "miếng mồi ngon" cho tên lửa siêu âm P-800. Tàu khu trục đời mới Đô đốc Gorshkov sẽ được gắn tên lửa này.
Ngư lôi tự động 53-65
Dù tên lửa chống hạm nhận được nhiều sự quan tâm nhưng với lực lượng tàu mặt nước Mỹ, ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nga cũng đáng ngại không kém. Một trong những vũ khí bắn dưới nước nguy hiểm nhất của Nga chính là ngư lôi tự động.
Ngư lôi tự động có cảm biến phát hiện được các rung động mặt nước khi tàu thuyền đi qua và bám theo cho tới khi tiêu diệt mục tiêu. Mỹ từng thử nhiều biện pháp khác nhau như bẫy nhử Nixie nhưng không thành công. Ngư lôi 53-65 mạnh tới mức chỉ cần đánh trúng mục tiêu, tàu mặt nước của Mỹ gần như cầm chắc cái chết. Mỹ hiện nay có hệ thống ngư lôi chống ngư lôi (ATT) gắn trên tàu USS George Bush nhưng không biết hiệu quả tới đâu.
Với Mỹ, học thuyết quân sự được ưu tiên là phát triển vũ khí cực kì tối tân để đánh bại kẻ địch. Sau đây là 5 loại vũ khí hiện đại nhất của quân Mỹ:
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio
Xương sống của lực lượng đánh chặn Mỹ chính là tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Ohio với năng lực hạt nhân vượt trội. 3 chân kiềng răn đe hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay ném bom và tàu ngầm hạt nhân. 14 tàu ngầm lớp Ohio thực sự nắm trong tay "khả năng răn đe hạt nhân và sống sót đáng kinh ngạc". Tàu ngầm này có thể hoạt động 77 ngày liên tục dưới biển.
Tàu ngầm lớp Ohio dài khoảng 150 mét, rộng 12 mét và nặng tới 18.750 tấn. Tàu sử dụng một lò phản ứng và có động cơ đẩy khoang đơn, giúp tàu di chuyển với vận tốc 46 km/giờ ở độ sâu 240m.
Tàu ngầm lớp Ohio mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo Trident II D-5 và 4 ống phóng ngư lôi MK48. Tên lửa Trident của tàu có thể bay hoạt động trong phạm vi 7.300 km và trang bị hệ thống định vị GPS đời mới cho phép sai số khi tấn công chỉ là 90-120m. Tên lửa đạn đạo Trident II được trang bị công nghệ đa đầu đạn giúp chúng gắn được tối đa 8 đầu nổ. Do đó, tàu ngầm lớp Ohio có thể chở theo 192 đầu đạn hạt nhân và khai hỏa cùng lúc.
Máy bay ném bom tàng hình B-2
Khi căng thẳng ở Ukraine gia tăng năm 2011, quân Mỹ cử hai chiếc máy bay ném bom B-2 tới châu Âu trong một nhiệm vụ ngắn hạn. Dù Mỹ nói rằng đây chỉ là hoạt động diễn tập với liên quân châu Âu nhưng rõ ràng, thông điệp gửi tới Nga là không thể nhầm lẫn.
Máy bay B-2 là sự kết hợp của rất nhiều cái nhất trong công nghệ, đáng chú ý là "khả năng quan sát tối đa với ưu thế vượt trội về khí động học và kho vũ khí cực lớn" so với máy bay huyền thoại B-52 tiền nhiệm.
Khả năng quan sát tầm thấp và tàng hình của B-2 là rất hữu dụng trước hệ thống lưới lửa phòng không ưu việt của Nga. Máy bay này trang bị cảm hiện hồng ngoại, âm thanh, điện từ, hình ảnh và radar giúp nó vượt qua mọi hệ thống phòng không "như chốn không người".
Máy bay B-2 có thể chở được lượng nhiên liệu lên tới 75 tấn giúp nó bay liên tục 8.600 km, theo tập đoàn chế tạo Northrop Grumman. Máy bay này có thể bay cao 15.000 km và trang bị hệ thống thông tin để nhận lệnh trực tiếp từ tổng thống Mỹ dù ở giữa tâm chấn một vụ nổ hạt nhân.
B-2 chở theo 20 tấn vũ khí gồm truyền thống và hạt nhân, đáng chú ý là bom GBU-57. Đây là loại bom có thể khoan sâu 60m rồi mới phát nổ. Điều này đồng nghĩa mọi vũ khí giấu dưới đất đều sẽ "lộ thiên" trong tầm công phá của B-2.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor
Chiếc F-22 kết hợp công nghệ tàng hình và khả năng siêu âm, dễ điều khiển, động cơ kép và tầm hoạt động dài. Máy bay này được dùng để thay thế mẫu F-15 huyền thoại nhưng được tăng thêm nhiều kĩ năng chiến thuật ưu việt. F-22 có thể tấn công trên không và trên mặt đất rất hiệu quả. Ngoài ra, nó có thể dùng vào mục đích thu thập tin tức tình báo, do thám và tấn công điện tử.
Khả năng tàng hình của F-22 giúp nó tăng cơ hội sống sót và vận tốc máy bay 1.800 km/giờ cũng là ưu thế trước các thiết bị cùng loại của Nga. Hệ thống điện tử của F-22 giúp máy bay có thể "nhìn, bắn, giết" chỉ trong "một nốt nhạc". Chiến đấu cơ này vượt ngoài tầm quan sát và radar của mọi loại máy bay.
F-22 trang bị 6 tên lửa tầm trung không-đối-không AIM-120 và 2 tên lửa tầm nhiệt AIM-9. Tác giả Dave Majumdar đánh giá F-22 là đối thủ xứng tầm của Su-35 phía Nga.
Lá chắn phòng không
Mỹ có hệ thống phòng không bố trí ở nhiều khu vực, trong đó đáng kể là lưới lửa đặt ở NATO và hệ thống tự vệ mang tên GMD đặt trên chính đất Mỹ. Hệ thống GMD sử dụng vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến lược ở tầm trung và hiện nay Mỹ có khoảng 44 bệ đánh chặn đặt khắp đất nước.
Khi được khai hỏa, hệ thống đánh chặn sẽ nhận thông tin từ hệ thống kiểm soát hỏa lực mặt đất và tiếp cận, tiêu diệt mục tiêu đối phương. Công nghệ radar và vệ tinh giúp thông tin truyền tải luôn chuẩn xác và nhanh chóng, đảm bảo tên lửa Mỹ đánh chặn được mọi thiết bị.
Ở trên biển, Mỹ sử dụng hệ thống "mắt thần" Aegis và đang được đặt tại căn cứ Romania và Ba Lan. Hệ thống Aegis có thể ngăn chặn 55 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung cùng lúc. Tại Hàn Quốc, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tối tân, được mệnh danh là "bách phát bách trúng".
Đồng minh
Dù đây không được xem là một vũ khí nhưng mạng lưới toàn cầu của Mỹ giúp nước này có ưu thế hơn nếu phát động chiến tranh với Nga. Nếu đánh nhau ở châu Âu, NATO chắc chắn sẽ nhảy vào can thiệp và tham chiến.
Mạng lưới đồng minh rộng khắp giúp Mỹ có thể đặt các căn cứ quân sự, trải dài từ châu Âu, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc tới Philippines. Có thể nói, Mỹ đã bao vây Nga từ lâu. Các căn cứ này không chỉ tăng khả năng quân sự của Mỹ mà còn hạn chế tầm tấn công của Nga từ mọi phía.
_________________
Kịch bản trận chiến tăng đẫm máu giữa Nga-Mỹ sẽ thế nào trong bối cảnh hai bên đang sở hữu những tăng chủ lực mạnh nhất hành tinh? Đón đọc kì 3 "Mỹ chuẩn bị thế nào cho một cuộc chiến tăng đẫm máu với Nga".
Theo Danviet
Nữ nghi phạm giết Kim Jong-nam bị nôn mửa vi chất độc thần kinh VX Cảnh sát Malaysia vừa tiết lộ một trong 2 nữ nghi phạm giết hại ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc thần kinh VX khiến cô ta nôn mửa... Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar Trong một báo cáo sơ bộ về cuộc điều tra nguyên nhân cái chết của...