6 việc cần làm để giữ phổi khoẻ mạnh chống Covid-19 và ô nhiễm không khí
Ngoài những biến chứng phổi do virus Covid-19 gây ra thì ô nhiễm không khí gia tăng cũng là một vấn đề đe doạ cơ quan hô hấp quan trọng này của bạn. Dưới đây là 6 việc cần làm để giữ phổi khoẻ mạnh trong giai đoạn nhạy cảm này.
Là bộ phận quan trọng trong cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng, việc giữ phổi khỏe mạnh để chống lại virus Covid-19 và sự gia tăng của ô nhiễm không khí là điều cần thiết.
Phổi đóng vai trò là cơ quan trung chuyển và trao đổi khí bao gồm đưa oxy từ bên ngoài vào tĩnh mạch phổi và đưa CO2 từ động mạch của phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi cũng giúp cơ thể chuyển hóa một vài chất sinh hóa hay lọc chất độc hại có trong máu.
1. Tác động của ô nhiễm không khí và viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 lên sức khỏe của phổi
Thông thường những chất ô nhiễm trong không khí có các tác động tới cơ thể chúng ta theo những cách khác nhau chẳng hạn như mùi khói bụi, xăng dầu, rơm rạ đốt,… Nhưng nhìn chung thì tất cả đều có tác động tiêu cực tới phổi. Những phản ứng có thể thấy được là viêm và các mô phổi bị phá huỷ.
Đối với bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19 đang gây ra một làn sóng dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới, người bị nhiễm virus có thể gặp phải biến chứng phổi nghiêm trọng gây suy hô hấp và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời hoặc đã có tiền sử bệnh mãn tính trước đó.
Và tất nhiên việc đeo khẩu trang sẽ có ích, tuy nhiên thật khó để kiểm soát tất cả những gì bạn đã hít vào phổi ngay cả khi bạn ở nhà.
2. Các biện pháp giữ phổi khỏe mạnh
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn giữ phổi khỏe mạnh trong khi viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đang gây ra bao cơn lo lắng ngoài kia hay đơn giản chỉ là ô nhiễm không khí gia tăng.
2.1. Cần kiểm soát tốt những bệnh mãn tính
Tiến sĩ Micheal Niederman, một chuyên gia khoa Phổi ở NewYork cho biết, nhiễm trùng phổi thông thường sẽ phát triển dưới dạng biến chứng của một căn bệnh mãn tính nào đó mà người bệnh đang mắc phải.
Chẳng hạn như người bị suy tim sung huyết gây ra phù nề tim sẽ cảm thấy khó khăn trong việc bơm máu đủ để nuôi cơ thể thì có thể gặp biến chứng tích tụ chất lỏng ở phổi và nguy cơ bị viêm phổi do vi khuẩn.
Nếu có các bệnh mãn tính hãy kiểm soát tốt chúng (Ảnh: Internet)
Do vậy để giữ phổi khỏe mạnh, tốt nhất hãy kiểm soát bệnh mãn tính mà bạn đang mắc sao cho tốt để không bị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch cũng như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi. Nói cách khác, nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ giảm khi bạn kiểm soát tốt các bệnh mãn tính.
Ngoài ra, người có các bệnh nền mãn tính sẽ gặp nguy hiểm hơn nếu bị nhiễm Covid-19 so với nhóm bình thường khác.
2.2. Tiêm vaccine ngừa cúm
Thực tế thì Covid-19 hiện nay chưa có một vaccine chính thống được công nhận, tuy nhiên việc tiêm vaccine ngừa cúm có thể có ích trong việc sàng lọc các bệnh có triệu chứng tương tự như người bị Covid-19 có thể gặp như sốt, khó thở,…
Tiêm phòng vaccine ngừa cúm giúp chống lại một số vi khuẩn gây viêm phổi (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Ngoài ra, tiêm vaccine phòng cúm được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ (viết tắt là CDC) khuyến cáo nên tiêm cả ở trẻ và người trưởng thành. Theo CDC thì một số loại vaccine phòng cúm có thể giúp bạn chống lại một số loại vi khuẩn gây viêm phổi như:
- Đối với người trên 65 tuổi hay bất kỳ đối tượng nào từ 2 tuổi trở lên bị mắc bệnh tiềm ẩn có thể sẽ tăng nguy cơ bị bệnh phế cầu khuẩn nên để giữ phổi khỏe mạnh bạn nên tiêm vaccine polysacaride phế cầu khuẩn (PPSV23 hoặc Pneumovax).
- Vaccine kết hợp phế cầu khuẩn (PCV13 hoặc Prevnar 13) được khuyến khích nên tiêm cho người từ 19 đến 64 tuổi với những tình trạng bị suy giảm hệ miễn dịch. Còn với người từ 65 tuổi trở lên nếu như không bị suy giảm hệ miễn dịch và chưa từng tiêm qua vaccine PCV13 thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn thêm.
2.3. Giữ phổi khỏe mạnh nhờ chế độ ăn
Rau và trái cây
Một nguyên tắc giúp giữ phổi khỏe mạnh là nhờ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau và trái cây. Không chỉ tốt cho phổi, chế độ ăn này cũng tốt cho đường ruột và tim mạch.
Nghệ
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nghệ vào chế độ ăn của bạn. Nghệ là một gia vị có chứa nhiều hợp chất curcumin có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống đỡ lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giữ phổi khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu bạn đang bị các bệnh đặc biệt hay đang được chỉ định dùng thuốc làm loãng máu thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên ăn nghệ hay không.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sắc tố vàng của curcumin trong nghệ cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ung thư phổi.
2.4. Dành thời gian để hít thở không khí bên ngoài
Hít thở không khí sạch giúp phổi được thanh lọc và đây cũng là một cách giữ phổi khỏe mạnh mà bạn cần nhớ, đặc biệt là những người trưởng thành sống trong khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao.
Hít thở sâu giúp phổi lấy oxy và năng lượng đưa tới các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, điều này cũng giúp thải ra khí CO2.
2.5. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn cũng cần thiết như việc hít thở. Một người trưởng thành sức khỏe bình thường nên có các hoạt động thể dục thể chất từ 150 phút (cường độ vừa phải) cho tới 75 phút cường độ mạnh hàng tuần.
Nói cách khác, khi tập thể dục, phổi của bạn cũng sẽ liên tục tạo ra quá trình trao đổi khí. Ngay cả khi bạn cảm thấy bị hút hơi sau khi tập xong, nhưng đây không phải là khó thở.
Tập yoga
Những bài tập hít thở giúp giữ phổi khỏe mạnh có thể kể đến như yoga. Với yoga, Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc thí nghiệm dựa trên 43 bệnh nhân từng bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) theo mức độ từ trung bình tới bệnh nặng và can thiệp phân loại.
Bài tập thở yoga giúp người bệnh phổi cảm thấy thoải mái hơn (Ảnh: Internet)
Phân loại bao gồm một nhóm tập 12 tuần với bài tập thở yoga đồng thời học kiểm soát COPD và một nhóm chỉ được học cách kiểm soát COPD. Kết quả cho thấy nhóm được tập thở yoga có sự cải thiện đáng kể hơn khi vượt qua bài test sức bền đi bộ 6 phút.
Các bài tập hít thở sâu
Nếu như bạn chưa biết cách hít thở sâu như thế nào thì bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây. Hít thở sâu giúp giữ phổi khỏe mạnh hơn, có tác động tốt tới những người đang bị bệnh phổi hay các bệnh hô hấp khác.
- Thở bằng môi
Hãy cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra một cách từ từ qua môi mím lại. Lưu ý là lúc thở ra thời gian nên dài hơn khi bạn hít vào từ 2-3 lần.
- Thở bụng
Bạn có thể tập động tác này khi nằm trên giường hay trên thảm phẳng. Hãy đặt một tay lên trên ngực còn tay kia để ở dưới lồng ngực. Sau đó hít vào bằng mũi, cảm nhận thấy bụng phồng lên rồi siết chặt cơ bụng lại và thở ra từ từ qua môi mím lại.
2.6. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
Không khó để có thể tìm thấy những khuyến cáo về việc virus Covid-19 có thể tồn tại nhiều giờ trên các bề mặt. Do vậy hãy loại bỏ nguy cơ này bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.
Ngoài ra thì việc loại bỏ các mạt bụi, nấm mốc có thể giúp hệ hô hấp của bạn hít thở không khí trong lành hơn, loại bỏ nguy cơ nhiễm nấm hay dị ứng.
5 sự thật về bệnh ung thư hơn 20.000 người Việt mắc mỗi năm
Mỗi năm, Việt Nam có thêm hơn 20.000 người mắc ung thư phổi, đây cũng là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
1. Mỗi năm nước ta có hơn 20.000 người mắc ung thư phổi
Thông tin từ Bệnh viện K, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Một trong những nguyên nhân chính khiến ung thư phổi trở thành vấn đề y tế nhức nhối của Việt Nam là vì nước ta có tỉ lệ hút thuốc lá ở mức báo động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% nam giới và 1,8% nữ giới. Ngoài ra, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam cũng rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm tại nơi làm việc.
2. Nguyên nhân mắc ung thư phổi là sự kết hợp của nhiều yếu tố
Mặc dù hút thuốc lá là tác nhân liên quan đến 80% các trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu, nhưng ung thư phổi trong cộng đồng người không hút thuốc cũng xếp thứ 6 trong những cái chết về ung thư.
Có nhiều nguyên nhân khiến người không hút thuốc mắc ung thư phổi, ví dụ như:
- Phơi nhiễm với khí radon phát ra từ đất hoặc vật liệu xây dựng.
- Phơi nhiễm với khí thải nhiên liệu hóa thạch, amiăng hoặc các hóa chất công nghiệp.
- Hút thuốc lá gián tiếp.
- Ô nhiễm không khí.
Theo các chuyên gia, mặc dù những nhân tốt này đều có thể tự mình gây ung thư thư phổi, nhưng các ca bệnh thường là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nhân tố.
Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Mỹ, nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hút thuốc sẽ tăng lên rất nhiều nếu họ đồng thời phơi nhiễm với khí radon. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc và phơi nhiễm amiăng cũng dẫn đến hệ quả này.
3. Gen có vai trò trong nguy cơ khởi phát ung thư phổi
Không chỉ tác động từ môi trường bên ngoài, các nhà khoa học còn khám phá ra một lý do ngay bên trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đó là gen.
Theo đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics đã xác định 3 kiểu gen (2 kiểu gen trên nhiễm sắc thể số 6 và 1 kiểu gen trên nhiễm sắc thể số 10) có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ở những phụ nữ châu Á không hút thuốc.
Ngược lại, một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Cancer phát hiện, kiểu gen NFKB1 có khả năng làm giảm 21-44% nguy cơ khởi phát ung thư phổi. Theo giải thích của nhóm tác giả, loại protein được tổng hợp dựa trên gen này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm cũng như đáp ứng miễn dịch, bằng cách điều hòa biểu hiện gen, sự chết tế bào và sản sinh tế bào. Trong khi đó, phản ứng viêm quá mức từ lâu đã được xác định là mầm mống của ung thư.
4. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, chụp CT sẽ là công nghệ tầm soát ung thư phổi hiệu quả
Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, chìa khóa để chống lại ung thư phổi chính là phát hiện nó ở giai đoạn sớm nhất, cũng là lúc việc điều trị có hiệu quả nhất.
Thống kê đã chỉ ra rằng, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chưa di căn có thể lên đến 80-90%. Tuy nhiên, con số này lại giảm xuống chỉ còn 2% trong trường hợp phát hiện bệnh sau khi khối u đã di căn sang phần khác của cơ thể.
Bản thân chính bệnh nhân lại rất khó nhận ra khối u mà mình mang trong người, bởi ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu cảnh báo thường khá mờ nhạt và không điển hình.
Do đó, khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kì là cách tốt nhất để giúp bạn đối phó với căn bệnh này. Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp là sự sự lựa chọn hàng đầu khi muốn phát hiện sớm ung thư phổi. Các tổ chức y tế đã thống kê được rằng, những người đã hoặc đang nghiện thuốc nặng có thể giảm 20% nguy cơ tử vong vì ung thư phổi, nếu tập thói quen định kì chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp, so với những người chỉ tầm soát bằng chụp X-quang ngực.
5. Có thể cắt bỏ ung thư phổi với vết rạch chỉ 4 cm
Các khối u phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể phẫu thuật cắt bỏ, giúp điều trị hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, chúng ta đã có thể thực hiện việc này thông qua công nghệ mổ nội soi với khả năng hạn chế tối đa xâm lấn.
Phẫu thuật nội soi ngực có video hỗ trợ (VATS) là công nghệ phẫu thuật tiên tiến hàng đầu cho các bệnh lý ở lồng ngực và phổi. Thay vì những vết mổ dài trong phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi chỉ để lại những vết mổ rất nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. VATS sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là ống soi lồng ngực (thoracoscope). Đó là một ống mỏng có đèn chiếu sáng ở một đầu để đưa vào trong lồng ngực người bệnh. Nó có nhiệm vụ truyền hình ảnh về một thị kính hoặc màn hình video để giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ bên trong lồng ngực.
VATS có rất nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ truyền thống. Trước hết, đường mổ rất nhỏ (4-6 cm), không gây xâm lấn hay tổn thương nhiều đến các tổ chức, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Tuy nhiên, ưu điểm quan trọng nhất là tiếp cận được những chỗ rất sâu mà mổ mở không tới được, ít tổn thương tổ chức lành và có thể làm rất tỉ mỉ, giúp giải quyết bệnh một cách triệt để.
Tập thể dục đẩy lùi tác hại của ô nhiễm không khí đối với huyết áp ó là phát hiện của các chuyên gia tại ại học Hong Kong - Trung Quốc trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Lợi ích của hoạt động thể chất trước tình trạng ô nhiễm không khí là một mối quan tâm lớn, bởi hơn 91% dân số toàn cầu hiện sống ở những...