6 tỷ phú Dola Việt Nam: Vua thép Trần Đình Long 1,5 tỷ…nợ ai 2 tỷ?
Dù giá trị tài sản ròng của tỷ phú Trần Đình Long tăng thêm 500 triệu USD sau 5 tháng nhưng Tập đoàn Hòa Phát của ông đang có số nợ vay khoảng 2 tỷ USD.
Theo thống kê mới nhất của Forbes, nhóm tỷ phú đô la Việt Nam tăng từ 4 lên 6 thành viên, tổng tài sản ròng đạt 14,8 tỷ USD. Trong đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cán mốc 6,6 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD trong nửa năm, tiếp tục dẫn đầu danh sách tỷ phú Việt Nam.
Thị giá MSN tăng mạnh cũng giúp tài sản của Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cùng tăng mạnh. Hiện giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang được Forbes định giá ở mức 1,4 tỷ USD còn ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu 1,6 tỷ USD.
Trong khi đó, tài sản của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có mức tăng khiêm tốn hơn – 100 triệu USD so với hồi tháng 4. Giá trị tài sản của CEO Vietjet hiện tại là 2,2 tỷ USD. khối tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trần Bá Dương không biến động, giữ nguyên ở mức 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cũng thăng tiến trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Tương tự Chủ tịch Masan, ông Long không có tên khi danh sách tỷ phú thế giới 2020 được công bố đầu tháng 4 nhưng trở lại nhóm những cá nhân sở hữu tài sản tỷ USD vào cuối tháng 5 khi thị giá HPG bắt đầu phục hồi. Hiện tại, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Trần Đình Long là 1,5 tỷ USD, tăng thêm 500 triệu USD sau 5 tháng.
Tỷ phú Trần Đình Long. Ảnh: HPG.
Thời gian qua, Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long gây nhiều chú ý khi bất chấp đại dịch COVID-19, lũy kế 9 tháng năm 2020 đạt doanh thu 65.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, tăng 40% và 56% so với cùng kỳ năm trước.
Trong phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu của tỷ phú Trần Đình Long tăng mạnh. Cụ thể, cổ phiếu HPG đứng đầu nhóm cổ phiếu có lượng giao dịch lớn nhất với hơn 25,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Chốt phiên, HPG tăng 1,95% lên mốc 31.400 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 của CTCP Tập đoàn Hoà Phát, sản xuất và kinh doanh thép, lĩnh vực trọng tâm của doanh nghiệp mang về 32.019 tỷ đồng doanh thu thuần, cao hơn 47% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế 5.038 tỷ đồng, tăng 47%.
Tính chung, doanh thu thuần quý 3 đạt 24.685 tỷ đồng, tăng 63%. Lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tổng vay nợ của tập đoàn tăng thêm 8.572 tỷ trong 9 tháng đầu năm, từ 36.680 tỷ lên 45.252 tỷ (hơn 2 tỷ USD), trong đó vay ngắn hạn gần 24.000 tỷ, vay dài hạn 21.255 tỷ.
Có khả năng khoản vay nợ này chưa được giải ngân, khoản tiền gửi ngân hàng của Hoà Phát đang để dưới dạng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng từ 1.374 tỷ đầu năm lên 8.790 tỷ tại thời điểm cuối quý 3.
Nữ đại gia thay chồng làm chủ tịch, Hòa Phát lãi đậm
Nữ đại gia thủy sản Chu Thị Bình thay chồng làm chủ tịch; ông chủ Hòa Phát kiếm đậm nhờ thịt lợn... là tin tức nổi bật trong tuần.
Đại gia thủy sản thay chồng làm chủ tịch
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa thay đổi vị trí lãnh đạo để đáp ứng quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm tổng giám đốc tại một công ty đại chúng (có hiệu lực từ ngày 1/8).
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông báo bổ nhiệm bà Chu Thị Bình làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/8 thay chồng là ông Lê Văn Quang. Sau khi thôi chức chủ tịch, ông Quang sẽ giữ chức vụ duy nhất là Tổng giám đốc Minh Phú, đồng thời là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Nữ đại gia thủy sản Chu Thị Bình
Ông Lê Văn Quang sáng lập doanh nghiệp tư nhân Minh Phú vào năm 1992 và luôn giữ vị trí điều hành cao nhất tại công ty. Năm 2006, Minh Phú chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần. Ông Quang kiêm nhiệm chức chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc suốt 14 năm qua. Trước khi được bổ nhiệm làm chủ tịch, bà Chu Thị Bình là thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc Minh Phú.
Bà Chu Thị Bình sinh năm 1964, hiện là cổ đông lớn nhất của Minh Phú với 17,5% cổ phần. Bà là khách hàng từng mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vì nguyên Phó giám đốc chi nhánh TP.HCM làm giả giấy tờ để rút tiền.
Tập đoàn của bầu Đức bị phạt vì khai sai
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức bị xử phạt và truy thu gần 822,5 triệu đồng do liên tục khai sai thuế trong nhiều năm liền.
Theo đó, tập đoàn do ông Đoàn Nguyên Đức lãnh đạo đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính là: Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp năm 2019; Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2017, 2018, 2019; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp năm 2017, 2018 và khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp trong niên độ kế toán từ năm 2017 đến năm 2019.
Mặc dù trong năm 2019, hành vi khai sai không dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp nhưng theo xác định của cơ quan thuế thì đơn vị lại có tình tiết tăng nặng là "vi phạm nhiều lần", không có tình tiết giảm nhẹ.
Do đó, HAGL bị xử phạt hành chính tổng số tiền 120,57 triệu đồng, trong đó, với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thuế thuế GTGT phải nộp năm 2019 và khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp năm 2018, 2019 là 6,72 triệu đồng.
Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp và thiếu thuế TNCN phải nộp bị phạt tiền lần lượt là 99,65 triệu đồng và 14,2 triệu đồng.
Song song với đó, HAGL chính thức bị truy thu 566,26 triệu đồng tiền thuế, trong đó chủ yếu là truy thu thuế GTGT (495,28 triệu đồng) và phải nộp 135,63 triệu đồng tiền chậm nộp.
Như vậy, tổng cộng tập đoàn của bầu Đức bị xử phạt và truy thu gần 822,5 triệu đồng.
Tỷ phú Phương Thảo thêm tin vui
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (HDB) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế bán niên đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của HDBank chỉ ở mức 1,1% và ngân hàng tăng trích lập dự phòng để tất toán trước hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC.
HDBank là một trong số hơn 20 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm. Trong nhóm này có rất nhiều gương mặt là ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, VPBank, MBBank, SHB,...
Cũng như HDBank, BIDV và MBBank là các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ bất chấp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. MBBank ghi nhận lợi nhuận quý II tăng 18% so với cùng kỳ, trong khi BIDV tăng trưởng hơn 22%.
Ông chủ Hòa Phát kiếm đậm nhờ thịt lợn
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận lợi nhuận 6 tháng tăng 31% lên hơn 5 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp này chiếm thị phần số 1 trong ngành thép, trong khi gặp thuận lợi trong mảng nông nghiệp nhờ giá thịt lợn tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy quý II/2020, mảng nông nghiệp đem về cho tập đoàn này tới 387 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trước đó, trong quý I, mức lợi nhuận đem về lên tới 517 tỷ đồng.
Do doanh thu nội bộ là không đáng kể nên có thể tính toán được rằng, lợi nhuận trước thuế mảng nông nghiệp của Hòa Phát lên đến 900 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Cùng kỳ năm ngoái, mức lợi nhuận trước thuế ghi nhận chỉ khoảng 120 tỷ đồng. Mức tăng đột biến của năm nay một phần nhờ vào diễn biến rất thuận lợi trên thị trường thịt lợn.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Hòa Phát đạt mức trên 112.600 tỷ đồng, được hình thành từ khoảng 52.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 60.000 tỷ đồng nợ phải trả (trong đó, nợ vay ở mức trên 42.000 tỷ đồng).
Hòa Phát sắp phát hành thêm hơn 552 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2019 Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019. Tập đoàn Hòa Phát sẽ chi trả cổ tức năm 2019 với tổng tỷ lệ là 25%. Trước đó, ĐHCĐ Hòa Phát đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 với tổng tỷ...