6 tuần lễ cực kỳ quan trọng của sản phụ
Trong giai đoạn hậu sản – khoảng thời gian 6 tuần lễ sau sinh, cơ thể người phụ nữ còn yếu vì chịu rất nhiều thay đổi lớn sau khi sinh con…
Hiện nay, do vấn đề quá tải ở các bệnh viện phụ sản, hầu hết các sản phụ được cho xuất viện sớm, có trường hợp phải xuất viện sau 12-18 giờ đối với trường hợp sanh thường. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, kể từ khi xuất viện về nhà, những thông tin sau sẽ rất có ích cho bạn để đảm bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh.
1. Đừng lo những cơn đau ở tử cung
Ngay sau sinh, tử cung co nhỏ lại thành 1 khối cầu an toàn giúp hạn chế mất máu sau sinh. Do đó, bạn đừng lo, nhưng cơn đau này là dấu hiệu đáng mừng và chúng sẽ giảm đi trong những ngày kế tiếp. Tử cung co thắt càng nhanh, càng mạnh bao nhiêu, thì bạn càng ít có khả năng xuất huyết và nhanh trở lại kích cỡ như lúc chưa mang thai.
Ngay sau sinh, tử cung co nhỏ lại thành 1 khối cầu an toàn giúp hạn chế mất máu sau sinh.(ảnh minh họa)
Biện pháp giúp co hồi tử cung tốt: Cho bú mẹ sớm, theo các chuyên gia, các hoóc-môn chịu trách nhiệm điều tiết sữa oxytocin có thể làm co thắt tử cung và giúp thu nhỏ bộ phận này, Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp tử cung ngoài thành bụng ở phần bụng dưới và sử dụng thuốc co hồi tử cung trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
2. Sản dịch
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch, niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Do vậy, việc giữ vệ sinh sau sinh là hết sức quan trọng.
Sản dịch bình thường có mùi tanh nồng, nếu bị nhiễm trùng hậu sản, sản dịch sẽ có mùi hôi, có thể lẫn mủ.
Trong 2-3 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ sẫm, sau đó loãng hơn, lờ lờ như máu cá. Từ ngày 8-12 sản dịch ít dần đi và có màu hồng nhạt.
Lời khuyên dành cho sản phụ là tránh ngồi hay nằm bắt chéo chân để sản dịch thoát ra ngoài dễ dàng. Cần vận động càng sớm càng tốt dù sanh thường hay mổ lấy thai, vệ sinh vùng dưới thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc ấm. Sau khi sinh 2-3 ngày, sản phụ có thể tắm gội bằng nước ấm.
Video đang HOT
3. Tiết sữa và cho con bú
Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần. Khoảng ngày thứ 3 sau sinh sẽ có hiện tượng lên sữa, người mẹ cảm nhận được toàn bộ vú căng tức, có thể đau nhẹ, thường không kèm theo sốt. Tình trạng căng sữa thường kéo dài 24-48 giờ.
Muốn sữa xuống nhanh, các bà mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt (có thể 30 phút sau sinh) dù lúc này bầu vú đang rất mềm hoặc chưa có sữa hoặc có sữa ít. Động tác mút ti của trẻ sẽ kích thích các tuyến sữa xuống nhanh hơn.
Vú cần được lau sạch trước khi cho bé bú, nên cho bé bú hết 1 bên vú rồi mới đổi bên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, người mẹ cần phải mặc áo ngực rộng rãi để tránh cho tuyến vú bị chèn ép.
Muốn sữa xuống nhanh, các bà mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt (có thể 30 phút sau sinh) dù lúc này bầu vú đang rất mềm hoặc chưa có sữa hoặc có sữa ít. (ảnh minh họa)
Y học đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên thế giới và đưa ra kết luận rằng đa số các bà mẹ đều đủ sữa cho con nếu biết cách cho bú đúng. Số lượng tế bào tiết sữa trong bầu ngực của các bà mẹ là khoảng 2 triệu tế bào. Khi cho con bú nhiều và bú cạn, nhất là bú đêm, sữa mẹ sẽ được tạo ra liên tục để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ngoài vấn đề dinh dưỡng thì yếu tố tâm lý rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vấn đề tiết sữa. Do đó các bà mẹ đừng quá lo lắng, hãy tự tin là mình có đủ sữa nuôi con
4. Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp các mẹ mau phục hồi sức khỏe
Sau khi sinh là thời điểm người mẹ thiếu nhiều chất nhất bởi cơ thể bị mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và vượt cạn. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng cần tăng thêm về số lượng và chất lượng. Chú ý lượng protein và can-xi, cần cân đối giữa protein có nguồn gốc động vật (trứng, thịt, cá, sữa….) và nguồn gốc thực vật (đậu hủ, đậu nành..). Can-xi có nhiều trong sữa, sữa chua và các loại hải sản (tôm, cua…)
- Ngoài ra, cần bổ sung sắt vì trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ mất nhiều máu. Ít nhất là 6 tuần sau khi sinh.
- Đừng quên uống nhiều nước (1.5-2 lít/ngày) vì nước là thành phần chính tạo sữa cho con bú. Cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ vitamin cho con qua đường sữa là sản phụ nên ăn trái cây và rau xanh vừa phòng tránh được táo bón. Nên ăn những loại trái cây có vị ngọt và lành tính như: chuối, đu đủ, nho…, chú ý kiêng những thực phẩm có vị tanh, tính hàn.
- Tránh những tập quán sai lầm trước đây như :
Chỉ ăn món khô như thịt, cá kho: Sự thật là theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, sản phụ sau sinh cần ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin mời đảm bảo phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con bú.
Không tắm rửa 1 tháng sau sinh vì sợ “trúng nước”: Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì phụ nữsau khi sinh thường ra mồ hôi rất nhiều, nếu không tắm rửa sạch sẽ dễ mắc các bệnh về da.
Đừng quên uống nhiều nước (1.5-2 lít/ngày) vì nước là thành phần chính tạo sữa cho con bú.(ảnh minh họa)
Nằm than: Bạn có biết, khí thải từ than nóng rất có hại cho đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Chưa kể có rất nhiều trường hợp đáng tiếc trẻ bị bỏng do sơ suất của người lớn.
5. Những vấn đề nguy hiểm có thể gặp thời kỳ hậu sản
- Xuất huyết hậu sản: Sản phụ bị băng huyết sau sinh do tử cung bị đờ, không co hồi được, dẫn đến tình trạng xuất huyết nhiều.
- Khối máu tụ âm hộ, âm đạo: Biểu hiện là cảm giác đau nhiều ở vùng vết may kèm cảm giác mót khi đi đại tiện. Vùng tầng sinh môn cạnh vết may có khối máu tụ to bầm tím.
- Bí tiểu sau sinh: Sản phụ không tiểu được, tiểu khó.
- Nhiễm trùng hậu sản: Các triệu chứng nhận biết là: sốt, đau bụng nhiều, sản dịch hôi có mủ.
- Thay đổi tâm lý sau sinh: sản phụ chợt vui, chợt buồn, khóc không rõ lý do, lo âu dễ bị kích thích
- Nhiễm trùng vết mổ: đỏ, đau, sưng hay tiết dịch vết mổ.
Khi gặp một trong những vấn đề trên, sản phụ nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ khám và can thiệp kịp thời.
Theo motthegioi
Tăng huyết áp sau sinh có thể giết chết sản phụ
Chúng ta thường chỉ quen với các triệu chứng tiền sản giật khi mang thai, tuy nhiên 6 tuần sau sinh, tiền sản giật vẫn ảnh hưởng đến sản phụ và đôi khi gây thiệt mạng.
Hãy chú ý đo huyết áp của bạn sau khi sinh. Ảnh: drupal.in-cdn.net
Sarah Hughes, 38 tuổi, đang sống tại bang Philadelphia (Mỹ) đã có một thai kỳ thật dễ chịu và cô sinh đứa con thứ hai rất bình thường vào tháng 10/2010. Tuy nhiên chỉ 5 ngày sau sinh, cô đã gặp một triệu chứng kỳ lạ: "Tôi thức giấc trong cảm giác như bị một con voi đang dẫm lên ngực mình. Tôi cảm thấy chóng mặt và gần như không thở được".
Khi chồng cô gọi điện cho bác sĩ thì được khuyên phải đưa cô đến bệnh viên ngay lập tức. Huyết áp của cô lên đến 220/100 và da cô thì chuyển sang sẫm lại. Cô buộc phải thở bằng bình oxy vì nồng độ oxy trong máu của cô đã giảm xuống dưới mức 85%, trong khi của người bình thường là 95 đến 100%, và dưới 90% đã bị xem là thấp. Sau 6 giờ nằm ở phòng cấp cứu, Hughes được chuyển xuống phòng hậu sản với chẩn đoán tiền sản giật sau khi sinh, một hiện tượng cao huyết áp có thể đe dọa tính mạng, gây co giật, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Amy Keyishia, 47 tuổi, một nhà văn đang sống tại San Francisco cũng bị tiền sản giật sau khi sinh hai cô con gái, hiện đã 5 tuổi và 3 tuổi. Lần đầu tiên khi bác sĩ khám lại sau sinh, họ phát hiện cô bị cao huyết áp. Bác sĩ yêu cầu cô ở lại bệnh viện, và cũng yêu cầu cô sau này không được lái xe ở bất kỳ thời điểm nào để tránh nguy cơ đột quỵ. Sau đó, Keyishia đã cảnh báo các bà mẹ khác phải nhận thức được khả năng của tiền sản giật sau khi sinh trong một bài viết trên blog của mình: "Tiền sản giật sau sinh, nó có thể giết bạn": "Sinh con là tự nhiên và tuyệt vời, nhưng bạn có thể bị cao huyết áp mà không biết. Hãy kiểm tra xem huyết áp ở nhà hay tại bệnh viện, nhưng cần phải kiểm tra nó".
Còn Hughes hiện nay cũng là một tình nguyện viên của Quỹ Tiền sản giật (Mỹ), cô giúp mọi người nâng cao nhận thức về tình trạng này, tuy hiếm nhưng có thể lấy đi tính mạng của sản phụ. Cô viết về những trải nghiệm của mình và nói rằng cô rất sốc khi các cộng đồng y tế không thường xuyên thông báo cho sản phụ về các triệu chứng này trước khi họ được xuất viện.
Theo Quỹ Tiền sản giật, tăng huyết áp do mang thai, hay còn gọi là tiền sản giật, hoặc nhiễm độc thai nghén là một biến chứng khi mang thai với đặc trưng là huyết áp cao, phù nề do giữ nước, có đạm trong nước tiểu. Trung bình cứ 12 phụ nữ thì có 1 người mắc chứng bệnh này. Và trong số đó, có 5,7% sẽ phát triển thành tiền sản giật sau sinh, khiến 76.000 phụ nữ trên thế giới tử vong mỗi năm.
Eleni Tsigas, giám đốc điều hành tổ chức này nhận xét: "Tiền sản giật là một rối loạn tăng dần và nó sẽ không dừng lại một khi đã bắt đầu. Nếu bạn không điều trị để kìm nó lại thì nó sẽ trở nên ngày một tồi tệ hơn. Thông thường huyết áp cao sẽ được giải quyết sau khi sinh, nhưng tiền sản giật sau sinh, mặc dù hiếm hơn, vẫn có thể phát triển trong vòng 6 tuần sau sinh".
Các triệu chứng của tiền sản giật sau sinh bao gồm: cao huyết áp, đạm dư thừa trong nước tiểu, đau đầu nghiêm trọng, mắt mờ hay nổ đom đóm mắt, đau bụng trên - thường là phía dưới xương sườn bên phải, buồn nôn hoặc nôn mửa, giảm đi tiểu, và tăng cân đột ngột.
Theo tiến sĩ Fadi Khoury, một chuyên gia về chăm sóc bà mẹ và trẻ em tại bệnh viện Cleveland: "Chúng tôi không biết lý do hoặc cơ chế tại sao tiền sản giật xảy ra, nhưng có thể có liên quan đến nhau thai". Tiến sĩ cũng cảnh báo những người sinh con so, sinh con khi mẹ trên 35 tuổi, những người bị cao huyết áp hoặc mắc bệnh thận có nguy cơ tiền sản giật sau sinh cao hơn.
Khoury lưu ý rằng mặc dù bác sĩ sản khoa nhận thức được căn bệnh này nhưng họ có thể "bỏ lỡ" các triệu chứng khởi phát sau sinh do người mẹ sinh thường được xuất viện chỉ sau 1, 2 ngày. Những người sinh mổ được nằm viện lâu hơn, và điều này sẽ có lợi hơn nếu họ bị cao huyết áp.
Hoàng Anh
Theo abcnews
Lưu trữ dây rốn điều trị bệnh ác tính Lần đầu tiên tại Việt Nam đã có ngân hàng tế bào gốc máu cuống (dây) rốn cộng đồng. Tại đây tiếp nhận và lưu giữ miễn phí nguồn tế bào gốc cho điều trị bệnh ác tính hệ tạo máu. Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng - Ảnh: Dương Ngọc Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã...