6 tòa nhà xanh ở Singapore được mệnh danh là kỳ quan kiến trúc
Với tầm nhìn trở thành thành phố vườn nổi tiếng toàn cầu, Singapore đã xây dựng những công viên trồng đầy cây xanh nhiệt đới tươi tốt trong ngay khu vực đô thị.
Ý tưởng này sau đó được quốc đảo sư tử áp dụng để xây các tòa nhà xanh nổi tiếng, được mệnh danh là kỳ quan kiến trúc, trong suốt thập niên trước.
Mới đây, công ty bưu chính SingPost tung ra bộ 6 con tem nhằm kỷ niệm 6 kỳ quan này, gồm khách sạn Khoo Teck Puat, khách sạn Oasia Hotel Downtown, nhà dưỡng lão Kampung Admiralty, sân bay Jewel Changi, chung cư SkyTerrace@Dawson và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian.
5 công trình đầu tiên đều được trao giải Thiết kế của năm trong giải thưởng President*s Design Award (P*DA) và bảo tàng Lee Kong Chian là thiết kế của hai trong số những người nhận giải thưởng Nhà thiết kế của P*DA.
1. Khách sạn Oasia Hotel Downtown
(Ảnh: WOHA Architect)
Tòa nhà với vẻ ngoài ấn tượng này vô cùng nổi bật giữa một “biển” các tòa nhà chọc trời sừng sững xung quanh nó. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc WOHA, khách sạn 27 tầng này có cấu trúc mặt tiền dạng lưới đặc biệt với màu đỏ ấn tượng. Phần mặt tiền được thiết kế như vậy để hỗ trợ các loại dây leo xanh và thực vật có hoa phát triển bao phủ bên ngoài khách sạn.
Oasia Hotel Downtown cũng xây dựng một số vườn cây và sân vườn trong toàn bộ tòa nhà, nhằm tạo không gian nghỉ ngơi xanh mát cho khách du lịch. Với tổng diện tích cây xanh gấp 10 lần diện tích sử dụng, tòa nhà này được xem là một ốc đảo xanh trong lòng đô thị.
2. Sân bay Jewel Changi
(Ảnh: Safdie Architects)
Ngay từ buổi khai trương, sân bay Jewel Changi đã gây ấn tượng với du khách trong và ngoài nước với kiến trúc thác nước trong nhà và vô số cây xanh được trồng phủ khắp không gian rộng lớn. Sân bay này được xây dựng dựa trên thiết kế của công ty Safdie Architects do kiến trúc sư người Canada gốc Israel, Moshe Safdie, thành lập. Để có nhiều không gian xanh, trung tâm mua sắm của sân bay được xây dựng trên nền của một bãi đậu xe cũ.
Thác nước bắt mắt của sân bay Jewel Changi hiện là thác nước trong nhà cao nhất thế giới, cao tới 40 mét và sử dụng nước thu gom được từ các trận mưa để tạo dòng chảy. Mái vòm của sân bay có hơn 2.000 cây xanh, cây cọ và hơn 100.000 cây bụi. Những khu vườn được xây dựng trong trung tâm mua sắm giúp tạo ra không gian phong phú và sôi động, giúp du khách có thể đắm mình trong không gian thiên nhiên tươi mát.
3. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Lee Kong Chian
(Ảnh: Terra Design)
Nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Singapore, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian là nơi lưu giữ bộ sưu tập các mẫu vật có xuất xứ từ Đông Nam Á lớn nhất thế giới. W Architects là công ty phụ trách thiết kế và xây dựng tòa nhà này, cùng với công ty Tierra Design phụ trách phần cảnh quan.
Bên ngoài bảo tàng là một khe hở cao 6 tầng được thiết kế giống như vách đá với rất nhiều loài thực vật có nguồn gốc từ Singapore. Bên trong, bảo tàng trưng bày nhiều loại cây xanh, như thực vật ngập mặn, cọ và các loài thực vật có hoa bản địa khác. Ngoài ra, ở phía đông của bảo tàng còn có khu vườn trồng các loại cây phát sinh chủng loại. Còn ở phía bắc là khu vực có môi trường giống như bãi biển với các hồ nước ngập mặn.
Video đang HOT
4. Chung cư SkyTerrace@Dawson
(Ảnh: SCDA Architects)
Được thiết kế bởi SCDA Architects, bất động sản này gồm 5 tòa tháp dành cho dân cư, mỗi tòa có 40 – 43 tầng, mang ý tưởng về cuộc sống trong công viên.
Theo quy hoạch, khu chung cư này kết nối với các công viên ở phía bắc và nam của thành phố. Còn theo sơ đồ mặt bằng, khu chung cư có xây dựng các sân vườn và vườn cây trên mái. Nhóm thiết kế cũng sử dụng công nghệ bền vững cho các tòa nhà như hệ thống thu nước mưa, pin năng lượng mặt trời và hệ thống tưới nhỏ giọt.
5. Bệnh viện Khoo Teck Puat
(Ảnh: CPG Consultants)
Được thiết kế bởi công ty tư vấn bất động sản CPG Consultants và công ty kiến trúc quốc tế RMJM, thiết kế của Bệnh viện Khoo Teck Puat đã tạo ra một chuẩn mực mới cho các cơ sở y tế. Bệnh viện công này có 550 giường bệnh và 38 phòng khám chuyên khoa, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hơn 700.000 người dân sống ở phía bắc Singapore.
Ở phía bên ngoài bệnh viện, cây cối được trồng khá um tùm. Ở bên trong, các phòng bệnh có tầm nhìn bao quát ra quang cảnh xanh mát bên ngoài, đồng thời được thiết kế để tối đa hóa hệ thống thông gió tự nhiên và ánh sáng ban ngày. Bệnh viện thân thiện với môi trường này cũng sở hữu một số tính năng bền vững như dùng hệ thống pin mặt trời để làm nóng nước sinh hoạt, dùng các cửa gió để giảm thiểu nhu cầu sử dụng điều hòa ở các khu vực công cộng…
6. Dự án nhà ở xã hội Kampung
(Ảnh: WOHA Architect)
Đây là dự án nhà ở xã hội tích hợp đầu tiên của Singapore dành cho người cao tuổi. Kampung Admiralty được thiết kế bởi WOHA Architects như là một ngôi làng trong lòng đô thị dành cho người cao tuổi. Dự án này có 11 tầng, 104 căn hộ cùng các cơ sở tiện ích khác như trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc người cao tuổi và trẻ em. Ngoài ra còn có một số cửa hàng bán lẻ và ăn uống.
Ở mỗi tầng, bên ngoài đều được phủ cây xanh. Xuyên suốt khu phức hợp này đều có các khoảng không gian mở với các tầng trên cùng được thiết kế có vườn cây, giúp nhân đôi không gian để người cao tuổi tụ tập và thực hiện hoạt động thể chất ngoài trời.
10 công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới
Sau đây là danh sách 10 công trình kiến trúc ấn tượng nhất thế giới, nếu có cơ hội nhất định bạn không thể bỏ qua để được tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm.
Nhà hát Opera Oslo, Oslo, Na Uy
Nhà hát Opera Oslo, Oslo, Na Uy.
Nhà hát Opera Oslo có hơn một nghìn phòng và có diện tích hơn 37.161 mét vuông. Bên ngoài của tòa nhà là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng, với các bề mặt góc cạnh của đá cẩm thạch carrara của Ý và đá granit trắng làm cho cấu trúc hiện đại dường như nhô lên từ độ sâu của nước xung quanh nó.
Interlace, Singapore
Interlace, Singapore.
Được thiết kế bởi Ole Scheeren, Interlace thể hiện một khu dân cư phát triển rộng lớn và phức tạp. Hòa mình vào môi trường nhiệt đới của Singapore, khu phức hợp hiện đại kết nối 31 khối căn hộ theo một cách sắp xếp xếp chồng độc đáo. Với hơn 1000 căn hộ the Interlace thể hiện cách tiếp cận rất hiện đại đối với cuộc sống đô thị.
Wat Rong Khun, Chiang Rai, Thái Lan
Wat Rong Khun, Chiang Rai, Thái Lan.
Được biết đến nhiều hơn với tên gọi "Đền Trắng", Wat Rong Khun là một công trình tuyệt đẹp, rất không giống với những ngôi đền khác ở Thái Lan, mặc dù tòa nhà độc đáo có phong cách gợi nhớ đến những ngôi đền Bhuddist. Wat Rong Khun thuộc sở hữu của Chalermchai Kositpipat, người đã mở cửa cho du khách vào năm 1997, vé vào cổng là miễn phí nhưng các khoản đóng góp được chấp nhận để giúp cải tạo ngôi đền.
Viện Khoa học phân tử La Trobe, Melbourne, Úc
Viện Khoa học phân tử La Trobe, Melbourne, Úc.
Viện Khoa học Phân tử La Trobe ở Melbourne có mặt tiền đầy màu sắc, chắc chắn bắt mắt. Được thiết kế bởi Lyons Architects, tòa nhà có các cửa sổ trải dài khắp mặt trước và mặt sau, giúp đón nhận lượng ánh sáng mặt trời tối đa vào ban ngày.
Burj Al Arab, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Tòa nhà Burj Al Arab, Dubai.
Hầu hết mọi du khách đều quen thuộc với khách sạn sang trọng ấn tượng này. Tòa nhà Burj Al Arab hình cánh buồm, nằm ở Dubai, nằm sừng sững trên một hòn đảo nhân tạo được bao quanh bởi nước. Là một trong những khách sạn cao nhất thế giới, tòa nhà chứa hơn 9.000 tấn thép và 70.000 mét khối bê tông.
Bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Tây Ban Nha
Bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Tây Ban Nha.
Bảo tàng nghệ thuật đương đại này, do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế, nằm dọc theo sông Nervion. Đây là một trong những bảo tàng lớn nhất của Tây Ban Nha và đã được xem như một trong những công trình kiến trúc hiện đại được ngưỡng mộ nhất. Táo bạo và sáng tạo các đường cong của tòa nhà có các tấm phản quang gợi nhớ đến vảy cá, được thiết kế để đón ánh sáng.
Cung điện Catherine, Pushkin, Nga
Cung điện Catherine, Pushkin, Nga.
Cung điện Catherine có nguồn gốc từ năm 1717, khi kiến trúc sư người Đức Johann-Friedrich Braunstein được yêu cầu xây dựng một cung điện mùa hè cho sự vui mừng của Catherine I của Nga. Nhiều cải tiến, sửa chữa và mở rộng đã được thực hiện trong nhiều năm. Ngày nay, tòa nhà vẫn sừng sững và kiêu hãnh theo phong cách Rococo hoành tráng.
Parkroyal Pickering, Singapore
Parkroyal on Pickering, Singapore.
WOHA Architects đã thiết kế tòa nhà tráng lệ này trở thành một khách sạn "xanh" thân thiện với môi trường. Kích thước khổng lồ và bậc thang phức tạp, với nhiều yếu tố thực vật và đặc điểm của nước, khách sạn có hồ bơi vô cực hiện đại, trung tâm thể dục, spa và nhiều phòng nghỉ sang trọng.
Cung điện Gresham, Budapest, Hungary
Cung điện Gresham, Budapest, Hungary.
Nằm dọc theo sông Danube, Cung điện Gresham là một ví dụ điển hình của kiến trúc Tân nghệ thuật. Nó được hoàn thành vào năm 1906 để bao gồm một căn hộ và không gian văn phòng. Ngày nay, nó là một khách sạn xa hoa gồm 179 phòng do Four Seasons Hotels điều hành.
Nhà thờ Sagrada Família, Barcelona
Sagrada Família, Barcelona.
Nhà phê bình nghệ thuật Rainer Zerbst đã từng nói rằng "có lẽ không thể tìm thấy một nhà thờ nào được xây dựng giống như nó trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật". Thật vậy, nhà thờ Công giáo La Mã Sagrada Família trông giống như một thứ gì đó trong một cuốn tiểu thuyết giả tưởng. Nhà thờ bắt đầu được xây dựng vào năm 1882 và sau nhiều năm chậm tiến độ, cho đến ngày nay vẫn chưa hoàn thành. Nó vẫn là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng, với những ảnh hưởng lớn như Gothic và Art Nouveau.
Mê mệt với thiết kế đẹp lạ của 10 trường Đại học trên toàn thế giới Kiến trúc độc lạ không chỉ mang đến cảm hứng học tập cho học sinh mà còn được xem là 'niềm tự hào' với cư dân trong các trường Đại học này. Xã hội phát triển, giáo dục trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu. Là nền móng tạo dựng sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, các...