6 tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản cuối năm
Nếu những tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản đang chững lại thì 8 tháng cuối năm, thị trường sẽ có nhiều tín hiệu tích cực.
Thị trường chững lại
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản quý 1/2019 có chiều hướng chững lại, đặc biệt là nguồn cung nhà ở tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tổng nguồn cung nhà ở quý 1/2019 tại Hà Nội giảm 25%, lượng giao dịch giảm 28% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tại TP.HCM, nguồn cung nhà ở còn giảm mạnh hơn. Toàn thành phố chỉ có hơn 3.000 sản phẩm, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018.
Sở dĩ nguồn cung bất động sản tại 2 thị trường này giảm là do một số dự án lớn đã tung khối lượng hàng lớn tại thời điểm quý 4/2018, đặc biệt là các dự án của Vingroup. Bên cạnh đó, việc chậm phê duyệt các dự án, cũng như giảm tín dụng bất động sản (tín dụng bất động sản quý 4/2018 giảm 0,8% so với quý 3/2018) cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung bất động sản.
Tuy nhiên, theo ông Hà, nếu hai thị trường trọng điểm Hà Nội và TP.HCM khá trầm lắng thì thị trường các địa phương khác đều có sự phát triển tốt. Một số khu vực có dấu hiệu sốt nóng thời điểm đầu năm như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Ninh, các thị trường giáp ranh TP.HCM.
Đáng chú ý, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vốn giảm tốc trong năm 2018 đã ghi nhận sự khởi sắc mới trong những tháng đầu năm. Trong quý 1/2019, tổng nguồn cung đạt gần 2.000 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ đạt khoảng 1.400 sản phẩm.
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, lượt tìm kiếm BĐS nghỉ dưỡng trong quý đầu năm cũng tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lượt tìm kiếm condotel tăng trưởng 42%, biệt thự nghỉ dưỡng là gần 50%.
Những tín hiệu tích cực cuối năm
Video đang HOT
Ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Riêng quý 1/2019, có 1,1 tỷ USD FDI đổ vào bất động sản, tăng 36% so với cùng kì năm ngoái.
Ngoài ra, một loạt chính sách nhà nước sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản như việc sửa luật đầu tư và doanh nghiệp theo hướng giảm điều kiện đầu tư và mở rộng hình thức kinh doanh đặc biệt; Luật nhà ở 2015 đang sửa theo hướng ưu đãi nhà ở xã hội… ; tín dụng thông tư 36 hạn chế vay ngắn hạn đầu tư trung và dài hạn. Sự biến chuyển của các chính sách này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản.
Cụ thể, thị trường 2019 sẽ cơ cấu lại nguồn hàng bất động sản, phân định rõ loại hình bất động sản, có sự rõ ràng về cơ chế đầu tư, cơ chế pháp lý. Nguồn cung của thị trường sẽ được bảo đảm theo hướng an toàn hơn. Thị trường sẽ không xảy ra bong bóng mà phát triển theo xu hướng bền vững.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết tình hình thị trường bất động sản 8 tháng cuối năm 2019 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế trong nước, thế giới, đặc biệt là các thay đổi của chính sách. Ông Hà chỉ ra 6 yếu tố tích cực giúp thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định, đó là:
Thứ nhất, nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở vẫn còn cao, đặc biệt tại các đô thị lớn và các khu hành chính – kinh tế mới.
Thứ hai, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tạo làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang Việt Nam giúp cho thị trường bất động sản công nghiệp gia tăng mạnh mẽ. Theo đó, các cơ sở nhà ở, dịch vụ dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp sẽ có cơ hội phát triển.
Thứ ba, tín dụng bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ làm cho chất lượng của các khoản vay bất động sản sẽ chất lượng và lành mạnh hơn, giảm nợ xấu, đồng thời sẽ kích thích các nguồn vốn khác đầu tư vào bất động sản như: vốn tư nhân, kiều hối, vốn đầu tư từ nước ngoài, chứng khoán bất động sản.
Thứ tư, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn dư địa phát triển, đặc biệt là các thị trường mới. Nguồn lợi từ các bất động sản nghỉ dưỡng mang lại cho các địa phương, sẽ thúc đẩy các địa phương mới phát triển.
Thứ năm, xu thế phát triển bất động sản quy mô thành phố thu nhỏ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, bất động sản thông minh, bất động sản xanh sẽ là xu thế phát triển chủ đạo trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Thứ sáu, giá bất động sản có thể tăng nhẹ do thiếu nguồn cung ở Hà Nội và TP.HCM.
Theo Thúy An
Diễn đàn doanh nghiệp
Nhà đầu tư bất động sản chuộng "lướt sóng" đất nền
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường BĐS không phải thị trường của NĐT lướt sóng, tuy nhiên hoạt động này vẫn âm thầm diễn ra, thậm chí ở hầu hết các dự án mới chào bán, hoạt động đầu tư lướt sóng có thể chiếm từ 30-40%.
NĐT vẫn âm thầm lướt sóng đất nền, căn hộ
Hiện nay, hoạt động đầu tư lướt sóng trong khoảng thời gian ngắn từ 3-6 tháng không còn nở rộ như thời điểm trước, tuy nhiên không phải không có trên thị trường BĐS. Ở các dự án căn hộ mới hoặc đất nền phân lô đầu tư lướt sóng vẫn âm thầm diễn ra, với mức chênh lướt sóng đạt từ 80-150 triệu đồng trong khoảng 2-3 tháng.
Theo ghi nhận, ở các dự án căn hộ hình thành trong tương lai, nhiều NĐT đặt cọc chọn căn và bán lại cho NĐT khác trong ngày mở bán chính thức dự án hoặc sau thời điểm kí hợp đồng mua bán nguyên tắc. Tìm hiểu được biết, mức chênh lệch NĐT được hưởng ở các dự án có vị trí đẹp có thể lên đến 80-100 triệu đồng trong vòng 1-2 tháng. Tuy nhiên, không phải dự án nào NĐT cũng có thể lướt sóng được, hầu hết các suất lướt sóng rơi vào các dự án "mới tinh", chưa công bố chính thức thông tin ra thị trường.
Ở phân khúc đất nền dự án và đất nền phân lô cho thấy, hoạt động đầu tư lướt sóng chiếm khoảng 10-20%/dự án. Đặc biệt, những nền đất phân lô lẻ ở khu vực có hạ tầng phát triển, hoạt động lướt sóng có thể chiếm đến 30-40%. Mặc dù mức độ lướt sóng không diễn ra ồ ạt, trên diện rộng ở các dự án như thời điểm trước đây nhưng theo ghi nhận, khá nhiều NĐT vẫn tham gia cuộc chơi này ở các dự án có vị trí đẹp, thanh khoản tốt.
Theo các NĐT, với số vốn khiêm tốn, để có thể lướt sóng hưởng chênh lệch tốt trong khoảng thời gian ngắn thì phải biết tìm dự án và lựa thời điểm để đầu tư. Ở giai đoạn hiện nay khi nguồn cung dự án đang khan hiếm, nếu có dự án mới, pháp lý rõ ràng, hạ tầng kết nối tốt thì tham gia lướt sóng vẫn khá tốt. Mặc dù tùy vào từng dự án để có mức chênh lệch khác nhau nhưng theo các NĐT, đa số những người tham gia lướt sóng có nguồn vốn khiêm tốn, muốn thu tiền về nhanh để xoay chuyển dòng vốn.
Là hoạt động bình thường trên thị trường BĐS
Theo các chuyên gia BĐS, ở giai đoạn thị trường nào cũng có hoạt động đầu tư lướt sóng. Ở thời điểm này, lướt sóng BĐS không trở thành trào lưu vì thị trường đã có những định hướng phát triển lâu dài, ổn định. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh thị trường thì đầu tư lướt sóng có thể xem là "gia vị" để xúc tác thị trường nhộn nhịp hơn.
Trả lời phỏng vấn mới đây, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, đầu tư lướt sóng là hoạt động hết sức bình thường trên thị trường BĐS. Có khá nhiều NĐT có dòng vốn nhàn rỗi từ 1-2 tỉ đồng có thể tham gia lướt sóng dự án đất nền, căn hộ. Có thể mua ở giai đoạn 1 và bán lại ở giai đoạn 2,3...với mức độ tăng giá thứ cấp đạt đạt từ 10-12% trong mỗi giai đoạn. Theo bà Dung, ở các dự án nhà gắn liền với đất, đặc biệt đất riêng lẻ trong dân hoạt động đầu tư lướt sóng diễn ra âm thầm và nhiều NĐT hưởng được mức chênh khá tốt ở các nền đất này.
Lướt sóng không phải xu hướng của thị trường hiện nay nhưng vẫn âm thầm diễn ra
Còn ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse từng cho biết, thời điểm này không phải là thời điểm cho đầu tư lướt sóng, mặc dù ở một số dự án vẫn diễn ra hoạt động. Đa số đầu tư lướt sóng diễn ra ở các dự án có vị trí đẹp, hạ tầng, sức mua tốt, dự án quy mô.
Đồng quan điểm, ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Việt Nam cho rằng, hiện tại trên thị trường vẫn còn hoạt động NĐT mua bán dự án trong khoảng thời gian ngắn hạn nhưng không phải là xu thế chung của thị trường. Mặc dù đây là hoạt động bình thường trên thị trường BĐS, giúp thị trường nhộn nhịp hơn nhưng nhìn dài hạn, đầu tư dài hạn mới là điều mà cả chủ đầu tư, khách hàng và thị trường kì vọng. Hiện nay, đa số các NĐT tham gia thị trường đều có tầm nhìn sinh lợi trong dài hạn, đặc biệt ở các dự án căn hộ.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Thận trọng khi vốn ngoại rót kỷ lục vào bất động sản Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng và chuyên nghiệp hơn. Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy vốn FDI 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với...