6 thực phẩm trong gian bếp được công nhận là “máy lọc phổi” giúp giải độc và ngừa ung thư, càng siêng ăn càng trường thọ
Không chỉ cải thiện khả năng hô hấp, 6 thực phẩm này còn lọc sạch phổi và ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến phổi rất hiệu quả.
Dưới sự tác động của môi trường đầy ô nhiễm hiện nay thì số người mắc bệnh phổi ngày một tăng cao. Hầu như các bệnh như hen suyễn, viêm phổi hay ung thư phổi… đều đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện sớm. Chưa kể nhà nào có người hút thuốc thì nguy cơ này cũng tăng lên chóng mặt.
Tập thể dục, không hút thuốc và tránh môi trường ô nhiễm vốn là cách phổ biến nhất để đảm bảo phổi luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng “máy lọc khí” của cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên kết hợp đa dạng thực phẩm vào bữa cơm hàng ngày.
Theo Jillian Kubala – thạc sĩ dinh dưỡng tại Trường Y Đại học Stony Brook (Mỹ), chỉ cần ăn 6 thực phẩm sau là phổi đã tự động sạch không chút cặn bẩn, đặc biệt còn giúp chống lại ung thư phổi – loại bệnh đứng thứ hai khi “gieo rắc” cái chết cho bao người:
1. Gừng
Từ lâu gừng không những được biết đến như gia vị mà còn là một vị thuốc quý. Chỉ cần thêm vài lát vào món ăn, gừng sẽ giúp giảm viêm, đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ chất ô nhiễm trong phổi ra ngoài. Ngoài ra, gừng cũng hỗ trợ giảm tắc nghẽn phổi để quá trình hô hấp được lưu thông tốt nhất.
Gừng từ xưa đã được các lương y dùng như một vị thuốc quý chữa nhiều bệnh, nhất là bệnh phổi.
Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như magiê, kali, beta-carotene và kẽm… có thể cải thiện sức khỏe lẫn chống lại bệnh tật. Hãy nhai một mẩu gừng nhỏ trước khi dùng bữa hoặc uống trà gừng để chữa ho, cảm lạnh và nhất là ngừa bệnh phổi.
2. Sữa tươi
Video đang HOT
Hầu như những người mắc bệnh phổi thường có nguy cơ thiếu vitamin D, nếu không bổ sung kịp sẽ gây viêm phổi. Vậy nên, cung cấp vitamin cho cơ thể là điều cần thiết để ngừa các chứng bệnh về phổi trở nặng. Sữa chính là thực phẩm tốt nhất làm được việc này.
Sữa cùng các chế phẩm của nó như phômai, sữa chua, bơ… hầu như rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Siêng dùng thường xuyên sẽ hỗ trợ phổi luôn khỏe mạnh, ngừa nhiều bệnh và tăng cường hệ miễn dịch mà không phải tốn quá nhiều tiền.
3. Nghệ
Từ ngày xưa, nghệ đã được sử dụng như một loại thuốc chống viêm và loại bỏ cặn bẩn ở phổi. Tuy lợi ích khá giống với gừng nhưng nghệ đặc biệt hơn ở chỗ, nó sở hữu curcumin – một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các tế bào ung thư và bệnh mất trí Alzheimer hiệu quả.
Nếu không thể ăn được nghệ sống thì hãy thử bún nghệ nhé, vừa ngon vừa bổ mà giá cũng phải chăng.
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các bệnh ngoài da, uống tinh bột nghệ còn giúp giảm đau đầu, thải độc cơ thể, tăng khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng phổi. Bạn có thể sử dụng nghệ sống kết hợp uống sữa, làm cà ri hay xay sinh tố đều tốt như nhau. Nếu thường xuyên dùng bột nghệ, hãy pha loãng 2 – 3 thìa với 100ml nước, uống trước và sau ăn 1 giờ.
4. Mật ong
Không cần nói thì chắc ai cũng biết, mật ong là phần tinh túy nhất do ong góp nhặt từ các bông hoa. Khác với đường trắng tinh luyện, loại thực phẩm này được xếp vào chất làm ngọt tự nhiên tốt hàng đầu, chứa nhiều chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn có lợi cho sức khỏe phổi.
Ngoài ra, uống một cốc nước ấm pha mật ong hàng sáng cũng giúp phụ nữ thanh lọc da, giảm đau họng và giảm cân hiệu quả. Có thể nói rằng, đây là thói quen đơn giản nhất để đào thải độc tố ra ngoài và tăng cường khả năng hô hấp của phổi. Nhưng cần lưu ý là đừng nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ cần uống 10 – 30g mật ong là đủ rồi.
5. Tỏi
Tỏi vốn có mùi hăng khá mạnh nên khá nhiều người không thích nó. Tuy nhiên, nó chứa một chất gọi là allicin hoạt động như thuốc kháng sinh, giúp chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên còn giúp giảm tắc nghẽn mạch máu và khó thở, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư phổi xuống gấp bội.
Đối với riêng bệnh nhân hen suyễn, tỏi sẽ hỗ trợ cơ thể phá bỏ các gốc tự do gây lão hóa và cải thiện bệnh trông thấy. Bạn có thể ăn tỏi sống hay chín tùy ý, nhưng tốt nhất vẫn là giã nhỏ ra rồi để sau 10 phút mới ăn.
6. Trà xanh
Đa phần những người hút thuốc chủ động hay thụ động đều có lượng đường huyết trong máu cao. Khi đó, chất catechin trong trà xanh sẽ ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong máu và tăng nhu động dạ dày. Duy trì uống mỗi ngày 2 ly trà xanh là cách đơn giản nhất để giảm tác động của thuốc lá lên phổi. Ngoài ra, trà xanh còn là món đồ uống giải độc, lợi tiểu rất tốt cho cơ thể.
Bỏ viện về ăn rau xanh trị ung thư, nhiều bệnh nhân tự bỏ cơ hội sống
Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân ung thư có tâm lý có bệnh thì vái tứ phương dẫn tới những biến chứng đáng tiếc, bỏ qua cơ hội vàng điều trị khác.
Bỏ viện về ăn rau
Chị N.T.T.H 46 tuổi, quê ở Nghệ An phát hiện ung thư phổi từ tháng 4 năm 2019. Khi đó chị H. bị đau xương tưởng bệnh xương khớp nên đi khám xương khớp. Ban đầu bác sĩ chỉ bảo bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chị H. về nhà sử dụng các loại thuốc đông y rồi tây y nhưng bệnh không đỡ.
Chị H. ra Bệnh viện trung ương Quân đội 108 khám, bác sĩ đã chỉ định đi kiểm tra kỹ các xét nghiệm và phát hiện ra chị có khối u ở phổi khả năng là ung thư và đã di căn xương. Chị H. được chuyển lên khoa Nội Hô hấp của Bệnh viện để thực hiện xác chẩn và điều trị.
Căn bệnh ung thư phổi chị H. mắc là ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải di căn xương đa ổ giai đoạn IVb(T1N0M1c), đột biến gen EGFR âm tính. Bác sĩ chỉ định xạ trị khớp háng và hóa chất toàn thân.
Thời gian điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện, chị H. đã đáp ứng rất tốt với điều trị, các triệu chứng giảm rõ rệt, khối u trên phim chụp cắt lớp vi tính cũng xóa gần hết.
BS Thanh khám cho chị H.
Đầu năm 2020, khi dịch bệnh xảy ra cộng thêm với lo kinh tế, chi phí điều trị. Chị H. đã không đến viện khám điều trị tiếp. Chị mày mò học hỏi trên mạng những thông tin về căn bệnh. Trong số các thông tin trôi nổi, chị tìm hiểu và tin tưởng vào phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc kết hợp tập theo giáo phái lạ. Với phương pháp này, chị đã gặp gỡ trao đổi và tập cùng với một nhóm người tại địa phương 1 tuần 1 lần. Với những lời truyền miệng "thần thánh hóa" về phương pháp luyện tập chữa bách bệnh và chỉ ăn rau xanh sẽ có thể thanh lọc giải độc dẫn đến tình trạng cơ thể chị thiếu sức đề kháng chống trọi bệnh tật. Sau 3 tháng tự điều trị, cơ thể chị bị suy nhược nặng.
Chị T.H quay lại viện trong tình trạng sụt 8kg, bệnh đã trở nên trầm trọng hơn.
Chị H. kể bản thân chị cũng lựa chọn rất kỹ. Chị thấy phương pháp chỉ ăn rau xanh này khá ổn vì có hơn ngàn người cùng tham gia vào nhóm. Rất nhiều người chia sẻ về hiệu quả một cách nhiệt tình. Tuy nhiên giờ mình hiểu ra rằng phương pháp hiệu quả khi phù hợp với cơ địa của mỗi người và trong tình trạng bệnh khác nhau.
Tự đánh mất cơ hội sống
Bác sĩ Bùi Thị Thanh - Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện trung ương quân đội 108 là bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị H. cho biết không riêng trường hợp của chị H. mà có rất nhiều bệnh nhân cũng tương tự. Với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương, các bác sĩ rất hiểu và thông cảm cho người bệnh.
Bác sĩ Thanh cho hay khi bị mắc ung thư, người bệnh hay hoang mang lo lắng, nên bất cứ thông tin gì về điều trị họ đều kết hợp. Trong khi đó thông tin bên ngoài tràn lan, không có cơ sở khoa học nhưng lại viết rất thuyết phục khiến nhiều người sẵn sàng từ bỏ tây y để đến với phương pháp khác dù bác sĩ đã thuyết phục rất nhiều. Nhiều bệnh nhân khi quay lại thì đã bỏ đi cơ hội điều trị và thời gian sống chỉ tính bằng tháng. Như trong trường hợp của chị T.H, khi ăn uống thiếu dinh dưỡng lại gián đoạn và không điều trị, bệnh sẽ trở nên xấu đi và cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Bệnh nhân có thể tự bỏ qua cơ hội điều trị, kéo dài sự sống cho mình.
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Globocan năm 2018, tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan với 23.667 ca mắc.
Mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị, nhưng vẫn có đến 80% bệnh nhân ung thư phổi nhập viện khi đã ở giai đoạn cuối vì vậy mà tỷ lệ tử vong do ung thư phổi vẫn đứng ở vị trí rất cao.
Hầu như bệnh nhân vào viện đều có các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sút cân hay triệu chứng đau của các cơ quan bị di căn như não, xương, gan, thượng thận...
Theo bác sĩ Thanh ở giai đoạn muộn bệnh nhân chỉ có thể điều trị toàn thân bằng hóa chất, điều trị đích hay điều trị miễn dịch có hay không có kết hợp với xạ trị được xem xét sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh.
10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của lá húng chanh Lá húng chanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chữa ho, giảm viêm họng, giảm sốt, giảm căng thẳng... Chữa ho, giảm viêm họng cho bà bầu, trẻ nhỏ: Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân...