6 thực phẩm có tác dụng tẩy giun an toàn cho trẻ
Một số thực phẩm có tác dụng tẩy giun hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
1. Rau sam chữa giun kim
Rau sam tươi 50g rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.
2. Hạt bí ngô chữa sán, giun kim, giun móc
Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100 g nhân giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100 g mật hay xirô hoặc đường và trộn đều. Trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g nhân hạt bí ngô.
Bệnh nhân dùng thuốc vào lúc đói, uống hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm.
Sử dụng khoảng 30-50g hạt bí giã nát, uống hai lần mỗi ngày với nhiều nước, uống 7 ngày liên tục, lúc đói để tẩy giun kim.
Lấy 120g hạt bí và hạt cau, nghiền thành bột, trộn đều. Uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều lúc đói, uống liên tục trong 3 – 4 ngày để tẩy giun móc.
Hạt bí chữa giun rất hiệu quả.
Video đang HOT
3. Trâm bầu chữa giun đũa
Quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói.
4. Bách bộ chữa giun đũa
Ngày uống 7-10g bách bộ khô (mua ở hàng thuốc Bắc) dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm lúc đói, uống 5 ngày liền.
5. Cây sử quân
Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g, người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.
6. Tỏi trị giun kim
Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.
Bạn cần lưu ý để hạn chế tỏi khỏi gây nóng, bỏng rát khi sử dụng, bạn cần ngâm tỏi với tỷ lệ nước phù hợp./.
Theo VNE
Trời lạnh, chữa ho cho trẻ không khó
Trời bắt đầu lạnh dần, thời tiết khô hơn. Bạn lo lắng con mình dễ bị ho. Với trẻ em, ngoài cách chữa thông thường bằng Tây y, bạn có thể chữa cho bé bằng các món ăn.
Vì vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, hệ thống miễn dịch còn kém nên gần như cứ mỗi lần chuyển mùa, trẻ lại dễ bị lạnh, cảm sốt, ho hắng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
Khi trẻ ho, mẹ cần quan sát các triệu chứng của bé: Ăn không ngon, tâm trạng chơi đùa ra sao, khi cần thiết, nên đưa con đến bệnh viện, không được sử dụng thuốc tuỳ tiện.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm phổi, các triệu chứng hen suyễn... Ngoài cách chữa bằng một số các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cho bé bằng chế độ ăn uống thích hợp.
Lê đường xuyên bối
Lê hấp xuyên bối-vị thuốc chữa ho cực hiệu quả (Ảnh: Internet)
Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.
Nước củ cải luộc
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con quý vị uống, bên này điều trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt.
Cam nướng
Một quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, không thuốc nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, cho trẻ ă 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc.
Cam nướng có khả năng trị ho (Ảnh: Internet)
Đường nâu gừng tỏi
Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống.
Nước tỏi hấp
Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.
Theo VNE
Bảo vệ tốt hơn cho trẻ nhờ vitamin D Các bà mẹ vốn hiểu rõ tác dụng của vitamin D trong quá trình tạo xương và phát triển xương, đảm bảo chiều cao và tầm vóc lý tưởng cho con. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của vitamin D đối với hệ miễn dịch hiện nhiều bà mẹ vẫn chưa biết đến. Vitamin D và hệ miễn dịch Vitamin D cần thiết...