6 thứ tiền nhất định phải tiêu, có VAY MƯỢN cũng phải chi cho bằng được
Dù bạn đang tiết kiệm đến mức nào, có những thứ tiền xứng đáng để bạn chi cho bằng được.
Có một sự thật là nếu bạn đang khó khăn tài chính mà không biết thận trọng khi dùng tiền, tiêu hoang lãng phí, sớm thôi bạn sẽ lâm vào cảnh đường cùng, càng ngày càng trở nên nghèo khó. Thế nên trong mắt nhiều người, để có thể đảm bảo cuộc sống “ăn chắc mặc bền”, tiết kiệm chính là tôn chỉ hàng đầu.
Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là cắt giảm hết tất cả những khoản tiền cần thiết, dè sẻn từng đồng, từng cắc. Trên thực tế, có một số việc nhất định phải dùng đến tiền, không có cũng phải vay mượn mà chi cho bằng được. Nếu bạn không chi ra, chắc chắn sau này bạn không chỉ hối hận mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn rất nhiều. Dưới đây chính là 6 khoản tiền đó.
1. Tiền báo hiếu bố mẹ
Bất kể tình hình tài chính của bạn ra sao, tiền hiếu thuận cho bố mẹ là khoản bắt buộc phải chi. Nghèo thế nào đi chăng nữa, có phải vay mượn mới có cũng không thể nào cắt xén đi tiền để lo cho bố mẹ ở tuổi xế chiều.
Hãy nhớ rằng bố mẹ dù có khó khăn đến như thế nào đi nữa vẫn cố nuôi dưỡng bạn thành người, chăm lo cho cuộc sống của bạn từ khi còn là một đứa trẻ đến khi vững chân vào đời mà không một lời oán trách. Nhiều người khi đã có cuộc sống riêng lại trở nên vô tâm, quên mất phía sau còn bố mẹ, cứ thoải mái tận hưởng hoặc lấy lý do con cái chưa dư dả bao nhiêu mà ngó lơ chuyện phụng dưỡng bố mẹ. Sự ích kỷ ấy có một ngày sẽ khiến bạn hối hận khi dù bản thân có giàu có đến bao nhiêu đi chăng nữa, bên cạnh lại chẳng còn người thân nào.
2. Tiền lo cho giáo dục, xây dựng nền tảng phát triển bản thân
Có thể rất nhiều người sẽ phản bác cơm ngày 3 bữa còn chật vật, nợ nần có trả được đồng nào đâu mà đòi đầu tư cho học hành, xây dựng nền tảng phát triển bản thân – những thứ chưa chắc hiệu quả như thế.
Song, khi bạn đã không có tiền, có bạc trong tay – trí tuệ và kinh nghiệm sống phong phú chính là vốn liếng lớn nhất để bạn có thể vươn lên, tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhiều người chấp nhận làm làm công việc tạm bợ, cả đời khổ sở vì tiền, cày cuốc đến lao lực mà vẫn không bao giờ đủ tiền cũng chính vì không nhận ra được điều này.
Do đó tiền lo cho giáo dục thì nhất định phải tiêu, dẫu có phải vay mượn đầu tư phát triển bản thân thì cũng đáng giá. Một ngày nào đó, chắc chắn khoản đầu tư này sẽ sinh lợi, giúp bạn gặt hái được những “quả ngọt” của cuộc đời.
3. Tiền đảm bảo sức khỏe
Video đang HOT
Sức khỏe là vô giá, không tiền tài nào có thể mua được khi nó đã mất đi. Thế nhưng khi còn chưa muộn, bạn hoàn toàn có thể dùng tiền để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Cho dù đó là một gói chăm sóc sức khỏe đắt tiền, những loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể hay những gói thăm khám bệnh, vaccine thường niên đắt đỏ thì đều xứng đáng.
Chi tiền để đảm bảo sức khỏe ngay từ bây giờ chính là giúp bạn bảo vệ túi tiền trước những con số vài trăm triệu, thậm chí là vài tỷ nếu có ốm đau, bệnh tật sau này.
4. Tiền cho bảo hiểm nhân thọ, đề phòng bất trắc xảy ra
Nếu bạn đang là trụ cột kinh tế và có nhiều người đang phải chờ bạn chăm lo, hãy cân nhắc đến chuyện mua bảo hiểm nhân thọ. Dù rằng khoản tiền trả phí cho bảo hiểm mỗi tháng có thể sẽ phải khiến bạn cắt đi rất nhiều những sở thích của bản thân, nhưng nếu có rủi ro xảy ra, số tiền từ hợp đồng bảo hiểm sẽ là “chiếc phao cứu sinh” giúp những người thân của bạn có thêm một nguồn thu, giảm đi phần nào áp lực tài chính.
5. Tiền mua mối quan hệ
Có những mối quan hệ trong cuộc đời, chỉ cần đối đãi chân thành là đủ, nhưng có những mối quan hệ phải dùng tiền mới có được. Nó không tới mức phải đem tiền đi biếu người ta hay cắn răng vay mượn mua quà mua cáp cầu mối quan hệ, người khôn ngoan là người biết “rút ví” đúng nơi đúng chỗ. Một tách cà phê, một bữa cơm, một vài món đồ không đắt nhưng tinh tế thay cho lời cảm ơn đã giúp đỡ… hoàn toàn có thể giúp bạn được người khác yêu mến hơn. Một mối quan hệ tốt dù là trong công việc hay cuộc sống đều có thể giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai rất nhiều.
6. Tiền cho các vật phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống
Nhiều người hay nghĩ đã không có tiền, đồ đạc dùng trong cuộc sống hằng ngày cứ chọn loại rẻ nhất là được rồi. Song, điều này không đúng chút nào, thậm chí nó còn có thể gây phản ứng ngược, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Đầu tư cho một chiếc nệm chất lượng sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ ngon, cải thiện sức khỏe. Đồ ăn, thực phẩm loại tốt giúp bạn đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng trước bệnh tật. Xe ô tô đắt chút nhưng đảm bảo an toàn có thể bảo vệ cả bạn và gia đình… Có thể bạn không nghĩ chi tiền cho những thứ ấy là khoản đầu tư khôn ngoan nhưng khi một thứ gì đó có khả năng làm các khía cạnh trong cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn, nó hoàn toàn xứng đáng để bạn chi tiền.
Ảnh: Tổng hợp
Mua được nhà thì sướng nhưng vướng phải 6 sai lầm này thì tốn cả tấn tiền cũng không hết hối hận, khoản vay ngân hàng không phải nỗi lo duy nhất!
Không phải cứ có tiền mua nhà là xong đâu nhé!
Không ngoa khi nói dù bạn có là ai đi nữa, mua nhà chắc chắn sẽ đứng top trong các khoản chi và chuyện hệ trọng của cuộc đời bạn. Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại, muốn sở hữu một căn nhà tạm ổn, số tiền bạn phải bỏ ra không hề nhỏ chút nào. Với nhiều người đó còn là thành quả gom góp cả cuộc đời nữa cơ.
Thế nên, khi đã có được số tiền "hòm hòm" đủ "tậu" căn nhà trong mơ, nhiều người dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, hành động cảm tính để lại hậu quả khôn lường. Tuy rằng mỗi người khi mua nhà đều sẽ có những vấn đề riêng, nhưng dưới đây là 6 sai lầm tuyệt đối đừng mắc phải nếu không muốn bỏ tiền tấn ra mua nhà rồi khóc lóc hối hận.
1. Tìm hiểu qua loa, sơ sài
Thông thường, khi bắt đầu nghĩ đến chuyện mua nhà, dân tình thường tìm hiểu qua loa, không kỹ càng cho lắm. Thậm chí, một số người sau khi đi xem nhà sẽ chọn căn có vẻ ổn nhất về cả giá lẫn vị trí còn lại những yếu tố như an ninh khu vực, tiện nghi... đều phó thác, tin tưởng vào lời người bán hay môi giới.
Song, chuyện mua nhà là chuyện cả đời. Một căn nhà phù hợp không chỉ đơn thuần nằm ở giá tiền hay vị trí mà còn phải đảm bảo cả các yếu tố râu ria khác nữa. Bản thân bạn có thể ở được bao lâu nếu căn nhà nằm trong nội thành, giá rẻ nhưng hay bị ngập, ồn ào, nhiều tệ nạn xã hội đây?
Không chỉ tìm hiểu về căn nhà, bạn cũng nên tìm hiểu về các gói vay của nhiều ngân hàng khác nhau nếu có ý định cần hỗ trợ về tài chính. Tuy rằng việc tìm hiểu kỹ về nơi mình định mua, tường tận về mọi thứ có thể mất của bạn thêm tí thời gian nhưng về lâu về dài, bạn sẽ không phải hối hận tí nào.
2. Không dự trù đúng khả năng tài chính
Sai lầm phổ biến nhất của dân tình khi mua nhà chính là không dự trù được chính xác khả năng tài chính của bản thân. Đa phần mọi người đều muốn có một căn nhà rộng rãi, đẹp đẽ, thoải mái lại thuận tiện đi lại. Tâm lý này khiến nhiều người tặc lưỡi cho qua, chấp nhận những lời mật ngọt, cám dỗ mà mua ngay căn nhà xịn xò với giá "cao hơn chút xíu so với dự tính thôi mà". Nhưng mua nhà, mua đất không như mua cá mua tôm ngoài chợ mà có thể tiêu tiền vượt mức rồi mong cần bù lại sau.
Rất nhiều người đã rơi vào cú sốc tài chính khi vay mượn quá khả năng cũng không có backup nào nếu công việc, chuyện làm ăn kinh doanh không thuận lợi. Lời khuyên hãy tính toán thật kỹ thu nhập, khả năng trả lãi ngân hàng của bạn, từ đó mới biết rõ mức giá có thể "xuống tay" được. Nếu phải vay mượn, hãy vun vén để số tiền thanh toán thế chấp cho ngân hàng không quá 28% tổng thu nhập mỗi tháng. Còn không, hãy lựa chọn một căn kém tiện nghi hơn đôi chút, nhưng phù hợp với túi tiền của mình.
3. Tính toán sai các chi phí phát sinh
Nếu bạn bị sốc vì phải trả khoản tiền khổng lồ hàng tháng cho ngân hàng sau khi vay tiền mua nhà, hãy đợi cho đến khi bạn cộng các chi phí để sở hữu nhà khác. Khi mua nhà, có nhiều chi phí tiềm ẩn mà bạn phải trả như thuế tài sản, bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm rủi ro, phí dịch vụ của căn nhà... mà bạn cần nắm rõ ngay từ đầu.
Mặt khác, mua nhà xong chưa chắc đã an cư được ngay, nhất là khi bạn mua lại nhà cũ giá rẻ. Bởi lẽ, khi dọn vào, một đống chi phí phát sinh như sửa chữa, tân trang, vận chuyển đồ đạc, trang trí nội thất... sẽ ập đến trước mắt. Cũng vì không màng tính toán đến những chi phí trên, nhiều người dễ dàng vấp phải khó khăn tài chính ngay khi bước vào nhà mới, thậm chí là ôm nợ trả không nổi, buộc phải bán tháo căn nhà vừa mua để chi trả.
4. Rót hết tiền vào nhà cửa, cạn sạch các khoản dự phòng
Nhiều người vì nóng lòng sở hữu căn nhà trong mơ cũng như muốn ít phải vay mượn nhất có thể đã dồn hết tiền bạc vào việc mua nhà. Song, cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mọi vấn đề, rủi ro đều có thể xảy ra. Vậy nên, trước, trong và sau khi mua nhà, bạn nên có một khoản tiền backup sẵn. Khoản tiền này ít nhất phải đảm bảo chi phí sinh hoạt bình thường và tiền trả nợ thế chấp cho ngân hàng nếu có ít nhất là trong khoảng 3 - 6 tháng, tốt nhất là từ 8 - 10 tháng. Chỉ khi nào có sẵn khoản dư như thế, bạn mới có thể yên tâm mua nhà, "an cư lạc nghiệp" được.
5. Bỏ qua các yếu tố dài hạn
Rất ít người trên đời này mua nhà chỉ ở trong thời gian ngắn rồi dọn đi, thế nên tôn chỉ khi mua nhà là phải tính đến cả những yếu tố dài hạn. Hãy suy nghĩ kỹ xem 5 - 10 năm nữa, cuộc sống của bạn có những thay đổi gì lớn lao như kết hôn, sinh thêm con... hay không. Lời khuyên là đừng để bị cám dỗ trước những căn nhà giá rẻ nhưng diện tích nhỏ. Biết đâu vài năm sau, cuộc sống có nhiều chuyển mới, bạn phải "ngậm đắng nuốt cay" bán đi căn nhà đang sống để chuyển sang căn phù hợp hơn và tiêu tốn thêm rất nhiều tiền thì sao?
6. Ngó lơ chuyện kiểm tra nhà trước khi bàn giao
Một trong những sai lầm ít ai nhắc đến nhưng rất nhiều người mắc phải chính là ngó lơ chuyện kiểm tra kỹ nhà trước khi bàn giao.
Khi tìm được căn nhà giá cả phù hợp, tiện nghi okila, nhiều người sẽ nảy sinh tâm lý bộp chộp và mừng rỡ rồi nhanh chóng bị lừa bởi vẻ ngoài hào nhoáng của căn nhà. Một căn nhà dù trông đẹp đẽ không có nghĩa là không có hư hao, hỏng hóc. Không kiểm tra kỹ những chi tiết như sàn, tường, đường điện - nước... có thể khiến bạn tốn kém rất nhiều để sửa chữa về sau. Chưa kể nếu chịu khó "soi" ngay từ đầu, biết đâu bạn còn có thể thương lượng để được giảm giá nhà nữa cơ. Cũng là tiết kiệm thêm một khoản còn gì?
Ảnh: Tổng hợp
8 thứ "nguy hiểm" bạn không bao giờ được mua khi ngân sách đang eo hẹp, số 5 và 6 rất đáng lưu ý Bởi vì rất có thể chúng sẽ là nhân tố nguy hiểm khiến bạn lâm vào khủng hoảng tiền bạc. Kể cả khi tài khoản rủng rỉnh thì chúng ta cũng luôn cần suy nghĩ thật kỹ trước các quyết định mua sắm, nhất là tiêu tiền cho món đồ giá trị cao. Thời điểm ngân sách eo hẹp, các quyết định chi...