6 thủ phạm khiến ví của bạn “xẹp lép”, số 4 và số 5 nhiều người không ngờ tới
Trong cuộc sống hàng ngày có những khoản chi “bào mòn” ví tiền nhưng chính bạn lại không nhận ra.
Có một thực tế là nhiều người không thể tiết kiệm được tiền cho dù mức lương khá ổn. Lý do bởi trong cuộc sống hàng ngày có những khoản chi “bào mòn” ví tiền nhưng chính họ lại không nhận ra. Chúng được mệnh danh là những thủ phạm ẩn danh khiến ví tiền của bạn rơi vào tình trạng “xẹp lép”.
Sau đây là 6 thủ phạm ẩn danh ấy được các tác giả tài chính liệt kê:
1. Thẻ thành viên của trung tâm thể dục
Ảnh minh họa
Số người mua thẻ thành viên của các trung tâm thể dục chẳng ít nhưng số người đến phòng tập đều đặn lại không nhiều. Dường như họ chỉ bỏ tiền ra mua thẻ để tạo cảm giác an tâm, khi mà mọi người xung quanh đều hô hào “phải tập thể dục để giữ gìn sức khoẻ”.
Một số trung tâm thể dục chất lượng tốt có chi phí không hề rẻ, khoản tiền hàng tháng để duy trì thẻ tập thể dục ắt hẳn là con số khổng lồ.
Nếu bạn không chắc chắn mình sẽ đến phòng tập thường xuyên hay không thì hãy hủy thẻ ở trung tâm thể dục, chuyển sang tập tại nhà hoặc ngoài trời.
Video đang HOT
2. Vé số
Vé số có giải thưởng nhưng trừ phi vận may cực kỳ lớn thì bạn mới trúng giải. Nhiều người không bao giờ được giải thưởng nào cho dù đã chi ra cả đống tiền mua vé số.
Một số người có thói quen mua vé số hàng ngày “cho vui”, họ nghĩ bỏ ra một khoản tiền nhỏ thì chẳng đáng kể gì. Vậy nhưng nhiều khoản tiền nhỏ cộng lại sẽ thành món tiền lớn.
Ví dụ mỗi ngày bạn bỏ ra 20.000 đồng mua vé số, hết một tháng đã là 600 nghìn đồng, qua 1 năm số tiền tiêu tốn cho thú vui ấy lên đến 7,2 triệu đồng.
3. Cà phê đặc sản
Ảnh minh họa
Một cốc cà phê đã trở thành thứ khởi đầu ngày mới của nhiều người, thậm chí là thứ đồ uống để giải khát. Thói quen ấy không xấu nhưng nếu bạn chi quá nhiều tiền cho loại cà phê có thương hiệu đắt đỏ, chắc chắn mỗi năm cộng lại sẽ là con số đáng ngại đối với ngân sách.
Hãy thử tự pha cà phê tại nhà với thương hiệu bình dân ở siêu thị, sau một năm bạn sẽ thấy vui vẻ với kết quả đạt được.
4. Phí giao dịch khác ngân hàng
Theo thống kê từ Dịch vụ Tư vấn tín dụng Người tiêu dùng New York, số tiền mà một số người tiêu cho phí giao dịch liên ngân hàng có thể lên đến 500 USD một năm (khoảng 11,5 triệu đồng).
Một số người thường xuyên sử dụng tài khoản ngân hàng và để thuận tiện thì họ chọn giao dịch ở cây ATM của bất kỳ ngân hàng nào gần nhất. Bạn sẽ phải trả phí sử dụng cao hơn so với tìm đúng cây ATM của ngân hàng mình đang đăng ký tài khoản.
Nếu đó không phải là giao dịch cần thực hiện ngay lập tức, việc tìm cây ATM ngân hàng đang sử dụng sẽ tiết kiệm cho bạn những chi phí không cần thiết.
Ảnh minh họa
Một chai nước không đắt nhưng đều đặn sử dụng vài chai mỗi ngày thì lại rất tốn kém.
Đã đến lúc bạn cần bỏ thói quen rẽ vào hàng tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi để mua nước đóng chai mỗi khi cần. Hãy mang theo chiếc bình nước thân thiện với môi trường, đặt nó trong túi xách, cốp xe. Cách làm ấy vừa có lợi cho ví tiền của bạn mà còn giúp bảo vệ môi trường khi hạn chế được rác thải nhựa.
6. Đi ăn ngoài
Đi ăn ngoài không những không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn ngốn khoản chi phí “to đùng” trong ví tiền nếu bạn lặp lại hành động đó thường xuyên.
Hãy giảm tần suất đi ăn ngoài, tốt nhất là lên kế hoạch rõ ràng về số lượng bữa ăn bên ngoài trong tháng. Tự chuẩn bị bữa ăn ở nhà tốt cho sức khỏe và ví tiền của bạn hơn, ngoài ra còn giúp tăng cường tình cảm giữa các thành viên khi vợ chồng cùng nấu nướng và thưởng thức bữa ăn.
Sự thật về thông tin "nước đóng chai cũng có hạn sử dụng": Hoá ra chúng ta đều hiểu sai bấy lâu nay
Nhiều người còn không để ý là nước đóng chai cũng in hạn sử dụng lên bao bì.
Nếu có chai nước khoáng/ nước suối/ nước tinh khiết, đại khái là bất kỳ loại nước đóng chai nào gần đó khi đang đọc bài viết này thì bạn có thể túm lấy và tìm thử xem hạn sử dụng là đến ngày nào. Gần như 100% các loại nước đóng chai đều in hạn sử dụng, thường là từ 6 tháng - 1 hoặc 2 năm là tối đa.
Ảnh minh hoạ
Nhiều người không để ý rằng nước đóng chai cũng có hạn sử dụng, vì đơn giản đó chỉ là... nước. Theo nguyên tắc kinh doanh, các công ty vẫn phải đặt hạn sử dụng cho nước đóng chai vì là một sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Nhưng đừng vội nghĩ đó thực sự là hạn dùng của nước, con số in trên bao bì thực chất lại thuộc về thứ khác.
Đó chính là vỏ chai!
Vỏ chai được làm từ nhựa, và theo thời gian sẽ xảy ra phản ứng hoá học bên trong chai nước. Trang LiveScience cho biết, nhựa có thể ngấm vào nước sau một khoảng thời gian làm ô nhiễm nó với các hóa chất như antimon và bisphenol A (BPA).
Ảnh minh hoạ
Nếu uống nước đóng chai quá hạn thường xuyên, các hợp chất nhựa này có thể tích tụ từ từ trong cơ thể bạn, có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột, khả năng miễn dịch và chức năng hô hấp.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng nước đóng chai như nhiệt độ, hoá chất, vật liệu lưu trữ... Chính vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng trước hạn sử dụng nhà sản xuất đã đề ra để đảm bảo mùi vị và độ an toàn của nước đóng chai.
10 hoán đổi giúp bạn sống theo phong cách không rác thải và tiết kiệm được rất nhiều tiền Bạn muốn học cách sống không rác thải nhưng bạn lại không chắc đó có phải là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền? Sự thật là - không rác thải không cần phải tốn kém và nó thực sự có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền về lâu dài. Có nhiều cách miễn phí hoặc rẻ để bắt đầu sống...