6 thói quen khiến răng bạn ố vàng
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng đi bơi quá thường xuyên, chọn nước súc miệng không đúng… cũng có thể khiến hàm răng trở nên ố vàng.
Nhiều người cho biết nụ cười là điều khiến họ chú ý đầu tiên khi gặp ai đó. Để tạo được một ấn tượng tốt khi cười, chúng ta cần phải có hàm răng trắng đẹp. Một số thói quen có thể khiến cho răng bạn ố vàng, xỉn màu.
Thường xuyên uống nước ngọt, cà phê, hút thuốc
Các loại nước ngọt đều có đường và chúng có thể phá vỡ men răng, khiến răng yếu và xỉn màu. Cà phê, rượu hay thuốc lá… đều chứa những hoạt chất làm thay đổi màu răng, gây ố vàng. Để tốt cho răng, bạn nên uống trà. Hầu hết các loại trà đều chứa axit malic, một hợp chất hữu cơ có tính tẩy mạnh, giúp tăng sản xuất nước bọt, chống sâu răng và ngăn ngừa ố vàng răng.
Đi bơi thường xuyên
Mùa hè là thời tiết thích hợp để đi bơi. Tuy nhiên, nếu bạn dành hơn 6 giờ mỗi tuần để bơi và vô ý để nước vào miệng thì răng bạn có thể tích tụ màu nâu do các loại hóa chất trong nước hồ bơi. Những chất này giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước nhưng có thể làm cho răng có màu vàng hoặc nâu, làm suy yếu men răng, khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn.
Sử dụng sai nước súc miệng
Video đang HOT
Nước súc miệng giúp mang lại hơi thở thơm tho nhưng bạn nên kiểm tra nhãn trước khi mua chúng. Một số thành phần trong nước súc miệng có thể phản ứng với các hợp chất gây ố màu trong thực phẩm. Thay vì làm sáng răng, nó có thể làm xỉn màu răng. Nên chọn những sản phẩm không chứa chlorhexidine hoặc eucalyptol và chỉ dùng nước súc miệng trước khi ngủ.
Dùng bàn chải lông cứng
Bàn chải cứng sẽ không làm cho răng của bạn trắng thêm. Trên thực tế, việc chải răng quá mạnh có thể làm mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu và ố vàng. Các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm thay bàn chải mới sau 3 tháng sử dụng hoặc thay ngay khi lông bàn chải bị bung ra.
Ăn các loại gia vị cố định
Việc nêm gia vị sẽ làm tăng hương vị cho món ăn, nhưng bạn nên hạn chế một số loại có sắc tố cao nếu muốn giữ cho răng trắng sáng. Chẳng hạn, cà ri có thể làm răng ố vàng. Nếu muốn thêm hương vị cho món ăn, hãy thử dùng các loại thảo mộc như nghệ, cỏ xạ hương, quế… để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thường xuyên căng thẳng
Khi chịu nhiều áp lực, theo bản năng, nhiều người vô thức nghiến răng để xả stress. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên có thể làm hỏng răng mà bạn không hề hay biết. Thói quen nghiến răng không chỉ gây đau đầu, đau hàm mà còn làm suy yếu men răng, khiến răng bạn bị vàng và dễ gãy.
Trào lưu làm dịu da cháy nắng tuyệt đối không thử
Những cách tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà như giấm, nước súc miệng... để thoa lên da, làm dịu da sau khi đi nắng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khiến tình trạng da thêm phức tạp.
Stephanie Taylor - một chuyên gia về sức khỏe đã chỉ ra sự nguy hiểm của những mẹo làm dịu vết cháy nắng đang được lan truyền trong thời gian gần đây.
Nước súc miệng
Trước đoạn video trên Tiktok ghi lại cảnh một cô gái dùng nước súc miệng xịt trực tiếp lên vết cháy nắng trên da nhằm mục đích làm dịu, Stephanie khẳng định: "Đây là cách rất kỳ cục để giảm nóng, rát do cháy nắng và hoàn toàn không phải phương pháp an toàn. Mặc dù tinh dầu bạc hà thường có trong nước súc miệng có đặc tính làm mát nhưng nồng độ cồn 26,9% cùng các thành phần axit như benzoic mới là vấn đề. Lặp lại cách đó nhiều lần có thể làm da thêm khô, căng, thậm chí nứt da, mẩn đỏ, ngứa rát".
Kem chua (sour cream)
Một người dùng Tik Tok thoa kem chua lên kín chân để làm dịu da sau khi đi nắng.
Trong khi số đông sẽ dùng kem chua làm sốt chấm cho khoai chiên, snack thì có một số người đã tận dụng món ăn này để làm dịu da sau khi đi nắng. Stephanie nhận định lượng axit lactic trong kem chua có khả năng thúc đẩy các tế bào da mới. Tuy nhiên, trường hợp da cháy nắng nên ưu tiên các sản phẩm chuyên dụng cho da chứa thành phần làm dịu, lành tính như lô hội. "Bạn thậm chí có thể đặt lọ kem dưỡng vào tủ lạnh một lúc để tạo cảm giác mát mẻ hơn khi thoa lên da thay vì dùng loại nước sốt này".
Giấm trắng
Stephanie nhấn mạnh: "Tuyệt đối không dùng giấm trắng để bôi lên da. Giấm có độ axit cực cao, còn độ pH khoảng 2-3. Khi để giấm chưa pha loãng tiếp xúc trực tiếp với da có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da yếu, dễ viêm nhiễm hơn. Chưa kể nếu bạn đang bị cháy nắng, bỏng nắng nặng điều này sẽ khiến bạn thực sự có cảm giác như bị châm chích, xót và càng thêm khó chịu".
Tạo khối bằng kem chống nắng (sun contouring)
Trào lưu sun contouring bị nhiều chuyên gia phản đối, cảnh tỉnh bởi gây nguy hiểm cho sức khỏe làn da.
Trào lưu bôi kem chống nắng vào những vị trí thường đánh khối sáng nhằm mục đích khiến phần da còn lại tối màu hơn, nhờ đó gương mặt trông thon thả, góc cạnh ngay cả khi không trang điểm từng khá hot trên Tik tok. Tuy nhiên, Stephanie cũng như nhiều chuyên gia da liễu đã lên tiếng cảnh tỉnh sự nguy hiểm của trào lưu này. "Duy trì thói quuen này có thể dẫn đến tổn thương da, đẩy nhanh quá trình lão hóa thậm chí là ung thư da", Stephanie lý giải.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh ngay cả khi muốn tắm nắng, có làn da rám nắng khỏe mạnh, bạn sẽ vẫn cần đến các sản phẩm chuyên dụng và đảm bảo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
7 thói quen hàng ngày khiến răng bạn bị ố vàng Ngoài việc uống cà phê và nước trái cây sẫm màu, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến răng bạn bị ố vàng mà bản thân không hề hay biết. Nấu ăn với các loại gia vị nhất định Nêm gia vị vào thức ăn sẽ tăng thêm hương vị và nhiều mùi thơm khác nhau cho món ăn nhưng bạn có thể...