6 thói quen độc hại trong tình yêu chúng ta vẫn mặc nhiên chấp nhận
Chẳng có lớp học nào thời cấp ba dạy chúng ta “làm sao để không trở thành bạn trai/bạn gái độc hại”. Có lẽ vì vậy, nhiều người vẫn giữ lối suy nghĩ rằng điều này cũng bình thường thôi, dù đó là các thói quen độc hại trong tình yêu.
Một trong những vấn đề của tình yêu hiện đại là việc chúng ta “chấp nhận” những thói quen độc hại. Chúng ta tôn thờ tình yêu lãng mạn, nam nữ được cổ xúy “vật hóa” lẫn nhau và mối quan hệ của họ, bạn thường coi người yêu như một chiến lợi phẩm, hơn là ai đó để chia sẻ những cảm xúc tương hỗ.
Đâu có ai biết tìm lời khuyên tình yêu ở đâu: Những cuốn self-help ngớ ngẩn? Bố mẹ thì chắc cũng không được rồi.
Bạn có thể hoài nghi những điều dưới đây, nhưng nó đều được nghiên cứu bởi các chuyên gia tâm lý. Đây chính là 6 thói quen độc hại mà nếu được, hãy loại bỏ khỏi mối quan hệ ngay lập tức.
1. “Ghi nợ” trong mối quan hệ
Có một thói quen “ghi nợ” trong mối quan hệ khi một người luôn lôi quá khứ của bạn ra chì chiết. Nếu cả hai người đều làm như vậy, mối quan hệ sẽ biến thành một trận chiến xem ai làm sai nhiều hơn, ai mắc nợ người kia nhiều hơn.
Tại sao nó lại độc hại? Việc ghi nợ trong mối quan hệ khiến bạn giải quyết vấn đề một cách lệch lạc; bạn không chỉ tập trung vào vấn đề trong quá khứ thay vì hiện tại mà còn xoáy sâu vào tội lỗi trong quá khứ của đối phương để khống chế họ, khiến họ cảm thấy tội lỗi vì hiện tại. Nếu vấn đề này tiếp diễn liên tục, cả hai sẽ chỉ tốn thời gian để chứng minh ai ít tội lỗi hơn, thay vì giải quyết vấn đề hiện tại. Chúng ta thường dành thời gian để cố chứng tỏ mình làm sai ít hơn với người khác, thay vì cố gắng làm nhiều điều đúng.
Điều quan trọng cần hiểu rằng, khi bạn quyết định ở bên ai đó, bạn đã chọn cả quá khứ làm nên con người họ. Nếu một vấn đề của quá khứ khiến bạn muộn phiền, hãy giải quyết trong quá khứ thay vì lôi lại hiện tại.
2. Vòng vo, nói mát mẻ thay vì thẳng thắn đi vào vấn đề
Thay vì nói thẳng vấn đề, bạn lại vòng vo để đối phương phải tự tìm hiểu. Thay vì nói ra điều khiến bản thân giận dữ, bạn tìm những từ ngữ mát mẻ, nhỏ nhen, “đá xoáy” để làm đối phương bực, để khi họ nổi đóa thì bạn lại xoáy sâu vào lỗi sai của họ.
Đây là điều độc hại khi nó cho thấy hai người không có thói quen trao đổi với nhau thẳng thắn và rõ ràng. Một người thường thực hiện hành vi “gây hấn thụ động” khi anh ta cảm thấy không an toàn bày tỏ sự giận dữ, bất an trong một mối quan hệ. Họ sẽ không cần phải “tung hint” nếu biết rằng mình không bị đánh giá hay chỉ trích.
Để giải quyết vấn đề này, hãy thẳng thắn chia sẻ cảm xúc và mong muốn. Và phải chắc chắn rằng đối phương không phải lúc nào cũng cần chịu trách nhiệm với những cảm xúc của bạn – nhưng họ sẽ luôn ủng hộ điều bạn làm.
3. Đặt mối quan hệ làm “con tin”
Video đang HOT
Đó là khi gặp một vấn đề, họ sẽ lôi mối quan hệ ra làm “con tin” và đe dọa đối phương. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đối phương cư xử lạnh nhạt với mình, bình thường bạn sẽ nói “Đôi khi anh thấy em lạnh nhạt quá”, còn những người độc hại sẽ nói “Anh không thể hẹn hò với ai lúc nào cũng lạnh lùng như em”.
Việc đặt mối quan hệ làm con tin sẽ khiến cảm xúc của cả hai luôn nặng nề và tạo ra những “drama” trong tình yêu. Chúng ta hoàn toàn có thể trao đổi những vấn đề của cả hai một cách an toàn, hiệu quả thay vì đe dọa cả mối quan hệ hay tương lai. Việc giận dữ, khó chịu với một điều gì đó ở đối phương là điều dễ hiểu – chúng ta đều là con người cả. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc nỗ lực cho một mối quan hệ và lúc nào cũng hài lòng với một người là hai điều hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể không thích mọi điều ở họ nhưng vẫn duy trì mối quan hệ bền vững. Chúng ta vẫn có thể chung thủy với người mình yêu dù đôi khi khó chịu hay giận dữ với hành vi của họ.
4. Đổ lỗi cho người yêu vì cảm xúc của bạn
Bạn đã có một ngày tồi tệ và người yêu thì không thực sự hiểu hay vỗ về an ủi – có thể họ cũng bận rộn cả ngày vì công việc hoặc có chút xao nhãng khi bạn ôm họ. Bạn cũng muốn hai người ở nhà cùng nhau xem phim nhưng người yêu có kế hoạch ra ngoài để gặp bạn bè. Bạn cảm giác như cả thế giới phản bội bạn – người yêu thì quá thờ ơ và vô tâm. Bạn trách cứ người yêu, muốn người yêu hủy mọi thứ vì bạn.
Việc đổ lỗi cho người yêu vì những cảm xúc của riêng bạn thực sự rất ích kỷ. Đó là ví dụ điển hình của việc hai người không thiết lập được không gian cá nhân hiệu quả. Khi áp đặt việc người yêu phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bạn mọi lúc, nó sẽ dẫn tới hình thành mối quan hệ phụ thuộc. Vấn đề lớn nhất của mối quan hệ phụ thuộc là việc nó dung dưỡng sự kháng cự. Nếu một lần, bạn có thể chịu được, cảm thông với người yêu, dỗ dành và an ủi. Nhưng dần dần, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn, có thể chính bạn sẽ chuyển qua trạng thái nổi giận, chỉ trích cảm xúc của người yêu.
Hãy chịu trách nhiệm với cảm xúc của bản thân. Luôn có ranh giới rõ ràng cho việc cảm thông với vấn đề của đối phương và chịu trách nhiệm với đối phương. Mọi sự hy sinh đặt trên nền tảng tự nguyện, không phải bắt buộc. Nếu cả hai người phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của nhau, dần dần họ sẽ che giấu cảm xúc thật của mình và thao túng cảm xúc của đối phương.
5. Thể hiện sự ghen tị thường xuyên
Có một kiểu người luôn tỏ ra ghen tuông khi người yêu trò chuyện, nhắn tin, đi chơi với bất cứ ai. Người đó sẽ trút giận lên người yêu và bắt đầu kiểm soát một cách vô cớ. Thói quen này sẽ dẫn tới các hành vi nghiêm trọng hơn như đọc trộm tin nhắn, theo dõi đối phương…
Ngạc nhiên thay khi nhiều người coi đó là cách để thể hiện tình cảm với đối phương: Nếu không ghen thì không phải tình yêu. Diễn ngôn này có quen thuộc không?
Đây thực sự là thói quen độc hại, vượt ngoài ranh giới tình yêu chạm ngưỡng kiểm soát và thao túng. Bạn gửi đi thông điệp về việc mất niềm tin vào người kia, tạo ra những drama không đáng có. Tệ hơn, bạn đang thể hiện sự lệ thuộc quá đà. Nếu bạn gái bạn không tin tưởng khi bạn ở bên người phụ nữ khác, điều đó ám chỉ việc cô ấy tin rằng: một là bạn nói dối, hai là bạn không thể kiềm chế dục tính. Cả hai suy nghĩ đó đều không ổn.
Hãy tin tưởng người yêu bạn một cách hoàn toàn. Tất nhiên nghe có vẻ lý tưởng hóa quá nhưng việc luôn luôn ghen tị là dấu hiệu của việc bạn không trân trọng chính mình, không tin tưởng người kia. Nếu không tìm cách thoát khỏi sự ghen tuông, bạn chỉ đẩy người yêu đi xa mình thôi.
6. Giải quyết vấn đề mối quan hệ một cách gián tiếp
Khi một vấn đề xảy ra, dù là vấn đề lớn hay nhỏ, thay vì giải quyết, bạn cố gắng lấp liếm nó bằng những niềm vui, cảm xúc tích cực đến từ những thứ bên ngoài: Mua một món quà cho người yêu, cùng nhau đi du lịch…
Đây là thói quen độc hại khi ban chỉ vùi lấp vấn đề chứ không thực sự giải quyết. Nó sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho mối quan hệ. Vấn đề này không phụ thuộc vào giới tính nhưng thường được những người nam giới sử dụng với phụ nữ. Cách làm này đôi khi khiến phụ nữ có thêm lý do để bực bội với cánh nam giới và tạo cho nam giới lý do để buông bỏ trách nhiệm giải quyết vấn đề của mình. Bạn biết nó sẽ tạo ra điều gì không: Một ông chồng như máy ATM và một bà vợ hay cằn nhằn vì không được thấu hiểu.
Hãy thực sự giải quyết vấn đề, giao tiếp với nhau, tìm cách khắc phục và thay đổi. Việc tặng những món quà thú vị cho người yêu không sai nhưng đừng dùng nó như một công cụ để che đậy những vấn đề khó chịu hai người đang có.
Con trai 7 tuổi đứng từ trên cao đổ mực xuống dưới làm bẩn quần áo của nhiều người, bố mẹ đã có cách sửa lỗi rất đáng khen
Không mắng mỏ, đánh đập, cha mẹ của bé trai 7 tuổi đã có cách giải quyết vấn đề rất hợp lý cùng biện pháp giáo dục con trai thích hợp.
Trẻ con mắc lỗi là chuyện không tránh khỏi nhưng cha mẹ phải phạt con như thế nào để con nhớ không phạm lỗi nữa và dạy con biết chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình mới là điều đáng nói.
Ngày 21/5, tại thành phố Tú Thiên, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc một cư dân mạng đã đăng một video khoảnh khắc toàn bộ quần áo phơi ở sân thượng của mấy căn nhà phía dưới bị "nhuộm" đen bởi một chai mực rơi từ phía trên tòa nhà chung cư.
Chai mực của cậu bé đổ xuống khiến kính tòa nhà chung cư và rất nhiều quần áo của người dân sống phía dưới bị lấm lem.
Sự việc này bắt nguồn từ trò nghịch ngợm của một cậu bé sống ở tòa nhà chung cư và cậu bé này chính là con trai của người đã đăng video lên mạng.
Video anh Võ vô tình quay được đúng lúc cậu con trai 7 tuổi nghịch ngợm và bất ngờ đổ một lọ mực từ trên cao xuống. Hậu quả là rất nhiều quần áo phơi ở sân thượng của nhà dân phía dưới đã bị lấm đen vì mực.
Sau khi dắt con trai xuống xin lỗi mọi người, vợ chồng anh đã mang tất cả quần áo mà con trai vấy mực về để giặt tay.
Ngay lập tức, vợ chồng anh đã đưa con trai xuống dưới, tới từng nhà bị bẩn quần áo để xin lỗi và xin phép họ cho mang quần áo bị bẩn về giặt bằng tay.
Chưa hết, cha cậu bé còn liên hệ tìm người làm vệ sinh toàn bộ phần kính tòa nhà bị con trai đổ mực để khắc phục lỗi mà con gây ra.
Cha cậu bé đã gọi dịch vụ lau kính để lau sạch tất cả những vết mực do con trai đổ ra.
Về phần con trai, vợ chồng anh Võ đã yêu cầu cậu bé đứng ngoài trời, nhìn lên chỗ kính mà cậu vừa làm văng mực để suy ngẫm về hành vi nghịch ngợm gây hậu quả của mình.
Cậu con trai 7 tuổi bị bố mẹ phạt đứng dưới nắng một lúc để suy nghĩ về hậu quả mình vừa gây ra.
Mặc cho con trai mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi đứng ngoài trời nóng, nhưng anh chị Võ vẫn quyết định cho con trai đứng một lúc để con nhìn nhận thấy cái sai của mình.
Khi con nghịch ngợm gây hậu quả nghiêm trọng, cha mẹ nên làm gì?
Đầu tiên, cha mẹ cần bình tĩnh để khắc phục hậu quả do con gây ra, ví dụ như cách mà vợ chồng anh Võ đã làm ở trên.
Đừng đánh, mắng con xối xả khi xảy ra sự việc không mong muốn, mà bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc để đưa ra cách giải quyết tối ưu và phương án giáo dục con phù hợp.
Tiếp theo, hãy yêu cầu con phải chịu trách nhiệm với những việc con đã làm trong phạm vi khả năng của con.
Sau đó, hãy áp dụng thời gian phạt time-out. Với cách phạt này, cha mẹ sẽ cho con có thời gian suy ngẫm về việc làm sai của mình cũng như biết rằng khi làm điều gì sai, con sẽ mất quyền chơi và phải ngồi phạt.
Với thời gian phạt, cha mẹ nên áp dụng quy tắc 1 phút cho mỗi năm tuổi. Ví dụ 3 tuổi thời gian phạt 3 phút là cao nhất.
Chỉ ra 6 suy nghĩ "rất lầm" về người thành công, chuyên gia Nguyễn Phi Vân: Tiền chỉ thỏa mãn nhất thời chứ không phải hạnh phúc trọn đời! Thành công có vấn đề của thành công. Người thành công không phải ít vấn đề hơn. Họ chỉ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn thôi bạn. Rất nhiều bạn inbox than với tôi rằng cuộc sống và những lựa chọn hiện tại cứ ăn dần niềm vui và năng lượng hàng ngày trong bạn. Bạn cảm thấy...