6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM “giảm tốc”, trầm lắng
Từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu “giảm tốc”, phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 36.000 doanh nghiệp xây dựng, với số vốn đăng ký khoảng hơn 855.000 tỷ đồng và khoảng hơn 11.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, với số vốn đăng ký khoảng hơn 1.211.000 tỷ đồng.
Về nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 17 dự án với tổng số 9.456 căn nhà với tổng diện tích sàn là 860.205m2, trong đó căn hộ chung cư: 8.937 căn, diện tích sàn: 668.644m2; nhà ở thấp tầng 519 căn, diện tích sàn: 191.561m2; tổng giá trị cần huy động vốn: 77.591 tỷ đồng.
Xét về phân khúc, phân khúc cao cấp có 7.577 căn, chiếm 80,13%; phân khúc trung cấp: 1.879 căn, chiếm 19,87%; phân khúc bình dân: 0 căn, chiếm 0%.
So sánh kết quả 6 tháng đầu năm 2022 với 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy số dự án huy động vốn tăng 8,3%; tổng số nhà ở (căn) tăng 46,58%; tổng giá trị cần huy động vốn tăng 434,26%; phân khúc căn hộ cao cấp tăng 111,29%; phân khúc căn hộ trung cấp giảm 34,41%; phân khúc căn hộ bình dân bằng 0%.
Video đang HOT
Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững. Để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển bền vững, cân bằng thì phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu phải giữ ở tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.
Về chuyển nhượng dự án, từ đầu năm 2021 đến nay, TP.HCM chỉ có 1 dự án được xem xét đủ điều kiện chuyển nhượng.
Sở Xây dựng nhận xét, việc chuyển nhượng dự án là một trong các biện pháp giải quyết những khó khăn cho từng dự án, góp phần khôi phục dự án, tiếp tục khởi công xây dựng lại đối với các dự án ngưng thi công, hoàn thiện công trình, đưa sản phẩm vào thị trường, giải quyết được hàng tồn kho. Tuy nhiên, tình hình chuyển nhượng dự án nhà ở trong thời gian qua giảm mạnh do chưa đầy đủ các thủ tục pháp lý, đồng thời cũng do thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dự án mới, đặc biệt là những dự án phân khúc nhà ở bình dân.
HoREA cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại TP.HCM là ngành duy nhất tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021. Từ cuối quý 2/2022, thị trường bất động sản có dấu hiệu “giảm tốc”, phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp.
Diễn biến "lạ" của thị trường bất động sản TP.HCM: Nhu cầu sụt giảm, giá bán vẫn tăng
Thị trường bất động sản tại TP.HCM có những diễn biến trái ngược về nhu cầu về mua và bán.
Trong khi mức độ quan tâm đến bất động sản thấp, nhưng giá bán của các loại hình bất động sản tại TP.HCM vẫn tăng rõ rệt.
Đây là nhận định của ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com khu vực phía Nam tại sự kiện Báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2022.
Tại sự kiện ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn đã có đánh giá khái quát về thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm. "Thị trường bất động sản cũng có những tín hiệu phục hồi tích cực khi mức độ quan tâm bất động sản trên cả nước trong quý 2/2022 đang tiệm cận về ngưỡng trước khi dịch bùng phát. Hoạt động mua bán phục hồi, nhiều dự án mới triển khai tạo ra sức nóng cho giao dịch quý vừa qua", ông Quốc Anh cho biết.
Tuy nhiên động thái kiểm soát huy động vốn vào bất động sản, hạn mức cho vay và các điều kiện với doanh nghiệp bất động sản khi phát hành trái phiếu, siết chặt thu thuế và thực hiện giao dịch bất động sản, siết phân lô, tách thửa, cấp quyền sử dụng đất... đã tác động lớn đến hoạt động của thị trường.
Ảnh hưởng rõ nhất là nguồn cung bất động sản triển khai 6 tháng đầu năm khá thấp. Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, quý 1/2022 số căn nhà ở thương mại hoàn thành chỉ khoảng 5.217 căn, giảm 46%, giao dịch căn hộ giảm 20% so với cùng kỳ 2021.
Bên cạnh căn hộ, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền cũng chịu ảnh hưởng lớn khi xu hướng phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều rào cản, hoạt động mua bán đất nền hạ nhiệt ngay sau khi ngân hàng kiểm soát tín dụng và chính quyền nhiều địa phương siết phân lô, bán nền.
Riêng về tình hình hoạt động cụ thể của thị trường bất động sản phía Nam quý 2 vừa qua, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com khu vực phía Nam cho biết, thị trường lớn nhất khu vực là TP.HCM đang ghi nhận những diễn biến trái ngược về nhu cầu mua và giá bán. Trong khi nhu cầu tìm mua bất động sản có dấu hiệu giảm mạnh, giá bán các loại hình bất động sản tại TP.HCM vẫn tăng rõ rệt
Cụ thể, trong quý 2/2022, TP.HCM chào đón gần 14.000 căn hộ mở bán, trong đó hơn 80% nguồn cung đến từ một dự án lớn tại TP. Thủ Đức. Tuy nhiên nhu cầu tìm kiếm bất động sản để ở tại TP.HCM quý vừa qua có xu hướng đi xuống với mức giảm 5% so với cùng kỳ. Trong đó mức độ quan tâm căn hộ chung cư giảm 3%, nhà phố giảm 9% và đất nền/nhà liền thổ giảm 16%.
Bất chấp đà giảm từ nhu cầu tìm kiếm, giá rao bán của cả ba loại hình trên vẫn tăng mạnh trong quý vừa qua. Giá rao bán căn hộ tiếp tục tăng từ 4-7% so với cùng kỳ, tăng mạnh nhất ở loại hình căn hộ cao cấp giá trên 55 triệu đồng/m2. Nhà riêng và nhà phố có giá bán tăng 3-8% so với quý trước, cá biệt khu vực quận 2 cũ giá nhà riêng tăng gần 17%. Đất nền tại các quận huyện Củ Chi, quận 7, quận 12 giá bán tăng từ 6-18%, riêng huyện Nhà Bè và quận 9 cũ dù nhu cầu tìm kiếm giảm mạnh từ 29-30% nhưng giá bán vẫn tăng 4-11% so với cùng kỳ 2021.
Lý giải về nguyên nhân khiến giá bất động sản TP.HCM vẫn duy trì xu hướng tăng trong quý vừa qua, ông Đinh Minh Tuấn cho biết, yếu tố khiến giá bất động sản TP.HCM vẫn tăng mạnh đến từ sự chênh lệch cung - cầu. Nhu cầu tìm kiếm bất động sản trong quý 2 có xu hướng giảm so với cùng kỳ, nhưng so sánh với thời điểm 2019 thì vẫn tăng cao hơn.
Nếu xét trên phương diện nguồn cung, rào cản pháp lý và cấp phép xây dựng khiến lượng dự án chung cư triển khai trong 6 tháng đầu năm rất thấp dẫn đến nguồn cầu thực tế không đáp ứng tương xứng với nhu cầu mua của thị trường. Cầu nhiều cung thiếu đã tác động mạnh đến giá bất động sản TP.HCM thời gian qua.
Bên cạnh đó, chi phí phát triển dự án leo thang do giá nguyên vật liệu xây dựng đội lên cùng với chi phí phát triển kéo dài khiến nhiều chủ đầu tư buộc phải tính toán lại mức giá mở bán. Điều này vô hình khiến thị trường thời gian qua thiếu hụt các sản phẩm giá rẻ, bình dân và chủ yếu là nhà ở cao cấp. Tuy nhiên, quý vừa qua, hầu hết các dự án có nguồn hàng chào bán đều ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ đạt 80-100% nguồn cung cho thấy nhu cầu của thị trường rất lớn.
Liên quan đến phân khúc đất nền, ông Đinh Minh Tuấn cho hay, đây là dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu đầu tư nên việc siết tín dụng vào bất động sản và ngưng phân lô, bán nền tại nhiều địa phương đã đánh mạnh vào đối tượng đầu cơ, đầu tư khiến giao dịch đất nền, đất nông nghiệp giảm mạnh.
Dự báo về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm, ông Tuấn nhận định, thị trường bất động sản để ở sẽ còn đối mặt nhiều thách thức khi nguồn cung chưa mấy cải thiện và giá bất động sản sẽ vẫn trong xu hướng tăng cao. Tuy nhiên với thị trường cho thuê, tín hiệu tích cực đang quay trở lại với những điểm sáng rõ rệt từ loại hình nhà phố và căn hộ cho thuê.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ được thanh lọc? Hoạt động siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản trong thời gian qua được dự báo sẽ giúp thanh lọc thị trường mạnh mẽ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Nhiều biến động Mặc dù thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022 có nhiều biến động, đặc biệt đối mặt với không ít khó khăn về nguồn...