6 tháng đầu năm 2021, số ca tử vong toàn cầu vì COVID-19 đã vượt năm 2020
Cuộc chiến chống đại dịch trên thế giới còn nhiều gian nan, khi số ca tử vong do COVID-19 trong năm nay đã vượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Thợ đào huyệt chuẩn bị nơi yên nghỉ cho một bệnh nhân chết vì COVID-19 ở nghĩa trang Vila Formosa, Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Getty images
Theo thống kê của tờ Wall Street Journal ( Nhật báo phố Wall), trong 6 tháng đầu năm 2021 (tính đến thời điểm ngày 10/6), số người tử vong trên toàn cầu vì COVID-19 là 1,884 triệu người, cao hơn con số 1,880 triệu người chết vì đại dịch cùng thời gian năm 2020. Tại Mỹ, số ca tử vong giảm 90% so với mức đỉnh hồi tháng 1/2021, nhưng mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết vì dịch bệnh.
Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Tính ở thời điểm đầu năm 2021, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm 75% trường hợp tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu. Hiện tại, 75% các ca tử vong xuất là từ Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Nhân tố quyết định nhất đối với sự dịch chuyển này chính là chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Tại Mỹ, hơn 53% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Số ca tử vong ở nước này cũng chủ yếu đến từ những người chưa tiêm ngừa. Khoảng 30% người trưởng thành ở châu Âu cũng được tiêm ít nhất một mũi, trong đó 17% đã tiêm đủ liều. Trong 6 tháng qua, châu lục này đã đưa vào chương trình tiêm chủng 400 triệu liều.
Ở chiều ngược lại, tiến độ tiêm chủng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới đạt 23,8 liều/100 dân, kém khá xa so với tỉ lệ 61,4 liều/100 dân ở Mỹ và 48,5 liều/100 dân ở châu Âu. Châu phi đứng cuối cùng trong nỗ lực tiếp cận vaccine, với tỉ lệ 2,5 liều/100 dân.
Không phải Ấn Độ, Mỹ Latinh mới là khu vực 'chết chóc' nhất về COVID-19
Chỉ chiếm 8,4% dân số toàn cầu nhưng các nước Mỹ Latinh và Caribbean chiếm 31% số ca tử vong vì COVID-19 trong tháng 5.
Thợ đào huyệt chuẩn bị nơi yên nghỉ cho một bệnh nhân chết vì COVID-19 ở nghĩa trang Vila Formosa, Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Getty images
Tuần trước, Mỹ Latinh và Caribbean ghi nhận một kỉ lục buồn, khi vượt ngưỡng 1 triệu người chết vì COVID-19. Đây cũng chính là khu vực có tỉ lệ tử vong vì đại dịch cao nhất thế giới tính trên bình quân đầu người. Từ vùng núi cao ở Bolivia cho tới siêu đô thị Sao Paulo ở Brazil, đại dịch đang khiến hệ thống y tế của các nước quá tải do làn sóng lây nhiễm bùng phát mạnh.
Ở Peru, một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất tại khu vực, bệnh nhân COVID-19 nằm chết trên các hành lang bệnh viện ở thủ đô Lima. Tại bang Amazonas của Brazil, nhiều người dân ở thủ phủ Manaus tử vong tại nhà vì thiếu nguồn oxy.
Khi số ca mắc mới có xu hướng giảm ở châu Âu và Bắc Mỹ, đi ngang ở châu Phi, thì Nam Mỹ hiện là khu vực duy nhất trên thế giới có tỉ lệ lây nhiễm mới tăng nhanh tính trên bình quân số dân, bất chấp việc Ấn Độ đang là nước phải đối diện với tình trạng lây nhiễm tồi tệ nhất trên thế giới.
Số liệu cập nhật cho thấy trong tuần qua, 8 nước có số ca mắc mới COVID-19 nhiều nhất tính trên đầu người (100.000 dân) đều là các quốc gia ở Mỹ Latinh.
WB nâng mức dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo phân tích về triển vọng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong năm 2021 với dự báo về khả năng khu vực này đạt mức tăng trưởng 5,2%. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh:...