6 quan niệm sai lầm về quản lý tài chính ngăn cản bạn làm giàu: Thay đổi ngay trước khi tiền bạc tiêu tán
Ai cũng mắc phải sai lầm. Những sai lầm trong quản lý tiền bạc sẽ khiến bạn khó lòng trở nên giàu có.
Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách quản lý tiền bạc. Người giàu luôn biết cách quản lý tiền của họ một cách khôn ngoan. Người nghèo thì nghĩ họ chẳng cần quản lý tiền bạc vì lý do họ chẳng có tiền để quản lý. Nhưng quan niệm đó là sai lầm, có quản lý tiền bạc thì mới giàu được. Những sai lầm trong quản lý tiền bạc cũng dẫn đến việc bạn luôn túng thiếu.
Có rất nhiều “tuyệt chiêu” trên Internet dạy mọi người làm giàu với những ý tưởng kỳ quặc đã thúc đẩy cuộc sống nghèo khó, chẳng hạn như yêu cầu mọi người không ăn trưa, không mua cà phê đắt tiền, cắt tóc thật ngắn… để tiết kiệm tiền. Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng không có nghĩa là bạn phải miễn cưỡng và cố ý hạ thấp chất lượng cuộc sống.
Daniel Ally, một chuyên gia kinh doanh và nhà tài phiệt tự thân, ủng hộ cuộc sống giàu sang, ông tin rằng hy sinh những thú vui nhỏ bé đơn giản đó không những không giàu mà còn khiến người ta thất vọng hơn. Vậy làm thế nào chúng ta có thể thực sự tích lũy của cải? Câu trả lời nằm ở mô hình tư duy kiếm tiền.
Con đường trở nên giàu có trước hết phải thay đổi quan niệm về tiền, và điều chỉnh các ý tưởng để tạo ra kết quả tích cực và tìm ra giá trị của chính mình. Bài viết này trích ra 6 sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính do Ally nêu ra để bạn đọc tham khảo.
1. Không biết cách đầu tư vào bản thân
Benjamin Franklin, triệu phú đầu tiên của Hoa Kỳ, có câu nói nổi tiếng: “Hãy đầu tư vào bản thân để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất.” Nhiều người muốn dựa vào ông chủ của họ để giáo dục và đào tạo hoặc cung cấp sách và tài liệu cho mình. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn thành công, vấn đề giáo dục và đào tạo, bạn phải tự mình làm, bạn phải đầu tư vào bản thân.
2. Lạm dụng thẻ tín dụng
Sở hữu thẻ tín dụng chỉ tốt khi bạn mua sắm, chi tiêu có trách nhiệm. Nếu không đủ khả năng tài chính nhưng muốn mua nhiều thứ có thể cần hoặc không cần thì tốt nhất nên đợi đến khi có một công việc được trả lương cao sẽ tốt hơn.Ảnh: Internet
Thẻ tín dụng có rất nhiều tiện ích như có thể dễ dàng mua sắm một món hàng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chỉ bằng việc click chuột và có thể mặc sức “mua trước, trả sau” mà không cần nghĩ ngợi nhiều. Tuy nhiên việc này lại dẫn tới việc chi tiêu “vung tay quá trán” khiến bạn rơi vào những khoản nợ nần quá mức với thẻ tín dụng. Nếu bạn muốn trở thành một người giàu có, bạn nên sử dụng thẻ tín dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và không sử dụng nó để vay mượn không cần thiết.
Video đang HOT
3. Trả tiền thế chấp
Vay tiền mua nhà là chuyện thường, nhưng vay tiền sẽ khiến người ta bận rộn với tiền bạc mà không bao giờ được yên, còn thế chấp thì chắc số tiền phải bỏ ra gấp đôi! Người giàu sẽ thuê nhà khi họ không có tiền cho đến khi họ có thể mua nhà bằng tiền mặt.
4. Nghỉ hưu
Đối với những người giàu có, hệ thống hưu trí chỉ đơn giản là trốn tránh. Nếu bạn muốn dựa vào một số quỹ nhất định hoặc bảo hiểm nhân thọ để nghỉ hưu, chỉ đùa thôi, bạn cũng có thể đi tàu Titanic. Ngoài ra, nếu bạn tiết kiệm tiền để tận hưởng sau tuổi sáu mươi, thì việc cất giữ đời sống tình dục của mình và tận hưởng khi về hưu cũng vô lý như thế! Đừng làm điều này, và hãy tạo ra sự giàu có khi bạn còn trẻ.
5. Mua hàng kém chất lượng
Những người định hướng về giá hoặc những người thích sử dụng phiếu giảm giá có thể không chấp nhận điều này. Nhưng như câu nói: “Ở đời, cái gì cũng có giá của nó”. Vì vậy, đừng ham hàng rẻ mà hãy mua những sản phẩm tốt nhất. Ví dụ, mua một chiếc áo 400,000 VND dùng được trong bốn năm sẽ tốt hơn mua một chiếc áo 40,000 VND chỉ có thể mặc trong một năm.
6. Làm việc vì tiền
“Trâu cả đời cày ruộng nhưng lại không được sở hữu một mảnh ruộng nào. Người cả đời làm công nhưng lại không sở hữu được một sự nghiệp nào”. Ảnh: Internet
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng “làm việc vì tiền” là chuyện đương nhiên, nhưng người giàu lại suy nghĩ khác. Họ để tiền làm việc cho bản thân. Trong mắt người giàu, sự giàu có của họ là sản phẩm phụ của việc phục vụ thị trường và đóng góp cho xã hội. Đây là lý do tại sao người giàu không bao giờ làm việc vì tiền.
Ngoài ra, đối với người giàu, làm việc chăm chỉ, vất vả chỉ là một giải pháp tạm thời. Đối với người nghèo, tình trạng đó kéo dài mãi mãi.
Nếu người nghèo nhìn đồng đô la chỉ như một đô la để trao đổi lấy một thứ gì đó họ muốn ngay bây giờ thì người giàu lại coi đó như một “hạt giống” có thể gieo trồng để thu hoạch hàng trăm đô la khác, để rồi chúng có thể được gieo trồng tiếp nhằm thu hoạch hàng nghìn đô la khác nữa.
Do đó, muốn là người chiến thắng trong cuộc chơi tài chính, mục tiêu là phải kiếm đủ thu nhập thụ động để trang trải cho lối sống mong ước của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ trở nên tự do về tài chính khi thu nhập thụ động của bạn lớn hơn các khoản chi tiêu của bạn.
Hãy bắt đầu thay đổi tương lai tài chính của bạn ngay hôm nay và xây dựng nguồn thu nhập thụ động.
Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình
Cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Từ công việc đến các mối quan hệ trong xã hội hay chuyện tiền bạc, cha mẹ đều muốn dành cho chúng ta những lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên, bởi sự khác biệt về khoảng cách thế hệ mà trong một vài trường hợp, bạn cần tiếp thu có chọn lọc, không ngừng học hỏi để tự mình đưa ra quyết định tốt hơn.
Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có được chính là học hỏi những kinh nghiệm tuyệt vời được cha mẹ truyền dạy và cũng là học hỏi từ những sai lầm của họ. Trong việc quản lý tiền bạc, điều này cũng không ngoại lệ. Có những điều rất tốt mà chúng ta cần noi gương cha mẹ và có những bài học kinh nghiệm mà chúng ta nên rút ra.
Dưới đây là 2 thói quen tiền bạc mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình:
Số 1: Biết sống dưới khả năng của mình
Bạn thấy đấy, cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Tất cả những điều này là một phần của việc duy trì ngân sách hàng tháng. Mặt khác, nếu bạn thấy họ muốn mua một thứ gì đó đắt giá, chẳng hạn như ô tô hay thậm chí đơn giản là chiếc TV, họ sẽ tiết kiệm từ thu nhập hạn chế của mình để tích lũy đủ tiền cho khoản đó thay vì vay để mua. Nhờ sự kỷ luật trong chi tiêu và lối sống giản dị dưới khả năng của mình, họ đã tiết kiệm tốt bất chấp thu nhập.
Không giống như cha mẹ của chúng ta, hầu hết chúng ta đều thấy rằng việc lập ngân sách thật tẻ nhạt hoặc không cần thiết. Chúng ta có đủ các lý do, rằng thu nhập nhiều mới phải lập ngân sách, rằng lập ngân sách rắc rối quá...
Bên cạnh đó, việc có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay và thẻ tín dụng đã khiến chúng ta hình thành tâm lý bản thân có khả năng trang trải mọi thứ của mình tốt hơn cha mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận ra rằng việc quẹt thẻ mua hàng như vậy đang khiến chúng ta tiêu tiền không kiểm soát. Nhớ rằng khi bạn mua một thứ gì đó theo hình thức tín dụng, bạn sẽ phải trả lãi suất và việc có được dễ dàng khiến bạn ít ý thức hơn về số tiền mình chi ra.
Bởi những lẽ đó mà ý thức về thói quen chi tiêu của mỗi người là bài học tuyệt vời mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình.
Số 2: Tiết kiệm liên tục năm này qua năm khác
Không cần biết tiền lương của họ nhiều hay ít, cha mẹ chúng ta vẫn luôn siêng năng tiết kiệm và không động đến các khoản đầu tư trong nhiều năm. Chiến lược này đã hoạt động và phát huy hiệu quả, như một phép thuật giúp họ tạo ra một lượng của cải đáng kể theo thời gian.
Ngày nay, chúng ta lại thường thiếu đi sự kiên nhẫn đó. Chúng ta muốn tạo ra của cải như cha mẹ đã làm nhưng lại muốn làm điều đó nhanh hơn. Và để làm điều đó trong một thời gian ngắn, chúng ta lại mắc phải sai lầm như liên tục kiểm tra xem các khoản đầu tư của mình đang hoạt động như thế nào, nếu một khoản đầu tư nào đó hoạt động không tốt, chúng ta thậm chí có thể ngừng đầu tư hoàn toàn. Khi quá nôn nóng, chúng ta đang gây hại cho các khoản đầu tư của mình nhiều hơn là làm tốt.
Những người có xu hướng giữ các khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài thường kiếm được lợi nhuận tốt hơn những người hay thay đổi thói quen đầu tư của họ. Điều này đúng cho tất cả các loại tài sản. Vì vậy, kiên nhẫn với các khoản đầu tư, học hỏi từ cha mẹ chúng ta và bạn sẽ tạo ra của cải đáng kể về lâu dài. Bên cạnh đó, tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng tận hưởng được lợi ích của lãi suất kép - kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Giờ thì bạn đã biết những thói quen tài chính cá nhân nào nên học từ cha mẹ rồi chứ. Tuy nhiên, cũng có điều bạn nên bỏ qua, phát triển mình một cách năng động, sáng tạo hơn, đó chính là:
Tìm kiếm sự an toàn bằng mọi giá
Cha mẹ của chúng ta luôn ưu tiên đầu tư vào các công cụ được coi là an toàn và mang lại lợi nhuận đảm bảo. Tất nhiên, việc đảm bảo sự an toàn cho danh mục đầu tư là tốt nhưng đó không nên là yếu tố lớn nhất để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Mục tiêu của mỗi khoản đầu tư là khác nhau và thời hạn đầu tư cũng vậy. Do đó, công cụ tài chính mà bạn đầu tư vào cũng phải khác nhau.
Bên cạnh đó, dám chấp nhận rủi ro cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của những nhà đầu tư lớn. Tất nhiên, rủi ro ở đâu đều là rủi ro trong tầm kiểm soát của họ.
Cuối cùng, tất cả chúng ta đều đã thấy cha mẹ của mình làm việc chăm chỉ ra sao để cho chúng ta có cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy trân trọng những lời khuyên răn của cha mẹ, học hỏi từ họ những thói quen tốt đẹp và xây dựng thêm những kỹ năng mới nhằm không ngừng gia tăng tài sản của mình.
CEO trang tài chính nổi tiếng tiết lộ 10 nguyên tắc vàng để "làm giàu không khó", biết càng sớm càng có nhiều tiền Stacy Johnson là Founder, CEO của Money Talks News - chuyên trang tài chính hàng đầu nước Mỹ. Có hơn 40 năm làm cố vấn tài chính chuyên nghiệp, chấp bút vài ba cuốn sách về tiền bạc, ông đã rút ra những lời khuyên quý giá cho những ai muốn làm giàu. Tôi đã làm việc trong vai trò một chuyên viên...